Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của MASIME

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005 2008 (Trang 39 - 45)

III: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu ( MASIMEX )

1: Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của MASIME

1.1. Những thành công đạt được.

Hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc là hoạt động truyền thống, chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của công ty đã đóng góp phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty. Do việc, thực hiện tốt những hợp đồng nhập khẩu, công ty đã góp phần hoàn thành các kế hoạch kinh doanh của công ty, từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân trong công ty. Từ khi thành lập cho đến nay, MASIMEX luôn thể hiện vai trò quan trọng trong việc cung cấp vật tư và dây chuyền thiết bị máy móc cho mọi ngành của địa phương trong cả nước. Trải qua 21 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. MASIMEX đã đạt được nhiều thành tựu và đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng đất nước sau thời kỳ đổi mới. Những thành tựu đó được biểu hiện trên các mặt sau :

- MASIMEX đã đóng góp vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thông qua nhập khẩu các máy móc thiết bị như: máy vi tính, máy hàn, máy phô tô, hệ thống chiếu sáng, các vật tư nguyên nhiên liệu…

- Hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị và máy móc đã đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho công ty, không những tăng thu nhập cho nhân viên trong công ty, mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước (như năm 2008 nộp ngân sách 23 tỷ đồng )

-Trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu,công ty luôn mở rộng mối quan hệ để tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, công ty luôn chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm các hợp đồng đặt hàng mới. Thị trường của công ty không chỉ giới hạn ở một số thị trường truyền thống như Nga, Trung Quốc mà còn mở rộng ra các thị trường khác ở Châu Á như Nhật Bản , Hàn Quốc, Đài Loan và nhiều nước ở Châu âu như Đức, Ý, Hoa Kỳ. Công ty luôn tạo lập niềm tin và uy tín đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong những năm sau này.

Như chúng ta đã biết năm 2008 sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, lãi suất tăng cao, nhưng bằng sự nỗ lực hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn thể cán bộ công nhân viên. Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: Quản lý tốt hoạt động được sản xuất kinh doanh, bố trí cán bộ hợp lý, nhằm đạt hiệu quả cao, hoạt động tài chính được quản lý tốt, bào toàn vốn.

Cùng với những thành tựu đạt được trong những năm qua . Công ty vẫn tồn tại những khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Những khó khăn chính là những thách thức đòi hỏi MASIMEX phải có những biện pháp để khắc phục và nâng cao hơn nữa và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Những khó khăn ấy biểu hiện ở các mặt sau đây.

- Về nguồn vốn kinh doanh của Công ty: Trước năm 2005 nguồn vốn của MASIMEX luôn có một phần vốn của ngân sách Nhà nước. Nhưng từ khi cổ phần hoá, nguồn vốn đó không còn. Để hoạt động được công ty phải tự tìm nguồn vốn cho mình bằng nguồn vốn tự có hoặc vay . Nhưng MASIMEX thực sự chưa huy động được được nhiều nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh, do vậy chưa thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị, Sử dụng nguồn vốn chưa có hiệu quả, như đầu tư nhập khẩu các máy móc thiết bị có giá trị lớn, nhưng không đem lại nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty

- Về mặt hàng kinh doanh của công ty : Là những mặt hàng có giá trị cao, đòi hỏi nguồn vốn lớn, những mặt hàng này đều phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu thì công ty mới nhập về. Song việc nhập khẩu các máy móc thiết bị này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ càng về chất lượng, trình độ hiện đại , không sẽ dễ nhập phải những dây chuyền công nghệ lạc lậu làm ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có những quy định để kiểm tra những tiêu chuẩn, đánh giá máy móc thiệt bị. Điều đó đã tạo nên khá nhiều rắc rối cho Công ty trong quá trình nhập khẩu.

- Về thuê phương tiện vận tải : Công ty thường dành quyền mua phương tiện vận tải cho người bán,do các hợp đồng phần lớn là ký theo điều kiện CIF, các đối tác do vậy có quyền lựa chọn hàng vận tải, loại tàu vận tải nên họ thường chọn những tàu có tiền thuê rẻ, phần lớn là loại tàu già trên 15 năm, không có giấy chứng nhận đăng kiểm, tốc độ chậm, khả năng các mặt hàng hư hỏng là rất cao, dẫn đến công ty phải mua bảo hiểm thêm cho hàng hoá.

- Về thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan hiện nay tuy đã có nhiều cải tiến cho phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng vẫn khá rườm rà và mang tính hành lý giấy tờ, chưa tạo được sự thông thoáng và thuận lợi cho các doanh nghiệp, Năm 2007 công ty có những sai sót trong việc xác định mã số và áp mã tính thuế dẫn đến tính thuế sai.

- Về nhận và kiểm hàng nhập, Công ty nhiều lần không cử cán bộ xuống nhận hàng mà chỉ thuê một đại lý giao nhận, ở cảng nhận hàng cho công ty nên việc xem xét giám định của công ty không được chủ động. Ngoài ra những nhân viên xuất nhập khẩu của công ty hiểu biết về kỷ thuật còn rất hạn chế. Do vậy công ty phải thuê các công ty giám định để giám định như Vinacotrol, hoặc SGS, do vậy mà phải mất chi phí giám định, Năm 2005, công ty đã nhập khẩu máy dệt, trong quá trình Vinacontrol kiểm tra đã không phát hiện ra các sai sót gì so với bản thiết kế, tuy nhiên khi chiếc máy dệt được đưa vào sản xuất thì phát hiện ra thiếu một số chi tiết nhỏ làm máy hoạt động không hết công suất. Công ty đã khiếu nại đến người bán là công ty Misubichi, là một tập đoàn uy tín của Nhật, đã có quan hệ lâu năm với công ty. Ngay lập tức bộ phận giao hàng của Công ty Míubichi đã phát hiện ra sai sót trong quá trình đóng gói để vận chuyển đã để thiếu một chi tiết và họ đã gửi chi tiết thiếu bằng đường hang không đến cho công ty để kịp đưa máy đệt vào sản xuất. Mọi chi phí liên quan đều do Nhật chịu. Năm 2006, Người bán đã giao thiếu cho công ty ba cuộn dây điện loại 50m, Công ty đã buộc người bán giảm tiền và giao nôt số hang còn thiếu trong vòng 2 tuần.

- Về thanh toán: Do các đối tác bạn hàng của Công ty đều lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C nên thủ tục thanh toán khá phức tạp, Công ty phải mất phí mở L/C, phải ký quỹ mở L/C một khoản tiền nhất định, do vậy dẫn đến khả năng sử dụng vốn của công ty bị hạn chế. Năm 2006 sai sót trong việc thanh toán bằng L/C xuất phát từ việc đối tác Trung Quốc phát hành hối phiếu chưa ký hậu cho người hưởng lợi là Ngân hang Ngoại Thương Việt Nam do đó công ty đã buộc đối tác phải sửa đổi hối phiếu.

- Về khâu nghiên cứu thị trường, đây được xem là một khâu yếu kém của Công ty. Nghiên cứu thị trường của Công ty thực sự chưa bài bản và chưa thực sự chủ động. Hoạt động nghiên cứu thị trường chủ yếu chỉ nghiên cứu thị trường mục tiêu, và định hướng mặt hàng kinh doanh , đối với nhập khẩu uỷ thác thì Công ty chỉ quan tâm đến tìm hiểu thị trường nước ngoài nhưng nhiều khi thị trường này lại được chính đơn vị uỷ thác định sẵn. Với hoạt động tự doanh, Công ty phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Nhưng đôi lúc, thì MASIMEX lại căn cứ vào hợp đồng uỷ thác của các đơn vị đặt hàng của Công ty sau đó tìm hiểu xem các đơn vị tương tự có nhu cầu đối với loại thiết bị tương tự không nếu có khả năng tiêu thụ được thì MASIMEX sẽ tiến hành nhập về. Đó chính là điều thiếu năng động đối với công ty.

- Về đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty: Phần đông là những lao động có tuổi đời cao. Công ty lại chưa thực sự chú trọng đến việc tuyển dụng đến những lao động trẻ, có khả năng trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Đây là một thiếu sót lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của MASIMEX.

Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và tồn tại trên của Công ty là:

Một phần lớn xuất phát từ chính Công ty, một phần do các nguyên nhân khác quan đem lại. Về nguyên nhân chủ quan, trình độ năng lực yếu kém của một bộ phận cán bộ xuất nhập khẩu không đáp ứng, được nhứng đòi hỏi của các nghiệp vụ nhập khẩu. Thêm vào đó là việc công ty thiếu vốn kinh doanh dẫn đến bị động trong thực hiện hợp đồng, chịu chi phí lãi vay cao hơn. Ngoài ra, trước khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty cũng chưa nghiên cứu thị trường đầy đủ, chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan xuất phát từ chính sách ngọại thương, chính sách thuế của Nhà nước thiếu tính nhất quán, cơ sở hạ tầng nền kinh tế yếu kém thể hiện mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính không đáp ứng đủ đòi hỏi của nền kinh tế, thói quan lieu, tham nhũng của môt bộ phận công chức, thủ tục hành chỉnh rườm rà, tỷ giá hối đoái không ổn định, tỷ lên lạm phát cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005 2008 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w