Hướng nghiệp trong giảng dạy hoá học

Một phần của tài liệu Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx (Trang 25 - 26)

10 Động cơ điện Thợ chế tạo động cơđiện, thợ vậ n

4.3.7. Hướng nghiệp trong giảng dạy hoá học

Hoá học là môn học thực nghiệm, các kiến thức trong môn học đều được bắt nguồn từ thực tế, được tổng quát hoá nâng lên thành mức độ trừu tượng (học thuyết, định luật, khái niệm...), vì thế tất cả những nội dung này đều phản ánh thực tiễn hoạt động sản xuất. Chúng ta có thể thấy sự xuất hiện kiến thức hoá học trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp : sản xuất đá vôi, muối ăn, xà phòng, sản xuất giấy, cao su nhân tạo, vải tổng hợp, thuốc nổ, khí đất... Do đó cũng như vật lý hoá học cũng là một trong những môn học có ưu thế tiến hành hoạt động hướng nghiệp trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông.

Mặc dù các lĩnh vực sản xuất được nhắc tới trong giờ hoá học chỉđược coi như là những ví dụ minh hoạ cho phần lý thuyết, song ở một số bài, chúng ta cũng thấy xuất hiện các kiến thức có liên quan tới quy trình chế tạo sản phẩm : sản xuất vôi, phân bón, thuốc trừ sâu, điều chế Axêtylen, sản xuất gang thép, chế tạo một số hợp chất cao phân tử, sản xuất muối ăn... Chính những kiến thức này là khâu nối liền giữa giảng dạy hoá học với tuyên truyền nghề, thông tin nghề và hơn thế nữa, nó còn cung cấp ở mức độ ban đầu những hiểu biết chuyên ngành cụ thể mà trong tương lai có không ít học sinh theo học. Do đó, nhiệm vụ của giáo viên hoá học là phải biết lựa chọn những kiến thức có liên quan tới sản xuất dựa trên kinh nghiệm vốn có của học sinh, nêu rõ tầm quan trọng của sự hiểu biết kiến thức khoa học đối với những ngành sản xuất có liên quan, đồng thời tăng cường trữ lượng thông tin nghề cho học sinh cả về bề rộng (số lượng các nghề) lẫn chiều sâu của nghề nghiệp (cơ sở khoa học, tác dụng của nghề trong đời sống xã hội, nội dung lao động nghề nghiệp...).

Tương tự như công tác hướng nghiệp trong giảng dạy vật lý, chúng ta cũng có thể vận dụng các phiếu nghề nghiệp, tăng cường công tác ngoại khoá, tham quan để hỗ trợ cho nội dung hướng nghiệp của bài giảng hoá học.

Tất cả những vấn đề được giới thiệu ở trên về việc gắn nội dung giảng dạy một số bộ môn khoa học cơ bản với hoạt động hướng nghiệp, nhằm mục đích gợi ra một số nét cụ thể về khả năng đa dạng của các môn học đối với quá trình tiến hành các nhiệm vụ hướng nghiệp, tất nhiên đây không phải là sự tham gia duy nhất của giảng dạy bộ môn như ta thấy, mà đó chỉ là một trong những nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng ở nhà trường phổ thông. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, tất cả các bộ môn trong nhà trường đều có thể tham gia công tác ở mức độ này hay mức độ khác theo đặc trưng riêng của mình. Do vậy ngoài 7 bộ môn chúng tôi đã nêu ra đây, chúng ta cần phải kể tới sự cộng đồng trách nhiệm của nhiều bộ môn khác : lịch sử, nhạc hoạ, thể dục... Riêng đối với bộ môn "Lao động kỹ thuật phổ thông" mà nay dược thay bằng các môn "Công nghệ" chúng tôi sẽ bàn tới một cách chặt chẽ hơn ở những phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Gỉang dạy KT trong trường THPT - Phần 4 docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)