Hình 4.2 Sơ đồ thị phần của một số đối thủ cạnh tranh của Hồng Hà về sản phẩm HH gà đẻ

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam (Trang 60 - 111)

Qi*P

Trong đó: Gi: giá trị sản phẩm tiêu thụ

Qi: sản lượng sản phẩm hàng hóa i đã tiêu thụ Pi: giá bán sản phẩm thứ i

Chỉ tiêu này đánh giá được khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ trên thị trường và được giá trị là bao nhiêu, nó phản ánh giá cả của mỗi thời điểm có biến động như thế nào.

* Chỉ tiêu về giá cả tiêu thụ

* Chỉ tiêu về giá vốn hàng bán: là toàn bộ chi phí để sản xuất, chế biến ra sản phẩm nhập kho trước khi đưa ra tiêu thụ.

* Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận thuần DT bán hàng CP bán hàng Giá vốn hàng bán * Doanh thu

TR = P*Q

Trong đó: TR: là doanh thu P : giá bán sản phẩm

Q : khối lượng sản phẩm tiêu thụ

* Cơ cấu giá trị sản phẩm Giá trị sản phẩm tiêu thụ của một thị trường tiêu thụ theo thị trường Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ trên thị trường * Khối lượng tiêu thụ một loại sản phẩm

Tổng khối lượng tiêu thụ các loại sản phẩm Hệ số tiêu

thụ

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm TACN của công ty tại tỉnh Hà Nam

Bảng 4.1: Sản lượng tiêu thụ TACN tại tỉnh Hà Nam năm 2010.

(ĐVT: tấn)

(Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty)

TT Loại sản phẩm Sản lượng Tỉ lệ %

Thức ăn chăn nuôi Cánh buồm đỏ 7555.74 68.3

Sản phẩm đậm đặc 597.06 5.4 Sản phẩm hỗn hợp 6958.68 62.9 1 Sản phẩm gà đẻ 469.2 4.2 2 Sản phẩm gà màu 306.9 2.8 3 Sản phẩm gà trắng 944.4 8.5 4 Sản phẩm lợn con 160.56 1.4 5 Sản phẩm lợn lai 346.38 3.1 6 Sản phẩm lợn siêu nạc, lợn nái 1203.6 10.9 7 Sản phẩm vịt ngan đẻ 2996.64 27.1 8 Sản phẩm vịt ngan thịt 531 4.78

Thức ăn chăn nuôi Max Gro 3514.74 31.7

Sản phẩm đậm đặc 596.04 5.4 Sản phẩm hỗn hợp 2918.7 26.4 1 Sản phẩm gà đẻ 296.7 2.7 2 Sản phẩm gà màu 95.1 0.9 3 Sản phẩm gà trắng 64.8 0.6 4 Sản phẩm lợn con 101.4 0.9 5 Sản phẩm lợn lai 374.4 3.4 6 Sản phẩm lợn siêu nạc, lợn nái 564.3 5.1 7 Sản phẩm vịt ngan đẻ 1120.8 10.1 8 Sản phẩm vịt ngan thịt 301.2 2.7 Tổng sản lượng 11070.48 100

Hà Nam là địa bàn có thị trường tiêu thụ sản phẩm TACN lớn thứ 2 của công ty Hồng Hà. Với lợi thế giao thông thuận tiện, ngành chăn nuôi của Hà Nam tương đối phát triển thì đây là một thị trường khá mạnh của công ty. Công ty đã có được những đại lý với nhiều năm kinh nghiệm bán sản phẩm. Sản lượng của công ty tại tỉnh Hà Nam đứng thứ 2 so với tổng sản lượng tiêu thụ TACN của tỉnh Hà Nam sau công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP.

Qua bảng tình hình tiêu thụ TACN trên thị trường Hà Nam ta thấy thương hiệu Cánh buồn đỏ là thương hiệu chiếm ưu thế trên thị trường với sản lượng tiêu thụ chiếm hơn 68% tổng sản lượng tiêu thụ. Trong đó sản phẩm ngan vịt đẻ chiếm sản lượng cao nhất đạt 2996 tấn trong năm 2010 chiếm 27% tổng sản lượng tiêu thụ.

4.2 Thực trạng cạnh tranh một số sản phẩm của công ty trên thị trường tỉnh Hà Nam

4.2.1 Thị phần sản phẩm HH TACN cho lợn

Hà Nam là địa phương có ngành chăn nuôi tương đối phát triển. Theo số liệu thống kê ngành chăn nuôi phân theo địa phương của tổng cục thống kê năm 2009 tại Hà Nam có 269 trang trại chăn nuôi. Do đó đây là một thị trường tiêu thụ TACN hấp dẫn đối với các công ty sản xuất TACN.

Tuy nhiên trong năm 2010, ngành chăn nuôi gặp phải một số dịch bệnh bùng phát trở lại nên việc tiêu thụ TACN của các công ty gặp khó khăn. Tuy nhiên do nhu cầu của thị trường nên tổng nhu cầu TACN của các công ty đều tăng nhưng không đáng kể.

Trong năm 2010, tổng cầu TACN trên thị trường Hà Nam tăng 2,5% so với năm 2009, do đó sản lượng tiêu thụ của các công ty TACN hầu hết cũng tăng. Hiện nay trên thị trường Hà Nam, thị phần của công ty Hồng Hà đang đứng thứ 2 sau công ty cổ phần CP. Các đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là các công ty liên doanh với nước ngoài và công ty có 100% vốn nước ngoài như CP, Con heo vàng, Cargill, Dabaco, De heus. Với lợi thế cạnh

tranh sản phẩm, năm 2010 thị phần của công ty đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường Hà Nam sau công ty cổ phần CP. Theo bảng 4.2, năm 2010 trên thị trường Hà Nam công ty CP chiếm thị phần lớn nhất với 31% tổng nhu cầu TACN toàn tỉnh tăng 1% so với năm 2009. Sau đó là công ty Hồng Hà với thị phần 15% tăng 1,6% so với năm 2009. Trong những tháng cuối năm 2010 công ty TACN Con cò đã có một số lô hàng bị lỗi nên thị phần của công ty giảm 4,6% so với năm 2009. Thị phần của các công ty còn lại đều tăng so với năm 2009 như thương hiệu Cargill tăng 0,4%, công ty De Heus tăng 0,6%.

Trong năm 2010, tổng nhu cầu TACN trên thị trường Hà Nam tăng hơn so với năm 2009 420 tấn. Năm 2010, ngành chăn nuôi của Hà Nam phát triển, các dịch của gia súc và gia cầm trong năm 2010 có giảm và do kinh nghiệm chăn nuôi của người dân đã được nâng cao, người dân chủ động được trong việc phòng chống dịch dã, đồng thời sở nông nghiệp đã có những chính sách khoanh vùng dịch hợp lý để đảm bảo dịch không bị lan tràn ra bên ngoài.

Bảng 4.2: So sánh thị phần TACN cho lợn của một số công ty trên thị trường Hà Nam

STT Công ty Năm 2009 Năm 2010

Sản lượng (tấn) Thị phần (%) Sản lượng (tấn) Thị phần (%) 1 CP 5.084 30,1 5.374 31,1 2 Hồng Hà 2.264 13,4 2.609 15,1 3 Con cò 3.047 18,1 2.332 13,5 4 Cargill 1.853 11,0 1.964 11,4 5 Dabaco 1.420 8,4 1.446 8,4 6 De heus 1.046 6,2 1.183 6,8 7 Công ty khác 2.169 12,8 2.395 13,8 Tổng nhu cầu 16.883 100 17.303 100

Hình 4.1 Sơ đồ thị phần của một số đối thủ cạnh tranh của Hồng Hà về sản phẩm HH cho lợn

Năm 2009

Sản phẩm TACN cho lợn của công ty Hồng Hà có lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Vật nuôi sử dụng sản phẩm của công ty có ngoại hình đẹp, cân đối, chất lượng thịt cao, ít mỡ, nhiều nạc. Thời gian nuôi ngắn nhưng vật nuôi vẫn đạt được trọng lượng tối đa. Đặc biệt sử dụng TACN của Hồng Hà vật nuôi có sức đề kháng rất tốt, ít bị các bệnh thường gặp như tiêu chảy.

Với 2 thương hiệu là Maxgro và Cánh buồm đỏ, công ty Hồng Hà đã liên tục phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm TACN dành cho lợn. Tuy nhiên thương hiệu Cánh buồm đỏ vẫn là thương hiệu mạnh của công ty. Sản lượng tiêu thụ TACN dành cho lợn của nhãn hàng Cánh buồm đỏ đạt sản lượng 1710 tấn TACN cho lợn trong năm 2010 cao hơn 899 tấn so với nhãn hàng Maxgro. Điều này cho thấy nhãn hàng Cánh buồm đỏ đang là nhãn hàng thế mạnh của công ty. Nhãn hàng Cánh buồm đỏ có mức tiêu thụ TACN dành cho lợn siêu nạc, lợn nái đạt 1203,6 tấn trong năm 2010 chiếm hơn 10% tổng sản lượng tiêu thụ của nhãn hàng Cánh buồm đỏ.

Tuy nhiên sản phẩm của công ty mới bước vào thị trường nên thương hiệu công ty vẫn còn hạn chế, khó cạnh tranh với các thương hiệu nổi tiếng như CP, Con cò,…. Theo số liệu điều tra từ các đại lý của Hồng Hà thì có tới 35% các chủ đại lý cho biết thương hiệu của công ty vẫn chưa có nhiều người biết đến. Mặt khác thị trường các huyện Thanh Liêm và Kim Bảng do có nhiều đồi núi, chăn nuôi chưa phát triển nên công ty mới chỉ có 2 đại lý ở Thanh Liêm và 3 đại lý ở Kim Bảng với sản lượng bán trung bình mỗi tháng dưới 30 tấn.

4.2.2 Các đối thủ cạnh tranh sản phẩm HH TACN cho gà đẻ

Theo thống kê của sở Nông nghiệp Hà Nam, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000.000 con gia cầm. Đây là một thị trường lớn cho các công ty sản xuất TACN tham gia vào thị trường này. Do đó sự cạnh tranh của các công ty càng trở nên khốc liệt hơn.

Bảng 4.3: So sánh thị phần TACN cho gà đẻ của một số công ty trên thị trường Hà Nam

STT Công ty Năm 2009 Năm 2010

Sản lượng (tấn) Thị phần (%) Sản lượng (tấn) Thị phần (%) 1 CP 3.658 40,1 4.029 39,5 2 De Heus 1.584 17,4 1.748 17,1 3 New hope 895 9,8 953 9,3 4 Hồng Hà 714 7,8 793 7,8 5 EH 578 6,3 640 6,3 6 Khác 1.694 18,6 2.037 20,0 Tổng nhu cầu 9.123 100 10.200 100

(Nguồn:Phòng kinh doanh của công ty)

Qua bảng sản lượng của các công ty lớn trên thị trường Hà Nam về sản lượng TACN cho gà đẻ ta thấy tổng nhu cầu TACN dành cho gà đẻ năm 2010 tăng 1077 tấn so với năm 2009. Năm 2010 nhu cầu trứng gà trên thị trường tăng lên đáng kể cả trứng thương phẩm và trứng ấp nở. Với chiến lược kinh doanh hợp lí, các đại lý phân phối giàu kinh nghiệm kinh doanh, CP vẫn là công ty có sản lượng bán hàng lớn nhất với 4290 tấn trong năm 2010 chiếm 39,5% tổng nhu cầu. Thị phần của CP tuy có giảm so với năm 2009 nhưng sản lượng bán hàng của công ty vẫn tăng 371 tấn so với năm 2009. Điều này là do tốc độ tăng của tổng nhu cầu TACN lớn hơn tốc độ tăng của sản lượng TACN của CP. Năm 2010 De Heus tiêu thụ được 1748 tấn TACN cho gà đẻ. Với thế mạnh là TACN dành cho gà đẻ De Heus đã vươn lên vị trí thứ 2. Sản phẩm của công ty cho chất lượng trứng thương phẩm tốt, trứng vật nuôi khi sử dụng TACN của De Heus cho trứng to, vỏ dày được thị trường rất ưa chuộng. Sản lượng tiêu thụ của De Heus tăng 164 tấn so với năm 2009. Tiếp theo là New Hope với sản lượng tiêu thụ đạt 953 tấn chiếm 9,3% thị phần tăng 58 tấn so với năm 2009.

Hình 4.2 Sơ đồ thị phần của một số đối thủ cạnh tranh của Hồng Hà về sản phẩm HH gà đẻ

Năm 2009

Năm 2010

Hồng Hà với thế mạnh sản xuất TACN dành cho gà đẻ trứng ấp nở đã đứng thứ 4 về thị phần trên thị trường Hà Nam. Trứng của gà đẻ trứng ấp nở khi sử dụng TACN của Hồng Hà cho chất trứng tốt, kích thước trứng trung bình, vỏ trứng dày, tỉ lệ ấp nở cao. Tuy nhiên, trứng gà lại có kích thước nhỏ

hơn so với khi sử dụng các loại TACN khác nên đối với gà đẻ trứng thương phẩm thì không được người chăn nuôi ưa chuộng. Sản lượng của Hồng Hà năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009. Năm 2010, sản lượng của Hồng Hà đạt 793 tấn, chiếm 7,8% thị phần. Đây là sản phẩm có tính cạnh tranh không cao của công ty nhưng là sản phẩm thế mạnh đối với gà đẻ trứng ấp nở. Do đó công ty cần phát triển sản phẩm vào thị trường gà đẻ trứng ấp nở để phát huy năng lực cạnh tranh của sản phẩm này.

Tổng nhu cầu TACN của Hà Nam năm 2010 tăng 1077 tấn. Nhưng do sự thâm nhập phát triển thị trường TACN cho gà đẻ của các thương hiệu mới trong thị trường gà đẻ như Topeed, Phavico, Cargill,….. nên tuy sản lượng của các thương hiệu mạnh đều tăng nhưng thị phần tăng không đáng kể, thậm chí còn giảm.

4.2.3 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty Hồng Hà trên thị trường Hà Nam

Công ty Charoen Pokphand Việt Nam (CP – Group): là công ty có

100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn Charoen Pokphand Thái Lan. Công ty CP đã tham gia vào thị trường TACN Việt Nam từ năm 1996. Trong những năm qua, CP đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên thị trường TACN. Riêng tại thị trường Hà Nam, CP luôn đứng đầu về thị phần TACN. Năm 2010, thị phần của CP chiếm 1/4 tổng nhu cầu TACN trong toàn tỉnh. Trong các sản phẩm của công ty, sản phẩm TACN dành cho lợn chiếm sản lượng tiêu thụ cao nhất. Sản phẩm thế mạnh của công ty là TACN dành cho lợn và dành cho gà trắng.

Nhãn hàng thế mạnh của công ty là Higro, sau đó là nhãn hàng Star Feed, Bell Feed, CO,…. Với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng sản phẩm tốt, chiến lược giá hợp lý, chăm sóc khách hàng chu đáo công ty đã chiếm lĩnh thị trường TACN với những thương hiệu đã được khẳng định.

Mục tiêu của CP là khai thác tiêu dùng có quy mô lớn, kỹ thuật chăn nuôi cao nên giá của các sản phẩm mà công ty cung cấp thường cao hơn so với giá bình quân của thị trường. Tuy nhiên, chất lượng vật nuôi khi sử dụng TACN của CP thường hơn hẳn so với chất lượng khi sử dụng các loại TACN khác. Trong quá trình kinh doanh, CP đã sử dụng linh hoạt các hình thức giá cả thị trường, áp dụng hình thức thưởng theo sản lượng để kích thích đại lý tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Về chiến lược phân phối hàng hóa, công ty CP phân phối TACN theo 2 kênh là phân phối từ công ty đến các đại lý cấp I và phân phối từ công ty đến các trang trại có quy mô lớn.

Tại thị trường Hà Nam, CP là công ty có thị phần mạnh nhất. Theo phòng kinh doanh của công ty, CP có khoảng hơn 40 đại lý cấp I ở Hà Nam. Các đại lý của CP đều đã làm việc lâu năm với công ty và là các đại lý lớn phân phối TACN trong tỉnh.

Công ty Proconco (Cám Con cò): là một công ty liên doanh Việt –

Pháp Proconco. Con cò là một thương hiệu lâu đời trên thị trường TACN của Việt Nam.Con cò đã từng có mặt ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 và đã được người nông dân tín nhiệm và sử dụng. Tập Đoàn SCPA đã quyết định đầu tư vào Việt Nam một nhà máy sản xúât thức ăn gia súc đạt tại khu công nghiệp Biên Hoà và cũng là liên doanh nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam lúc bấy giờ và đựơc Bộ Kế hoạch vào đầu tư cấp giấp phép vào năm 1991.

Cuối năm 2007, đầu năm 2008, PROCONCO đã có những quyết định thay đổi từ mô hình công ty liên doanh sang công ty cổ phần để phát triển hơn nữa tiềm lực tài chính, nguồn vốn và tài nguyên con người....Con cò bước sang một trang mới, nhiều dự án mới được đề xuất, nhiều hợp tác liên kết được ra đời, đặc biệt là sự xuất hiện ý tưởng chuỗi liên kết " Từ Trang trại đến Bàn ăn" liên kết hợp tác giữa các thành viên trong Tổng Công Ty Công

Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai - DONATABA để tận dụng lợi thế cạng tranh và dựa vào sức mạnh sẵn có của các thành viên trong chuỗi để phát triển mạnh mẽ và hội nhập trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và cạnh tranh gay gắt, nhưng trước hết là vì quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ đó là mục tiêu cũng như tên gọi của chương trình liên kết "Từ Trang Trại đến Bàn ăn". Sản phẩm thế mạnh của Con cò là TACN cho lợn, đặc biệt là lợn thịt với sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu mạnh, vật nuôi thành phẩm giá trị cao.

Tuy nhiên trong 2 năm vừa qua, cám Con cò đã liên tiếp có những lô hàng lỗi đưa ra thị trường làm chất lượng vật nuôi giảm sút, đặc biệt trong những cuối năm 2010, đầu năm 2011, công ty cám Con cò đã có tới 3 lần lỗi sản phẩm mà sản phẩm bị lỗi nhiều nhất là TACN dành cho gà. Tuy giám đốc công ty đã trực tiếp lên tiếng xin lỗi các khách hàng và đền bù các sản phẩm bị lỗi nhưng thị phần cám Con cò tại Hà Nam vẫn đang giảm. Các đại lý bán

Một phần của tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm của công ty cổ phần dinh dưỡng Hồng Hà tại tỉnh Hà Nam (Trang 60 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w