2 Chi phí đào tạo BQ 1 lượt ngườ
1.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Hiệu quả đầu tư trong công ty được xem xét theo 2 góc độ: hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
1.3.2.1. Nhóm phản ánh hiệu quả tài chính
● Sản lượng tăng thêm so VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so với tổng mức VĐT phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư bỏ ra tạo ra bao nhiêu mức tăng của sản lượng.
Bảng 1.17. Sản lượng tăng thêm so VĐT
TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑Vốn đầu tư Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Sản lượng Tr.bao 111,634 113,587 116,253 3 ∆ Sản lượng Tr.bao - 1,953 2,666 4 ∆Sản lượng/∑VĐT Lần - 0,0001878 0,000535 ( Nguồn: Phòng kế toán)
Sản lượng tăng thêm của các năm có xu hướng gia tăng. Năm 2006 có sản lượng thấp nhất 111,634 triệu bao. Năm 2007 sản lượng 113,587 triệu bao tăng 1,953 triệu bao so với năm 2006. Năm 2008 Sản lượng 116,253 tăng thêm 2,666 triệu bao so với năm 2007. ∆Sản lượng/VĐT năm 2008 là cao nhất 0,000535, thể hiện 1 đồng VĐT bỏ ra tạo ra được 0,000535 mức tăng của sản lượng. Năm 2007 ∆Sản lượng/ VĐT chỉ đạt 0,0001878, 1 đồng VĐT bỏ ra chỉ thu được 0,0001878 mức tăng của sản lượng. Nhìn chung 1 đơn vị VĐT bỏ ra mức tăng của sản lượng còn thấp và có xu hướng tăng.
● Doanh thu tăng thêm so với VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong 1 năm của công ty với tổng mức VĐT. Chỉ tiêu này cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị VĐT
Bảng 1.18. Doanh thu tăng thêm so với VĐT
TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑Vốn đầu tư Tr.đ 2.768,01 10.401,4 4.983,42 2 Doanh thu Tr.đ 356.196 437.165 465.012 3 ∆ Doanh thu Tr.đ - 80.969 27.847 4 ∆DT/∑VĐT Lần - 7,8444 5,5879 ( Nguồn Phòng kế toán)
Ta thấy doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư có xu hướng giảm từ 7,8444 năm 2007 xuống còn 5,5879 năm 2008. Doanh thu có xu hướng tăng lên từ 356.196 triệu đồng năm 2006 lên 465.012 triệu đồng năm 2008.
● Tỷ suất sinh lời VĐT
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong 1 năm so với tổng VĐT trong 1 năm của công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT phát huy tác dụng tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm.
Bảng 1.19. Tỷ suất sinh lời VĐT
TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑VĐT Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Lợi nhuận Tr.đ 4.500 5.122 5.735 3 ∆ Lợi nhuận Tr.đ - 622 613 4 ∆Lợi nhuận/ ∑VĐT Lần - 0,05979 0,123 (Nguồn: Phòng kế toán)
Ta thấy lợi nhuận hàng năm của công ty ngày càng tăng từ năm 2006 là 4.500 triệu đồng lên 5.735 triệu đồng năm 2008. có được kết quả vậy do doanh thu tăng đều qua các năm mặt khác doanh nghiệp lại tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận tương đối cao. Tỷ suất sinh lời VĐT có xu hướng tăng từ 0,05979 năm 2007 lên 0,123 năm 2008 thể hiện hiệu quả sử dụng VĐT phát triển của doanh nghiệp tăng tuy nhiên trị số này của công ty tương đối thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng VĐT phát triển chưa cao.
1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
● Mức thu nhập công nhân viên tăng thêm so VĐT
Thu nhập của cán bộ công nhân viên thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trong mấy năm qua do chú trọng vào đầu tư nên tình hình sản xuất kinh doanh công ty khá khả quan nên mức lương của người lao động trong công ty luôn được cải thiện
Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị VĐT đem lại mức thu nhập tăng thêm bao nhiêu.
Bảng 1.20. Mức thu nhập công nhân viên tăng thêm so VĐT
TT Năm ĐVT 2006 2007 2008 1 ∑VĐT Tr.đ 2.468,01 10.401,4 4.983,42 2 Lương BQ 1 lao động Tr.đ 1,500 1,620 1,800 3 ∆Lương BQ Tr.đ - 0,12 0,18 4 ∆Lương BQ/∑VĐT Lần - 0,000012 0,000036 (Nguồn: phòng kế toán)
Mức lương từ năm 2006 – 2008 liên tục được cải thiện.Tiền lương bình quân đã tăng từ 1,500 triệu đồng năm 2006 lên 1,8 triệu năm 2008.Năm 2007 tăng 8% so với năm 2006. Năm 2008 tăng hơn 11% so với năm 2007 Số lượng lao động cũng gia tăng theo các năm thể hiện đời sống của nhân viên và công nhân trong công ty ngày càng được nâng cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
● Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước
- Nhờ doanh thu hàng năm tăng lên mà mức đóng góp vào ngân sách tăng lên. Cụ thể:
Bảng 1.21. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước
Năm ĐVT 2006 2007 2008
Nộp ngân sách Tr.đ 142.340 146.231 149.431
Tốc độ tăng định gốc % - 2,73% 4,98%
Tốc độ tăng liên hoàn % - 2,73% 2,19%
Mức đóng góp vào ngân sách có xu hướng tăng qua các năm tuy mức tăng không đáng kể. Năm 2007 có tốc độ tăng liên hoàn 2,73%, năm 2008 có tốc độ tăng liên hoàn 2,19%.
- Nhiều năm qua, cùng với việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, Công ty đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà nước giao về công tác xóa đói, giảm nghèo, tham gia phát triển kinh tế các xã vùng sâu, vùng xa. Ðến nay, Công ty trợ giúp 1 tỷ đồng giúp bà con vùng trồng cây thuốc lá bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, hạn hán và sâu bệnh; 0,03 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng, sửa chữa đường sá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, trường học... ở địa phương và vùng.
1.3.3. Hạn chế
1.3.2.1. Nguyên liệu chế biến có chất lượng, sản lượng không đều
Thứ nhất: Trong quá trình sản xuất của Công Ty thì vấn đề nguyên
liệu là một bài toán khó, do tâm lý của người dân cũng như bản chất của cây thuốc lá nên diện tích loại cây này đang dần thu hẹp, người dân chuyển sang trồng cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, cũng như những cây có nguồn thu ổn định hơn. Do vậy sản lượng của vùng nguyên liệu không đều qua các năm do người dân không còn chú trọng chăm sóc cây thuốc như trước nữa.
Thứ hai: Lượng vốn để đầu tư vào phát triển vùng nguyên liệu còn ít, công ty chưa quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng cho việc trồng nguyên liệu.
Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sơ chế chưa có đầu tư đúng dẫn đến bị động trong sản xuất.
1.3.2.2. Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa sát với yêu cầu thực tế, số cán bộ kỹ thuật, quản lý giỏi còn ít
Thứ nhất: Công tác quy hoạch đào tạo cán bộ chưa được chuẩn bị kỹ nên cán bộ đào tạo vừa thiếu lại vừa thừa, số cán bộ kỹ thuật, quản lý, công nhân lỹ thuật có tay nghề giỏi thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thứ hai: Chính sách thu hút nhân lực chư hấp dẫn nên hàng năm có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng là con em cán bộ trong công ty và vùng lân cận nhưng có rất ít người về công ty làm việc.
Thứ ba: Vốn đầu tư phát triển nhân lực chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2008 là 2,04% trong tổn vốn đầu tư, đây là 1 tỷ lệ tương đối thấp. Hoạt động đào tạo chủ yếu thông qua hình thức đi học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các công ty khác cùng ngành còn đào tạo trường lớp chính quy chiếm tỷ lệ không cao.
1.3.2.3. Công nghệ, máy móc thiết bị được đầu tư còn tương đối lạc hậu
Thứ nhất: Trình độ công nghệ của công ty chỉ ở mức trung bình so với công ty cùng ngành, vì thế trong quá trình sản xuất làm tiêu hao khá nhiều nguyên vật liệu và ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm.
Thứ hai: Hệ thống thiết bị được hình thành từ nhiều nguồn như: Trung Quốc, Anh, Đức, Ý…nên tính đồng bộ chưa cao.
Thứ ba: Do trình độ vận hành của kỹ sư và công nhân kỹ thuật còn hạn chế, mạt khác do vốn đầu tư chứ nhiều nên công nghệ được nhập về chưa phải là hiện đại nhất, vì thế trong quá trình hoạt động công
Thứ nhất: Mặc dù nguồn vốn trong công ty được huy động từ nhiều nguồn nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
Thứ hai: Công ty chưa có chính sách hấp dẫn để thu hút vốn từ công nhân viên. Đó là điều đáng tiếc vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng thấp lại làm tăng sự gắn bó của công ty với người lao động.
Thứ ba: Quy mô công ty nhỏ nên khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn. Đây là việc cản trở lớn đối với việc tăng cường hoạt động đầu tư tại công ty.
Thứ tư: Chưa có kế hoạch sử dụng vốn chính xác dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong khi thi công và nhiều công trình ứ đọng vốn.