Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc (Trang 45 - 50)

- Phòng bảo vệ quân sự: có nhiệm vụ xây dựng các nội quy, quy định về chật an toàn cho công ty, bảo vệ và quản lý tài sản.

2.2.4. Tình hình thị trường xuất khẩu của công ty.

Trong những năm qua, Công ty cổ phần May Lê Trực đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới. Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều

trên nhiều nước trên thế giới như : Đức, Nga, Nhật, Hàn Quốc, Đại Loan.

Đơn vị : USD

TT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 2003/2002 2004/2003

ST % ST % Đức 272.035 272.035 257.095 0 0 -14.940 -5.5 Đài Loan 715.618 813.944 857.088 98.326 13 43.145 5.3 Nhật Bản 1.225.804 1.291.917 1.011.820 66.113 5 -280.098 -21.6 Hàn Quốc 1.558.692 1.799.536 1.701.130 240.844 15 -98.407 -5.5 Nga 0 0 29.210 0 0 29.210 100

(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực)

Bảng 9: Thị trường xuất khẩu Công ty cổ phần May Lê Trực

Qua bảng trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường có sự tăng giảm không đều nhưng nhìn chung tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn giữ vững. Kết quả này là do một số thị trường hết hạn ngạch và do sự mất ổn định về kinh tế và chính trị trên thế gới trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên một số thị trường đang được mở rộng trong đó có thị trường Nga do nền kinh tế đã dần được hồi phục sau khủng hoảng vì vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga đã bắt đầu tăng lên. Do vậy mà tổng kim nghạch xuất khẩu của công ty cũng tăng lên rất nhiều .

* Thị trường Đức.

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng công ty dệt may Việt Nam, Công ty cổ phần May Lê Trực trú trọng đến chiến lược phát triển và mở rộng thị trường. Công ty đă củng cố và duy trì thị trường hiện có, nghiên cứu và phát triển thị trường mới.

Đức là một trong những thị trưòng nhập khâủ hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Năm 2001 Đức nhập hàng dệt may 50 tỷ USD (hàng may mặc 30 tỷ USD). Hàng dệt may vào thị trường Đức đa dạng có tính truyền thống và cạnh tranh về giá cả do các nhà cung cấp hàng dệt may lớn xuất khẩu

vào Đức: Mehicô, Canada, Trung Quốc, Pakistan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài loan. Hàng dệt may vào thị trường Đức chủ yếu là hàng FOB, phải có nhãn hiệu hàng hoá đúng quy định và phải tuân thủ đầy đủ luật hải quan Đức. Khách hàng thường đặt những lô hàng lớn đòi hổi chất lượng hàng tốt và đúng thời hạn giao hàng. Doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nội dung của tiêu chuẩn SA8000 về trách nhiệm xã hội. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD.

Qua bảng trên ta thấy kim nghạch xuất khẩu vào thị trường Đức của công ty tăng đều qua các năm. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đức trên 35.000 sản phẩm mỗi năm chủ yếu là áo sơ mi với tổng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm trên 250.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 và 2003 vào thị trường này đạt 272.035 USD, năm 2004 đạt 257.095 USD. Rõ ràng đây là một thị trường lớn mà công ty cần đầu tư để khai thác tối đa lợi thế của nó, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và cùng với các đơn vị trong toàn ngành thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may của Tổng công ty dệt mayViệt Nam.

* Thị trường Hàn Quốc.

Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay. Đây là thị trường có mức dân số vừa nhưng có đời sống cao và mức tiêu thụ hàng may mặc cũng lớn. Từ những năm 2000, công ty đã chính thức có hàng may mặc xuất khẩu sang Hàn Quốc tạo cho ngành may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần May Lê Trực nói riêng bước vào giai đoạn mới, tăng trưởng nhanh chóng. Tại Việt Nam ở hầu hết các công ty may thì may gia công xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn và Hàn Quốc cũng là một trong những thị trường may gia công lớn của công ty. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 đạt 1.701.130 USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của

cho công ty. Tuy nhiên, năm 2004 kim ngạch xuất khẩu có giảm với năm 2003 98407 USD khoảng 5.5 do có một số mặt hàng hết hạn ngạch. Nhưng đây vẫn là một thị trường lớn mà công ty cần khai thác triệt để hơn trong thời gian tới vì trong mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc vì hầu hết mới tập chung vào sản phẩm dễ làm, các mã hàng “nóng” như : Jacket hai hoặc ba lớp…

* Thị trường Đài Loan.

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và đây cũng là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam. Thực tế cho thấy còn nhiều chủng loại mặt hàng có hạn ngạch nhưng doanh nghiệp vẫn chưa khai thác hết. Đó là những mặt hàng yêu cầu phải có thiết bị kỹ thuật cao, công nhân lành nghề và có tay nghề cao. Trong những năm qua Đài Loan là một trong những thị trường đầy tiềm năng của công ty nay công ty đã và đang tiếp tục đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới để đáp ứng nhu cầu thị trường và tận dụng lợi thế và cơ hội hiện nay. Cụ thể trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này đạt 715.618 USD, năm 2003 đạt 813.994 USD và năm 2004 đạt 857.088 USD tăng 5% so với năm 2003 và 12% so với năm 2002. Hiện nay, Đài Loan vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này.

* Thị trường Nhật Bản.

Thị trường may mặc Nhật Bản là một thị trường may mặc rất lớn và thị trường không hạn ngạch. Do giá công nhân may ở Nhật ngày càng đắt nên Nhật chủ trương nhập khẩu hàng may mặc. Hiện nay dân số của Nhật khoảng 122 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người là 26700$/năm thì nhu cầu về hàng may mặc tương đối lớn. Hàng năm nhu cầu nhập hàng của Nhật Bản là 3-3,5 tỷ USD. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam

giảm15-20% và có một số khác hàng đã cắt hợp đồng. Tuy vậy, trong năm 2004 vừa qua số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty cổ phần May Lê Trực sang Nhật là 239.572 sản phẩm, cao nhất là năm 2003 với 394.089 sản phẩm.

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình xuất khẩu của thị trường Nhật năm 2004 so với năm 2003 giảm từ 1.291.917 USD xuống còn 1.001.820 USD về kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, năm 2002 giá trị xuất khẩu sang Nhật tăng 5.5% so với năm 2003 nhưng năm 2004 lại giảm 21.6% so với năm 2003. Nếu doanh nghiệp không tiếp tục đầu tư để lấp lỗ hổng về kỹ thuật thì sẽ mất đi một tiềm năng to lớn về thị trường cho ngành dệt của nước ta cũng như của công ty. Cùng với vấn đề làm thế nào để chúng ta có thể tiếp cận thị trường và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU, giảm sự phụ thuộc và không thông qua các nhà đặt hàng trung gian, tạo lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn đang là một trong những thị trường tiềm năng của công ty đang được phục hồi công ty cần có kế hoạch để tiếp tục tham gia và phát triển thị trường này.

* Thị trường Nga.

Đây là thị trường quen thuộc đối với công ty, một thị trường rộng lớn với số dân trên 300 triệu người với nhu cầu nhập khẩu quần áo mỗi năm trên 1 tỷ USD và đặc biệt đây cũng là thị trường tương đối dễ tính. Hình thức chủ yếu hàng xuất cho thị trường này của công ty là xuất khẩu trực tiếp. Mặt hàng truyền thống của công ty cho thị trường này là quần sooc. Tuy nhiên, trong thời gian qua do công tác tiếp thị quảng bá và chào hàng sản phẩm của công ty còn thiếu tích cực do vậy đến năm 2004 thị trường Nga mới bắt đầu trở lại ký hợp đông với công ty. Từ việc bị đình đốn qua nhiều năm đến năm 2004 công ty đã xuất sang thị trường này gần 1000 sản phẩm. Tuy nhiên, trước đó công ty cũng thấy đây là thị trường thường xuyên biến động rủi ro cao. Do sản lượng nước ta kém phong phú về mẫu mã, phương thức thanh toán kém linh loạt hơn các

nay, công ty đã quan hệ trở lại với Nga do có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo của công ty và sự giúp đỡ của Tổng công ty Dệt may Việt nam. Công ty đã cố gắng trong yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng. Một mặt giải quyết việc làm cho công nhân, mặt khác nâng cao uy tín của công ty với bạn hàng nước ngoài. Trong hướng phát triển tới, công ty cố gắng tăng tỷ lệ xuất khẩu gia công may mặc theo phương thức mưa đứt bán đoạn, chủ động trong sản xuất, tận dụng một phần nguyên vật liệu trong nước.

Trong những năm gần đây, công ty đã thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều khách hàng có tiềm năng lớn. Một số khách hàng có nhu cầu làm ăn lâu dài với công ty. Thông qua những khách hàng này họ vừa có nhu cầu đặt gia công vừa giới thiệu khách hàng mới cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w