Bảng 4.2: So sánh thị phần TACN cho lợn của một số công ty trên thị trường Hà Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam (Trang 56 - 60)

Dự báo th 1/2011 Tổng SL 5128 4905 5800 4800 5500 5870 4720 4585 4275 4261 4426 5590 1164 26.3 5250 Giảm Đậm đặc 509 418 385 315 390 512 405 470 510 533 578 757 179 31.0 690 Giảm HH 4619 4487 5415 4485 5110 5358 4315 4115 3765 3728 3848 4833 1023 26.0 4560 Giảm HH 1120 118 134 170 130 125 110 105 140.5 133 136 126 139 13 10.3 140 Giữ HH lợn siêu nạc 248 223 265 245 250 312 200 216 220 215 253 354 101 39.9 330 Giảm HH lợn lai 1546 1666 2064 1424 1540 1760 1280 1195 1195 1155 1259 1533 274 21.8 1450 Giảm Gà trắng 651 624 706 635 665 750 690 635 582 677 691 800 109 15.8 750 Giảm Gà màu 377 273 252 237 246 265 262 267 219 254 243 250 7 2.9 240 Giảm HH vịt đẻ 1159 1046 1455 1328 1590 1540 1189 1188 1067 1017 986 1448 462 46.9 1400 Giảm HH vịt thịt 340 395 400 400 570 495 447 399 261 175 196 255 59 30.1 255 Giữ HH gà đẻ 28 18 36 28 22 20 17 18 15 1605 13 10 -3 -23.1 10 Giữ HH chim cút 73 63 63 35 68 71 63 48 55 81 78 79 1 1.3 75 Giảm

3.2 Phương pháp nghiên cứu đề tài

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

a.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập tài liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo khảo sát thị trường của các cán bộ phòng kinh doanh, báo cáo tổng kết qua 2 năm là năm 2009 và năm 2010, báo cáo tình hình nhân sự của công ty, các tài liệu này được lấy từ các phòng: Phòng kế toán - tài chính, phòng kinh doanh, phòng hành chính, phòng nhân sự của công ty.

Thu thập thông tin thứ cấp thông qua việc trao đổi với lãnh đạo của công ty, giám đốc kinh doanh và các nhân viên thị trường ở phòng kinh doanh. Đây là những người nắm rõ tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty nên khi trao đổi với họ thu được những thông tin chính xác và cụ thể. Việc trao đổi với lãnh đạo của công ty phải có sự sắp xếp một cách khoa học và thuận tiện nhất cho cả hai bên. Vấn đề trao đổi phải được chuẩn bị từ trước, đảm bảo ngắn gọn, khoa học và hướng vào trọng tâm. Đảm bảo mục đích thu thập thông tin và không gây phiền cho họ. Trao đổi diễn ra trong bầu không khí tự nhiên và thoải mái.

Thu thập thông tin qua các tạp chí, sách báo, trang web trên internet chuyên ngành như: tạp chí NN & PTNT, tạp chí nghiên cứu kinh tế, báo nông nghiệp… giúp chúng ta thu thập thông tin một cách đầy đủ, tổng quan và có khả năng đánh giá thực tiễn.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ các đại lý cấp I, cấp II, những người chăn nuôi thông qua phiếu điều tra.

Trên thị trường Hà Nam có 20 đại lý của công ty Hồng Hà. Do đó tôi tiến hành điều tra sản lượng bán hàng của tất cả 20 đại lý cấp I và cấp II này để tổng hợp doanh số bán hàng, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty.

Điều tra các sản phẩm thế mạnh của công ty, các sản phẩm thế mạnh của các đối thủ cạnh tranh, những khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các đại lý. Từ đó có biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời đưa ra các biện pháp để sản phẩm có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại số liệu một cách hợp lý theo trình tự thời gian hay đối tượng nghiên cứu. Quá trình sử lý số liệu được thực hiện bằng tay kết hợp với việc áp dụng một số thuật toán trên Excel.

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê kinh tế

Phương pháp thống kê dãy số biến động theo thời gian: Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng.

Phương pháp này rất phổ biến để nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian là phương pháp tổ chức điều tra thu thập tài liệu qua các năm, đảm bảo các yêu cầu chính xác và kịp thời, rồi từ đó tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu chủ yếu bằng phân tổ thống kê, thu thập tài liệu và chỉnh lý được trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng qua các năm cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng sau đó rút ra bản chất và quy luật của hiện tượng, dự báo hướng phát triển rồi đi đến tổng hợp lý thuyết để tổ chức đề xuất giải pháp có căn cứ khoa học.

b. Phương pháp so sánh

Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa, có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu

hướng, mức độ biến động của hiện tượng. Từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp cụ thể. Số liệu thu thập được chúng ta tiến hành so sánh các số liệu đó qua các năm theo từng chỉ tiêu.

Tiến hành so sánh giữa các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hồng Hà tại thị trường Hà Nam là với công ty CP với công ty Hồng Hà về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, so sánh về thị phần của công ty trên thị trường. Đây là phương pháp đánh giá được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thông qua so sánh về các yếu tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ đánh giá được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh để có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

c. Phương pháp phân tích SWOT

Là phương pháp giúp ta xây dựng điểm mạnh và điểm yếu tiềm ẩn của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các tiềm lực nội bộ, các cơ hội, trở ngại của công ty. Dựa vào các so sánh đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ cạnh tranh để rút ra những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của công ty trên thị trường. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

Chuẩn bị một ma trận gồm 4 ô, viết lần lượt các mặt mạnh, yếu, cơ hội, thách thức có tác động tới tiêu thụ và phát triển của công ty. Từ đó đưa ra các ý tưởng và giải pháp khả thi cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.

Trong đề tài, tôi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty về 2 sản phẩm HH cho lợn và HH cho gà đẻ. Thông qua đó xây dựng ma trận SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để đánh giá năng lực cạnh tranh của toàn công ty. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Hà Nam.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Thị phần của một mặt hàng: Là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó. Nếu doanh nghiệp nào có thị phần càng lớn thị khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng cao. Thị phần của doanh nghiệp có thể dùng chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ hoặc doanh thu của doanh nghiệp đó so với tổng nhu cầu của thị trường.

Thị phần của mặt hàng trên thị

trường

=

Doanh thu mặt hàng đó của

doanh nghiệp *100%

Tổng doanh thu mặt hàng đó của các công ty khác trên thị trường Thị phần của mặt

hàng trên thị trường

=

Sản lượng tiêu thụ mặt hàng đó của

doanh nghiệp *100%

Tổng nhu cầu sản lượng tiêu thụ trên thị trường

* Khối lượng tiêu thụ

Số lượng tiêu thụ trong năm = Số lượng tồn đầu kì + Số lượng sản xuất trong năm – Số lượng tồn cuối kỳ.

Ưu điểm: Khi sử dụng chỉ tiêu này chúng ta có thể tính toán một cách

chính xác, cụ thể khối lượng hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ trong năm. Nắm bắt được chính xác đối với nhu cầu của từng loại sản phẩm trong năm.

Nhược điểm: tính toán mất nhiều thời gian, khó tổng hợp, số lượng

thường khó chính xác.

* Giá trị hàng hóa đã tiêu thụ Gi = ∑

=

n

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w