Hướng nghiệp trong giảng dạy các mô công nghệ (kỹ thuật phổ thông) và lao động

Một phần của tài liệu Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx (Trang 26 - 33)

10 Động cơ điện Thợ chế tạo động cơđiện, thợ vậ n

4.3.8. Hướng nghiệp trong giảng dạy các mô công nghệ (kỹ thuật phổ thông) và lao động

và lao động

¾ Đặc điểm tao động của học sinh trong nhà trường phổ thông

trọng nhất, trong phần trình bày dưới đây, chúng tôi muốn đề cập tới những dạng lao động quan trọng khác góp phần to lớn vào sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ bao gồm lao động sản xuất, lao động công ích xã hội và học lao động phổ thông qua bộ môn kỹ thuật phổ thông (lao động công nghiệp, lao động nông nghiệp, lao động dịch vụ). Hiện nay môn học này được gọi chung là môn Công nghệ.

Trước hết, chúng ta cần phân biệt một số khái niệm về các dạng lao động của học sinh.

Lao động sản xuất : là sự tham gia trực tiếp của học sinh vào các dạng lao động gắn liền với lĩnh vực nghề nghiệp nào đó, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, bằng những sản phẩm cụ thể cho nhà trường (là chủ yếu) hoặc cho xã hội. Trong quá trình lao động sản xuất, học sinh được hình thành một hệ thống tri thức công nghệ, đặc biệt là kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp ở mức độ ban đầu trong việc nắm vững các thao tác vận hành, điều khiển phương tiện lao động, tổ chức và kiểm tra quá trình lao động, phân phối và sử dụng sản phẩm. Ví dụ : Học sinh khi lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng lúa, cần thiết phải tham gia trực tiếp vào các khâu của quy trình canh tác : làm đất, làm mạ, cấy lúa, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết tưới tiêu, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Toàn bộ sự tham gia của học sinh vào các khâu của quy định sản xuất này sẽ giúp các em hình thành được các thao tác, kỹ năng, kỹ xảo, cày, bừa, gặt hái, làm cỏ và những kiến thức nông nghiệp như thời tiết và thời vụ, chất đất, cách bón phân và các loại phân, phòng trừ sâu bệnh... đồng thời cũng thông qua quá trình sản xuất này, học sinh được quen biết với cách thức tổ chức lao động nông nghiệp, hạch toán kinh tế và phân phối sản phẩm thu hoạch.

Lao động sản xuất của học sinh trong nhà trường phổ thông, mặc dù không phải là dạng lao động duy nhất, nhưng do tính chất, nội dung của bản thân các nhiệm vụ sản xuất, nó được coi là dạng lao động có ý nghĩa to lớn đối với học sinh, đó là quá tình tổng hợp có sự tham gia tích cực của lao động trí óc (vận dụng tri thức khoa học) năng lực và kinh nghiệm thực tiễn (kỹ năng, kỹ xảo). Bằng lao động sàn xuất, học sinh đóng góp sức mình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đồng thời còn tự hình thành bản chất cao đẹp của người lao động (phẩm chất đạo đức). Lao động sản xuất là điều kiện giúp học sinh thử sức mình vào những nghề nghiệp nhất định, thấy rõ năng lực vốn có của mình, vì thế nó là dạng hoạt động có tính hướng nghiệp rõ nét, trực tiếp và cụ thể.

Tất nhiên sự tham gia vào lao động sản xuất của học sinh, cần thiết phải được giới hạn trong những lĩnh vực và nghề nghiệp nhất định phù hợp với sự phát triển thể lực và phục vụ nhiều nhất cho nội dung học tập. Lao động sản xuất cho học sinh thường được tiến hành tại cơ sở sản xuất hoặc trong xưởng trường, vườn trường.

Lao động công ích xã hội

Xét theo nghĩa rộng của nó, lao động công ích xã hội bao gồm trong nó cả công tác xã hội cũng như lao động sản xuất của học sinh. Lao động công ích xã hội phục vụ cho mục đích của các tổ chức trong tập thể : tổ, nhóm, lớp học, đội thiếu niên, đoàn

thanh niên để giáo dục tư tưởng chính trị và phục vụ cho phong trào, hoạt động văn hoá quần chúng của nhân dân địa phương, còn lao động sản xuất được hiểu trong phạm vi của lao động công ích xã hội cũng bao hàm đầy đủ những nội dung và ý nghĩa như chúng tôi vừa trình bày.

Việc đưa học sinh vào các dạng lao động công ích xã hội có ý nghĩa lớn khi nó được kết hợp chặt chẽ với quá trình học tập của các em, bởi vì nó cung cấp cho học sinh một phạm vi rộng những kiến thức và kỹ năng tổng hợp, là một trong các phương tiện giáo dục ngoài lớp phát triển toàn diện con người.

Trong những năm gần đây, các hình thức lao động công ích của học sinh ngày càng trở nên phong phú, ngoài các hình thức quen thuộc như các hoạt động cổ động phong trào bằng văn nghệ, thể dục, học sinh còn được tổ chức tham gia chế tạo đồ dùng dạy học, tu sửa trường lớp, lao động cộng sản, giúp các cơ sở sản xuất những công việc đột xuất, giúp các nhà trẻ mẫu giáo, tu sửa thư viện, phòng hướng nghiệp, vệ sinh đường làng, đường phố, trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái...

Các dạng lao động công ích thường là lao động không có thù lao, lao động vì ý nghĩa tập thể, do vậy nó rất có lợi thế trong việc hình thành tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, chủ nghĩa yêu nước, tình đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể. Cũng trong quá trình tham gia này, đặc biệt là tham gia vào lao động sản xuất vì lợi ích chung sẽ dần hình thành cho học sinh tình yêu đối với lao động, nhu cầu tâm lý đối với nó, thái độ sáng tạo và ý nghĩa với bất cứ loại công việc nào.

Môn học công nghệ (kỹ thuật phổ thông)

Khi lĩnh hội các kiến thức trong hệ thống: các bộ môn khoa học cơ bản tương ứng với lôgíc nội tại của mỗi môn học sẽ giúp cho học sinh có cơ sở vận dụng những kiến thức này vào quá trình lao động. Song, sự chuẩn bị này cho học sinh chưa phải là hoàn toàn đầy đủ.

Nhìn chung, nó mới chỉ tạo nên những điều kiện hữu hiệu về mặt ý thức đối với nhiệm vụ lao động được giao, tất nhiên là không phải lúc nào học sinh cũng sử dụng những kiến thức này vào điều kiện thực tế. Trong quá trình làm việc, học sinh thường không chú ý tới tác dụng của những kiến thức đã học, không vận dụng chúng vào quá trình giải quyết những nhiệm vụ lao động cụ thể. Quá trình lao động trong những trường hợp như vậy mang nặng tính chất thủ công, máy móc, nó không kèm theo tính tích cực của tư duy. Tất cả những điều đó làm giảm sút ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng của lao động. Vì thế vấn đề đặt ra là cán thiết phải có một hệ thống điều khiển sư phạm quá trình lao động của học sinh để các em có thể học được cách ứng dụng những kiến thức khoa học vào công tác lao động một cách có ý thức. Nhóm quan trọng hơn cả trong hệ thống này là việc dạy môn học Kỹ thuật phổ thông (KTPT), nhưng mục đích của môn học KTPT không chỉ giới hạn trong việc giúp học sinh sử dụng các kiến thức khoa học cơ bản của quá trình lao động ở xưởng trường, vườn trường, và điều đó càng không thểđầy đủ trong lĩnh vực sản xuất thực tiễn. Chính bởi thế, trong

giảng dạy KTPT, song song với việc sử dụng những kiến thức kỹ thuật tổng hợp từ các bộ môn khoa học cơ bản, cần thiết phải vũ trang cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức lao động của sản xuất. Để đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa các kiến thức khoa học với những dạng lao động quan trọng, chúng ta có thể sử dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường hoặc trong các cơ sở sản xuất ngoài xã hội.

Những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật tổng hợp mà học sinh tiếp thu được thông qua bộ môn KTPT là phần hợp thành quan trọng trong việc chuẩn bị kỹ thuật tổng hợp cho các em. Cùng với những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập các cơ sở khoa học, hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật tổng hợp nói trên sẽ tạo thành sự toàn vẹn cho hệ thống giảng dạy KTPT. Có thể rút ra một kết luận đúng đắn, có cơ sở rằng các môn công nghệ (KTPT) được coi là một phương tiện quan trọng nhất trong việc chuẩn bị kỹ năng, kỹ xảo nghề cho học sinh, là môi trường tạo ra sự thích ứng cần thiết trong việc tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp của học sinh.

Từ toàn bộ quá trình xem xét các dạng lao động chủ yếu trong nhà trường phổ thông, chúng ta có thể đưa ra những đặc trưng cơ bản chung nhất của các dạng lao động đó như sau :

- Mục đích lao động trong bất kỳ dạng lao động nào (kể cả lao động sản xuất trong hoạt động thực tiễn) đều mang tính chất học tập nhằm chuẩn bị cho học sinh tham gia vào lao động xã hội.

- Tính chất của nội dung, phương pháp học tập lao động đều thấm sâu tư tưởng lao động kỹ thuật tổng hợp.

- Nhiệm vụ chủ yếu của việc chuẩn bị lao động cho học sinh thông qua các dạng lao động học tập là :

+ Giáo dục thái độ lao động của người lao động mới XHCN.

+ Hình thành những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo kỹ thuật, văn hoá lao động cơ bản, phổ biến cả trong sản xuất vật chất và hoạt động hàng ngày, bước đầu học sinh tạo ra sản phẩm cho xã hội.

+ Giải quyết một phần quan trọng nội dung giáo dục kỹ thuật tổng hợp.

+ Góp phần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của công tác hướng nghiệp : tuyên truyền, thông tin nghề ; phát triển năng lực và hứng thú nghề ; có kỹ năng tay nghềở mức độ chung nhất.

- Nội dung của các dạng lao động được sắp xếp theo một trình tự liên tục, có hệ thống, bảo đảm mối quan hệ với công tác giáo dục và giáo dưỡng, có phân hoá.

- Phương thức thực hiện : có sự hướng dẫn của lý luận sư phạm và đội ngũ giáo viên ; có sự kết hợp giữa việc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội.

Những đặc trưng nêu trên hoàn toàn đáp ứng những nhiệm vụ của công tác hướng nghiệp, cho nên có thể thừa nhận quan điểm cho rằng tổ chức lao động cho học

sinh là bộ phận xung kích, đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác hướng nghiệp, tác dụng của nó là trực tiếp và cụ thể. Vì thế mặc dù lao động và hướng nghiệp là hai bộ phận có cấu trúc chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức tiến hành khác nhau, song đó là hai bộ phận gần gũi nhau hơn cả, có quan hệ xen kẽ và kế thừa lẫn nhau. Tuy nhiên cần tránh hai quan niệm phổ biến hiện nay trong đội ngũ giáo viên : một là đồng nhất giữa lao động và hướng nghiệp, nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích, giữa phương thức đào tạo và hiệu quả của nó ; hai là coi hiệu quả hướng nghiệp chỉ do một bộ phận duy nhất tạo thành là lao động. Cả hai quan niệm trên đều dẫn tới những hạn chế trong khi thực hiện công tác hướng nghiệp : hạn chế về lực lượng tham gia, hạn chế về phương hướng và biện pháp khai triển công tác này...

¾ Những điều kiện cần có của giảng dạy và giáo dục lao động để đảm bảo hiệu quả cho sự hình thành khả năng định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT

Khi chúng ta khẳng định rằng lao động coi như yếu tố quyết định trong quá trình hướng nghiệp thì suy nghĩ trước tiên của chúng ta phải nhằm đảm bảo mức độ cần thiết cho việc thực hiện nội dung, chương trình của các phân môn lao động ở xưởng trường, vườn trường, trong lao động nội khoá và ngoại khoá. Những vấn đề gì có liên quan tới những điều kiện này ? Trả lời câu hỏi đó, ta có thể đề cập tới một số những vấn đề then chốt : xây dựng nội dung chương trình, cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy, đội ngũ hướng dẫn lao động và sự giúp đỡ vô tư của các đơn vị bạn, trong đó nổi lên hàng đầu là việc xây dựng cơ sở vật chất. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số những yêu cầu chung giúp cho công tác của người giáo viên được đảm bảo bởi những điều kiện cần thiết về mặt nội dung hình thức tổ chức, các phương tiện và phương pháp tiến hành để có thể thu được hiệu quả cao hơn khi thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của công tác hướng nghiệp.

¾ Việc lựa chọn nội dung bài giảng vềlao động

Lao động kỹ thuật và lao động công ích xã hội phải nhằm giúp cho học sinh quen biết với một phạm vi rộng các dạng lao động xã hội. Sự quen biết này là nền móng cho việc đi sâu tìm hiểu nội dung những chuyên ngành và nghề nghiệp tiếp theo.

* Các bài giảng lao động cần hướng chủ yếu vào việc hình thành thái độđối với lao động, thói quen và một số kỹ năng lao động cơ bản trong một số lĩnh vực lao động nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Đối với các lớp cuối cấp THPT mức độ và lượng thông tin nghề trong các dạng lao động cần hướng học sinh vào việc tìm hiểu một số ngành nghề chủ yếu ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và quy trình công nghệ.

* Xây dựng các xưởng trường và vườn trường, đồng thời trang bị cho những cơ sở này những thiết bị và phương tiện thiết yếu nhất phục vụ các bài giảng có trong chương trình môn học (lớp học lý thuyết và xưởng thực hành, chuồng trại chăn nuôi, đồ nghề, dụng cụ sản xuất, sức kéo, cơ sở y tế và bảo hộ lao động).

hoàn cảnh nhà trường, phục vụ thiết thực cho giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, phục vụ cho việc cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và yêu cầu phát triển kinh tếđịa phương.

Trong điều kiện hiện nay, không thể ngay một lúc thực hiện được trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy lao động. Vì thếđây là quá trình lâu dài, quyết tâm, mạnh dạn, chắc chắn, cố gắng làm sao để hiệu quả của cơ sở sản xuất ban đầu là vốn cho xác định cơ sở sản xuất tiếp theo, tận dụng nguyên vật liệu và phương tiện kỹ thuật cho việc giảng dạy lao động. Tất nhiên, mỗi trường tuỳ theo điều kiện cho phép có thể hoặc là trang bị lấy, hoặc là dựa vào sự giúp đỡ của các cơ sở bạn về vốn liếng, vật tư kỹ thuật, đất đai, cây, con giống... Nhìn chung chúng ta không thể nói tới giáo dục kỹ thuật tổng hợp, nói tới công tác hướng nghiệp nếu thiếu những cơ sở vật chất tối thiểu, bởi đó chính là những phương tiện giúp học sinh hiểu biết các quá trình công nghệ của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cũng như những tri thức kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo trong một số nghề phổ biến nhất của địa phương và xã hội.

* Phải có sự phân hoá trong giảng dạy và tổ chức lao động giữa nam và nữ, giữa các vùng, khu vực kinh tế văn hoá xã hội địa phương. Có như vậy lao động mới bám sát đối tượng, mới tận dụng được vốn kinh nghiệm sản xuất của học sinh, mới có sức cuốn hút đối với các em đi vào những lĩnh vực nghề nghiệp mà địa phương đang đòi hỏi.

Bấy lâu nay, do sự hạn chế về cơ sở vật chất, mặc dù trong chương trình lao động kỹ thuật đã lưu ý tới tính chất phân hoá này, song ở nhiều trường, nhiều địa phương vẫn tiến hành nhất loạt theo một chương trình, một loại hình lao động cho mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh, tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng về quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng và kỹ xảo nghề nghiệp. (Học sinh nữ không có phòng học nữ công, trường nông thôn không có vườn trường, trường thành phố không có xưởng trường).

Một phần của tài liệu Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)