Tăng cường đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 33 - 35)

Đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch.

* Từ nguồn vốn của Tổng cục Du lịch

Tích cực khai thác nguồn vốn này để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, điểm du lịch trọng điểm, ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư:

+ Hạ tầng khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn. (Các dự án xây dựng cầu Hội Xá trên đường Tế Tiêu- Hương Sơn, đường nối từ bến xe ô tô Đục Khê vào bến Yến và cải tạo mở rộng, hoàn thiện hạ tầng tại bến Trò, tuyến suối Long Vân- Thanh Sơn).

+ Hạ tầng khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì. (Các dự án đường nối Vườn quốc gia Ba Vì- Ao Vua: cầu Suối Bơn và đoạn nối đường Tản Lĩnh- Yên Bài đến đường Láng- Hoà Lạc kéo dài, đường nối khu vực sườn Tây với sườn Đông núi Ba Vì đường vành đai khu du lịch hồ Suối Hai).

+ Đường vào khu du lịch chùa Thầy, chùa Tây Phương.

* Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác.

Có kế hoạch chỉ đạo đầu tư, bố trí vốn đầu tư để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, bưu điện…tại khu du lịch luận văn quốc gia trong chương trình đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006- 2010.

Cụ thể:

+ Đối với khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn:

Đầu tư cải tạo nâng cấp đường tỉnh 425 (74 cũ) từ cầu Đục Khê đến cầu Yến Vĩ; cải tạo nạo vét đoạn suối Yến từ cầu Yến Vĩ ra sông Đáy; xây dựng 02 trạm xử lý cấp nước sạch sinh hoạt tại khu vực Đục Khê và Thiên Trù và xây dựng lò đốt rác thải trong khu vực Thiên Trù; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực Thiên Trù.

+ Đối với khu du lịch hồ Suối Hai- núi Ba Vì:

Đầu tư cải tạo đường tỉnh 414 (87 cũ), 415 (89 cũ); đầu tư xây dựng lưới điện trung thế, hạ thế và trạm biến áp tại khu vực sườn Tây núi Ba Vì; lắp đặt mới và nâng cấp các trạm thu phát sóng di động tại khu vực sườn Đông, sườn Tây núi Ba Vì.

Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch:

+ Đối với các điểm du lịch hiện đang khai thác như Ao Vua, Khoang Xanh- Suối Tiên, Thác Đa, Đầm Long- Bằng Tạ, hồ Tiên Sa... Do có vị trí đẹp nhưng đầu tư chưa ngang tầm nên quy mô còn nhỏ, sản phẩm trùng lặp; tỉnh Hà Tây cần chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp đang khai thác tiếp tục đầu tư theo hướng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, tôn tạo cảnh quan môi trường để khắc phục những điểm còn hạn chế.

+ Đối với các dự án đã có nhà đầu tư vào đầu tư như dự án khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu- Hà Tây; dự án khu du lịch cao cấp An Khánh; dự án sân gôn hồ Văn Sơn; dự án khu du lịch sinh thái hồ Xuân Khanh; khu nghỉ mát cây Bồ Đề, hồ Đồng Mô... Chỉ đạo đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án này, đồng thời chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện để phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trước năm 2010.

+ Đối với các dự án đang xúc tiến thu hút đầu tư vào đầu tư tại hai khu du lịch luận văn quốc gia hồ Suối Hai- núi Ba Vì, Hương Sơn (Mỹ Đức), khu di tích lịch sử văn hoá du lịch Đường Lâm, khu du lịch bắc hồ Đồng Mô, khu du lịch hồ Quan Sơn, đầm Thượng Thanh, hồ Đồng Sương... Cần công bố, giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm gọi các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án này.

+ Chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Làng văn hoá- du lịch các dân tộc Việt Nam, sớm hoàn thành một số dự án thành phần đưa vào khai thác đón khách.

+ Tăng cường chỉ đạo, đổi mới quản lý, gắn kết các hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá- thông tin; đồng thời với việc triển khai đầu tư trùng tu tôn tạo di tích, xây dựng nhà điều hành hướng dẫn du lịch; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá...tại 6 điểm di tích lịch sử văn hoá, lễ hội đã nêu ở trên nhất là tại khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn để sớm được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

+ Triển khai thí điểm đầu tư xây dựng 3 điểm làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch là Sơn Đồng, Phú Vinh, Chuyên Mỹ sau đó tiếp tục nhân rộng ra 7 làng nghề còn lại trong danh mục 10 làng nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm vừa tạo thêm các điểm du lịch mới, sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất là đối với khách

quốc tế, vừa đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống (nội dung đầu tư ở mỗi làng nghề là xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ xây dựng điểm tham quan sản xuất sản phẩm; đào tạo, duy trì đội ngũ thuyết minh viên và tuyên truyền quảng bá..., theo phương thức đầu tư là Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm).

Một phần của tài liệu ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 33 - 35)