Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 28 - 41)

Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đầu tư phát triển làm tăng tài sản cố định, nâng cao trình độ nhân viên… từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty. Trong giai đoạn 2006-2008 hoạt động đầu tư phát triển của công ty chủ yếu ở các lĩnh vực sau:

So với các doanh nghiệp khác cùng sản xuất thuốc lá thì trình độ công nghệ của công ty tương đối lạc hậu, do đó trong mấy năm gần đây công ty rất chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Hàng năm công ty dành phần lớn vốn đầu tư phát triển để đầu tư vào tài sản cố định. Tốc độ gia tăng tài sản cố định thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.6. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty giai đoạn 2006-2008

Năm ĐVT 2006 2007 2008

Vốn đầu tư vàoTSCĐ Tr.đ 1.974,408 9.152,97 4.136,22

Tốc độ tăng định gốc % - 363,58% 109,49%

Tốc độ tăng liên hoàn % - 363,58% -54,81%

( Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2006 là 1.974,408 triệu đồng, năm 2007 là 9.152,97 triệu đồng, năm 2008 là 4.136,22. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của vốn đầu tư vào tài sản cố định không đều năm 2006, 2008 giảm năm 2007 có chiều hướng tăng lên. Năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ là tương đối lớn hơn 9 tỷ đồng gấp đôi năm 2008 do đó tốc độ tăng liên hoàn năm 2008 âm và năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ gấp hơn 4 lần năm 2006, tăng 363,58% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định lại có xu hướng giảm thể hiện tốc độ tăng định gốc giảm do nhu cầu đầu tư của năm 2008 giảm. Vốn đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn

Bảng 1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ

Năm ĐVT 2006 2007 2008

∑VĐT Tr.đ 2.768,013 10.401,4 4.983,42

Ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư dành cho tài sản cố định qua các năm đều rất lớn đều trên 70% tỷ trọng đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng tăng qua các năm từ 71,33% năm 2006 đến 87,67% năm 2007 và 81,89% năm 2008, do đây là nền móng để thực hiện các hoạt động đầu tư khác. Mặt khác trong những năm gần đây tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa càng trở nên mạnh mẽ nên nhu cầu thay thế công nghệ cũ lạc hậu càng trở nên bức thiết. Do đó vốn đầu tư trong mấy năm gần đây chủ yếu dùng cho tài sản cố định, trong đó chủ yếu dành đầu tư cho một số lĩnh vực cụ thể như sau:

Bảng 1.8. VĐT vào TSCĐ theo một số lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008

Đơn vị tính: Tr. đ

TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Nhà xưởng, vật kiến trúc 432,005 4.867,01 712,42

2 Máy móc thiết bị 791,001 2.703,76 1.592,21

3 Phương tiện vận tải 523,1 1.285,77 1.156,70

4 Thiết bị dụng cụ quản lý 228,302 296,43 264,59

5 Tổng 1.974,408 9.152,97 4.136,22

- Thiết bị máy móc: Đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất dựa trên nhu cầu của quá trình sản xuất nâng cao năng xuất lao động đồng thời cải tiến chất lượng sản phẩm.Trong giai đoạn từ 2006 - 2008 công ty đã đầu tư các loại máy móc như: nồi hơi, máy sấy nén, máy hút bụi, máy cuốn điếu… Dây chuyền chế biến lá sợi công, do hãng GBELEED của Anh chế tạo, đây là dây chuyền áp dụng công nghệ chế biến hiện đại. Hiện nay mới khai thác được 86% công suất thiết kế. So với trình độ về thiết bị chung của ngành thì đây là một lợi thế của Công ty về thiết bị so với một số Công ty khác. Các thiết bị cuốn điếu có 2 máy đóng bao cứng, 1 máy cuốn điếu ghép đầu lọc tương đối hiện đại.

- Năm 2007 lượng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị tương đối lớn 2.703,76 triệu đồng tăng 241,81% so với năm 2006. Nguyên nhân do năm 2007 công ty đầu tư hệ thống nồi hơi đốt than trị giá 1,5 tỷ đồng. Năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định giảm so với năm 2007 là 1.111,55 triệu đồng.

- Đầu tư vào nhà xưởng vật kiến trúc: gồm xây mới và cải tạo

nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất như: cải tạo nhà ăn, xây mới nhà để xe, hệ thống làm mát mái tôn, cải tạo nhà làm việc…

Lượng vốn đầu tư cho nhà xưởng tăng giảm không đều cụ thể năm 2007 vốn đầu tư cho nhà xưởng là 4.867,01 triệu đồng tăng hơn 4 tỷ đồng so với năm 2006. Nguyên nhân do năm này công ty cải tạo và xây mới nhà xưởng sản xuất chính, nhà nồi hơi, hệ thống đường điện nguồn khu vực sản xuất. Năm 2008 vốn dùng cho đầu tư vào nhà xưởng chỉ còn 712,42 triệu đồng. Hoạt động đầu tư chủ yếu trong năm nay chỉ là tu sửa nhà xưởng cho phù hợp vơi công nghệ mới.

- Đầu tư vào phương tiện vận tải: chủ yếu là mua thêm xe tải dùng trong việc chở nguyên vật liệu, chở sản phẩm đi đến nơi tiêu thụ.

Giai đoạn 2006 – 2008 vốn đầu tư cho phương tiện vận tải có xu hướng tăng cao nhất năm 2007 với mức vốn là 1285,77 triệu đồng. Năm 2006 vốn đầu tư vào phương tiện vận tải thấp nhất, chỉ bằng một nửa so với năm 2007,2008

- Đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý như mua thêm máy photocopy, máy điều hoa, máy tính, máy in…

Trong đó vốn dành cho mua máy tính và máy điều hòa chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư dành cho thiết bị, dụng cụ quản lý. Năm 2004 công ty mua thêm thiết bị đo chu vi và độ giảm áp với giá trên 1 tỷ làm cho vốn phải chi cho thiết bị dụng cụ quản lý trong năm này tăng khá cao so với các năm như 2006, 2007, 2008. Vốn đầu tư vào thiết bị dụng cụ quản lý có xu hướng tăng lên nhưng không đều cụ thể năm 2007 và năm 2008 đều tăng lên so với năm 2006, năm 2007 tăng 64,028 triệu đồng, năm 2008 tăng so với năm 2006 là 36,288 triệu đồng. Nhưng năm 2008 lại có xu hướng giảm so với năm 2007.

Để có thể hiểu rõ hơn lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực nào nhiều nhất ta có thể xem bảng sau:

Bảng 1.9. Cơ cấu VĐT vào TSCĐ theo1 số lĩnh vực giai đoạn 2006- 2008

Đơn vị tính: %

Nội dung Năm 2006 Năm2007 Năm 2008

-∑VĐT vào TSCĐ 100% 100% 100%

Trong đó:

-ĐT nhà xưởng, vật kiến trúc 22% 53% 17%

-ĐT máy móc thiết bị 40% 30% 38%

-ĐT phương tiện vận tải 26% 14% 28%

Qua bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực không đều nhau. Năm 2006 tỷ trọng vốn đầu tư vào lĩnh vực khá đều nhau trong đó VĐT vào máy móc thiết bị lớn nhất chiếm 40% ∑VĐT vào TSCĐ, VĐT vào nhà xưởng, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý có tỷ trọng chênh lệch nhau không lớn. VĐT phân bổ tương đối đều.

Năm 2007 có sự chênh lệch khá lớn tỷ trọng VĐT theo lĩnh vực. VĐT vào nhà cửa chiếm 53% tương đối lớn trong khi đó VĐT vào thiết bị dụng cụ quản lý chỉ chiếm 3% trong ∑VĐT vào TSCĐ và giảm so với năm 2006. VĐT vào máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 30% và tỷ trọng VĐT vào lĩnh vực này tương đối ổn định trong 3 năm.

Năm 2008 tỷ trọng VĐT cho các lĩnh vưc tương đối đều trong đó tỷ trọng đầu tư cho máy móc thiết bị vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 38%.

1.2.2.2. Đầu tư phát triển vùng nhiên liệu

Nguyên liệu có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển ngành Thuốc lá, đóng vai trò quyết định trong sản xuất thuốc lá điếu. Trong những năm qua, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong phát triển vùng nguyên liệu. Đến nay, vùng nguyên liệu đã được hình thành khá tập trung và tương đối ổn định, năng suất, chất lượng nguyên liệu được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, phục vụ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người nông dân tại địa phương.

Đầu tư vùng nguyên liệu: Công ty thực hiện đầu tư trực tiếp với nông dân dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng vùng nguyên liệu: cung cấp giống, ứng trước vật tư, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, hái sấy và bảo quản, thu mua toàn bộ sản phẩm thuốc lá và xây dựng được một số vùng nguyên liệu có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc điếu và xuất khẩu. Quá trình đầu tư được thực hiện đồng bộ từ cung ứng vốn, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân đến việc xây dựng các trạm thu mua và sơ chế thuốc lá. Vào vụ trồng, công ty cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, theo dõi các khu vực trồng thuốc lá của nông dân, đảm bảo theo đúng quy trình canh tác với định mức 1 cán bộ kỹ thuật/ 20-25 ha thuốc lá. Đồng thời, thường xuyên nghiên cứu và cập nhật những kỹ thuật tiên tiến để chuyển giao kịp thời đến người nông dân. Hàng năm, tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật từ gieo ươm, trồng trọt, chăm sóc đến hái sấy và phân cấp sản phẩm cho các hộ gia đình trồng thuốc lá, tổ chức cho nông dân đi tham quan những vùng trồng nguyên liệu tốt... Đối với vùng trồng thuốc lá, công ty đã đầu tư xây dựng trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… Vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu chủ yếu từ các nguồn sau:

Vốn Ngân sách tập trung cho nghiên cứu đầu tư giống có năng suất và chất lượng cao, cho công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn tại các vùng sâu, vùng xa phục vụ cho vùng trồng cây thuốc lá.

Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá (được trích không quá 5% giá thành nguyên liệu) phục vụ cho trồng và chế biến

Tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác thông qua các mô hình hợp tác xã, liên doanh, liên kết

Bảng 1.10. VĐT phát triển vùng nguyên liệu

Năm ĐVT 2006 2007 2008

VĐT vùng nguyên liệu Tr.đ 232,81 358,95 193,73

Tốc độ tăng định gốc % - 54,18% -16,78%

Tốc độ tăng liên hoàn % - 54,18% -46,03%

Tỷ trọng so ∑ VĐT % 8,4% 3,45% 3,88%

Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT vùng nguyên liệu cao nhất tăng 54,18% do năm 2007 công ty đã đầu tư xây dựng khá nhiều trạm nguyên liệu thuốc lá, xây dựng lò sấy tập trung và hỗ trợ cho nông dân xây dựng, lò sấy hộ gia đình quy mô nhỏ, hỗ trợ các địa phương phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, trường học ở các vùng khó khăn của Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy…Năm 2008 VĐT vùng nguyên liệu có xu hướng giảm chỉ còn 189.73 triệu đồng, có tốc độ tăng liên hoàn -47,14%

Đầu tư xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu: Trong sản xuất nguyên liệu thuốc lá, việc phân cấp thuốc lá đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng thuốc lá điếu. Việc áp dụng tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu sẽ là cơ sở cho việc quản lý, thu mua, giao nhận, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phối chế thuốc lá điếu và phục vụ xuất khẩu. Hiện nay, mỗi quốc gia đều có hệ thống phân cấp nguyên liệu riêng. Ví dụ đối với thuốc lá vàng sấy, tiêu chuẩn phân cấp của Mỹ gồm 153 cấp, Trung Quốc: 40 cấp, Malaixia: 21 cấp. ở nước ta, với thuốc lá vàng sấy, hiện nay đã áp dụng tiêu chuẩn ngành TCN 26-1- 02 khá tiên tiến cho ngành Thuốc lá. Năm 2010, sẽ xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn phân cấp thuốc lá nguyên liệu chi tiết theo vị bộ, mầu sắc, nhóm chất lượng...hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tạo thuận lợi trong giao dịch thương mại.

Bảng 1.11. VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu

Năm ĐVT 2006 2007 2008

VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu

Tr.đ 119,763 228,941 102,559

Tốc độ tăng định gốc % - 91,16% -14,36%

Tốc độ tăng liên hoàn % - 91,16% -55,2%

Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu cao nhất tăng 91,16%.Năm 2008 VĐT vùng nguyên liệu có xu hướng giảm chỉ còn 189.73 triệu đồng, có tốc độ tăng liên hoàn -47,14%

Hiện nay, Công ty đã thực hiện 2 mô hình cơ bản về đầu tư vùng nguyên liệu cho nông dân:

+ Mô hình 1: Công ty nguyên liệu đầu tư ứng trước các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp hạt giống, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trong quá trình sản xuất. Lò sấy là của nông dân tự xây theo thiết kế do Công ty nguyên liệu cung cấp, Công ty hỗ trợ cho vay vốn một phần hay tòan bộ. Sau khi sấy nguyên liệu xong, nông dân mang lại tổ sấy để cân, nhập và khấu trừ công nợ theo hợp đồng đã ký từ đầu vụ; + Mô hình 2 (đầu tư gián tiếp): Mô hình này về nội dung đầu tư giống mô hình đầu tư trên nhưng khác mô hình trên là giữa công ty và người nông dân còn có đối tác thứ 3 là những người bỏ vốn xây dựng nhiều lò sấy làm trung gian. Đây là mô hình nhằm phát huy tiềm năng về vốn, kinh nghiệm của nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư.

1.2.2.3. Đầu tư nâng cao trình độ Cán bộ - công nhân viên chức

Đầu tư nhân lực là 1 trong những hoạt đọng không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty thuốc lá Thanh Hóa đội ngũ lao động được lựa chọn, có trình độ chuyên môn nhất định

Chất lượng lao động có tính chất quyết định tới khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy đầu tư nâng cao năng lực nguồn lao động mang tính sống còn đối với công ty trong tình hình hiện nay. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực của công ty thể hiện thong qua chính sách đào tạo, chế độ lương, thưởng, trợ cấp áp dụng cho người lao động dể khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn

- Công tác tuyển dụng: Công ty thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng và các trường trung cấp thuộc tỉnh và vùng lân cận, con em cán bộ trong công ty. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty hành năm công ty luôn có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được Công ty quan tâm đầu tư, có định hướng và chương trình đào tạo dài hạn. Trong những năm qua, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn đi công tác nước ngoài học tập về các lĩnh vực: Quản lý kinh tế, marketing, công nghệ sản xuất thuốc lá của các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, ấn Độ… Riêng năm 2005, Công ty đã thực hiện chương trình đào tạo dài hạn chuyên sâu thông qua việc cử CBCNV cùng CBCNV của tổng công ty sang Trung Quốc đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật thuốc lá. Có thể nói, 5 năm qua, đội ngũ cán bộ KHCN của Công ty ngày càng phát triển, tiếp thu được kỹ thuật hiện đại, chuẩn bị tích cực cho tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong quá trinh đào tạo công ty bố trí hợp lý và khoa học để người

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w