Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại Habubank giai đoạn 2004 2008 (Trang 34 - 42)

Cán bộ thẩm định xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối,tương đối giữa các năm,chủ yếu phân tích tập trung vào những nội dung sau:

- Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn.

- Luân chuyển tài sản:Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền;Tình trạng các khoản phải thu,khoản phải thu khó đòi,dự phòng các khoản phải thu khó đòi,vòng quay các khoản phải thu ;Tình trạng tồn kho,hàng tồn kho kém phẩm chất,dự phòng giảm giá hàng tồn kho,vòng quay hàng tồn kho.

- Tình trạng nguồn vốn:Nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn,tình hình vay trả của khách hàng với các khoản nợngắn hạn;nợ dài hạn thời hạn của các khoản nợ vay.

- Khả năng thanh toán.

C,Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Cán bộ thẩm định tập hợp số liệu về:

- Doanh thu và số lượng các loại sản phẩm hàng năm.

- Biến động tổng chi phí cũng như các yéu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất ra sản phẩm cũng như các yếu tố ảnh hưởng trongtoàn doanh nghiệp.

- Tính tỷ suất lợi nhuận trước thuế,sau thuế so với doanh thu,vốn chủ sở hữu và tổng tài sản.

Đánh giá nguyên nhân việc tăng giảm doanh thu,chi phí,lợi nhuận của sản phẩm,dự đoán xu hướng tăng giảm doanh thu,chi phí,lợi nhuận trong tương lai.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp:Về cơ cấu tài sản nguồn vốn,cong nợ,khả năng thanh toán,khả năng tự chủ tài chính…

- Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:Về doanh thu,chi phi,lợi nhuận…

- Hướng xử lý cac tồn tại của doanh nghiẹp trong thời gian tới.

D,Phân tích các chỉ số tài chính.

- Phân tích tỷ lệ tài chính của các năm khác nhau.

Được vận dụng khi đánh giá kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp qua nhiều năm.So sánh hoạt động hiện tại với quá khứ cho phép người phân tích đánh giá tính khả thi của kế hoặch dự kiến.Theo dõi diễn biến của nhiều năm sẽ giúp cho việc lập kế hoặch tài chính của các năm sau.Bất cứ sự thay đổi đáng kể nào liên quan tới một tỷ lệ tài chính cụ thể cũng cần hàm chứa một vấn đề đặc biệt.Nguyên tắc vận dụng phương pháp phân tích này là phân tích giữa hiện tại và quá khứ,giữa kế hoặch và thực tế để xác định diễn biến và để đưa ra các biện pháp khắc phục.

Phân tích tỷ lệ này giúp cho người phân tích xác định tính hợp lý,mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính dự kiến của công ty,qua đó đánh giá tính thực tiễn, mơ hồ,qua lạc quan hay thận trọng của công ty.

Các công thức cơ bản để xác định tỷ lệ tài chính,phân chia theo nhóm tỷ lệ sau:

+ Chu trình lưu chuyển tiền mặt.

Chu trình lưu chuyển tiền mặt là quá trình một doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu,sau đó chuyển đổi từ nguyên vật liệu sang thành phẩm,bán hàng và thu lại tiền.

Chu trình lưu chuyển tiền mặt=Vòng quay hàng tồn kho+Vòng quay các khoản phải thu.

Các nhu cầu bổ sung vốn lưu động sẽ cân bằng khicác khoản chênh lệch tài chính đều được bù đắp từ việc chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp/người cho vay.

Hầu hết các công ty đều không bao giờ có được một chu trình lưu thông tiền tệ hoàn hảo,có nghĩa là công ty nào cũng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động.

Các công ty sẽ phải đi vay để bù đắp khoản chênh lệch này. Đây là hình thức truyền thống trong hoạt động ngân hàng.Ngân hàng sẽ phải tính toán các nhu cầu bổ sung vốn lưu động để cơ cấu lại kỳ hạncủa các khoản sao cho phù hợp.

Ví dụ đối với Thẩm định cho vay vốn đối với dự án vay vốn trung hạn tiến hành sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị công nghiệp và tự động hoá AUMI,cán bộ thẩm định đã tính toán đươc các chỉ tiêu như sau:

Chỉ tiêu hoạt động Năm 2006 Năm 2007 2008

Vòng quay vốn lưu động 3,76 2,83 1,67

Vòng quay hàng tồn kho. 5,86 7,27 8,11

+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

Thước đo tiền mặt=Tồn quỹ tiền mặt bình quân+Tài sản có thể chuyển thành tiền dễ dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên,nếu bằng hoặc lớn hơn số nợ thanh toán thường xuyên là tốt.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành bằng=Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn/Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả nợ ngắn hạn,tỷ lệ này lớn hơn một là tốt.

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi,quy mô mà yêu cầu của các chủ nợ được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh=Đầu tư ngắn hạn +Tiền/Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi được thành tiền mặt để trả nợ.Tỷ lệ này lớn hơn 0,5 là tốt.

Chỉ số nợ trên vốn=Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu.

Chỉ số này phản ánh tính ổn định tài chính và khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp.Chỉ số này đo lường tỷ lệ đòn bẩy của doanh nghiệp và mức độ sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh.

Chỉ số nợ=Tổng công nợ/Tổng tài sản.

Chỉ số này phản ánh tỷ lệ tài sản cảu doanh nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay.Chỉ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệpvà tình hình kinh doanh(chỉ số lớn phản ánh nghĩa vụ trả nợ lớn).

Ví dụ cũng đối với hồ sơ vay vốn trên:

Chỉ tiêu thanh khoản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Hệ số thanh toán hiện hành 2,87 2,74 6,33

Hệ số thanh toán nhanh. 1,77 2,39 5,71

Hệ số thanh toán tiền mặt 0,87 1,38 1,20

Thời gian thanh toán công nợ. 17,29 39,89 44,59 + Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động.

Vòng quay vốn lưu động=Doanh thu thuần/Tài sản lưu động bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

Vòng quay hàng tồn kho=Gía vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân.

Chỉ tiêu này phản ánh số lần bán hàng tồn kho bình quân trong năm.Thông thường chỉ số này càng thấp cho thấy tốc độ bán hàng chậm và rủi ro hàng không bán được là cao và có thể cho thấy những khó khăn trong lưu chuyển tiền tệ.Chỉ tiêu này càng nhanh càng tốt.

Vòng quay thu hồi nợ=Doanh thu thuần/Giá trị phải thu bình quân.

Chỉ tiêu này phản ánh số lần thu hồi nợ bình quân trong năm.Nếu lấy 360 ngày chia cho chỉ số này sẽ có số ngày thu hồi nợ bình quân. Đồng thời đây cũng là công cụ hữu hiệu cho thấy có thể có vấn đề về nợ khó đòi và khó khăn trong lưu chuyển tiền tệ.

Chu kỳ thu hồi vốn trung bình=Các khoản phải thu/Tiền bán hàng trung bình một ngày.

Chỉ tiêu này cho biết chất lượng các kjhoản phải thu,thời gian hoạt động vốn có hợp lý hay không,tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.

Hệ số quay vòng cá khoản phải thu=Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ thu hồi các khoản nợ.Hệ số quay vòng nhanh thì tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh.

Thời gian thanh toán binh quân =360 ngày*Khoản phải trả bình quân/Mua hàng trong năm.

Chỉ tiêu này chủ yếu áp dụng cho các công ty sản xuất và thương mại,nó phản ánh số ngày nợ cho người bán bình quân trong năm cũng như cho thấy được khả năng duy trì quan hệ với các nhà cung cấp của công ty.Nững biến động trong chỉ số này có thể phản ánh vấn đề về thanh khoản của công ty.

Chỉ số sử dụng tài sản=Doanh thu thuần/Tổng tài sản có.

Chỉ số này phản ánh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản có để tạo ra doanh thu.Chỉ sốnày càng cao chó thấy mức độ sử dụng tài sản có càng hợp lý.Khi tính toán chỉ số này người ta thường không bao gồm các khoản đầu tư dài hạn trong tổng tài sản có.

+ Nhóm chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận gộp=Doanh thu thuần –Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần. Tỷ suất này đo lường mức độ sinh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ của công ty.Những biến động trong lãi gộp có thể cho thấy được cả những tiềm năng và nguy cơ đe doạ đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi hoạt động=Thu nhập trước thuế và lãi/Doanh thu ròng.

Tỷ suất này đo lường lãi hoạt động của công ty và tương quan giữa doanh thu thuần và chi phí.Những biến động trong lợi nhuận hoạt động có thể cho thấy sự biến động về chi phí bán hàng và quản lý không tương xứng với sự biến động về doanh thu.

Khả năng sinh lời tổng tài sản=Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản.Tỷ lệ này càng cao càng tốt.Nó đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp.Tỷ suất thấp cho biết tài sản của doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả.

Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu=Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên vốn chủ sở hữu và phản ánh ảnh hưởng kết hợp của cả quản trị tài sản,tài chính và thuế.Một đồng vốn chủ sở hữu tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu này cho biết năng lực kinh doanh,cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận,và đo lường khả năng sinh lời chung của doanh nghiệp, đã tính đến lãi vay và thuế.Tỷ suất này càng cao càng tốt.

Tỷ suất đảm bảo trả lãi=Thu nhập trước lãi và thuế/Chi phí lãi.

Chỉ số này phản ánh tình hình chi phí đi vay trong quan hệ với thu nhập. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng về khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn của doanh nghiệp đối với những người cho vay.

Ví dụ cũng đối với dự án trên,trong việc tính toán các chỉ tiêu thu nhập:

Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi. Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 40,55% 41,63% 42,59%

LN từ HĐKD/Doanh thu thuần 2,63% 2,85% 1,21%

ROA 5,18% 4,49% 1,41%

ROE 7,64% 6,77% 1,87%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thúê. 17,90% -57,77%

+ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn.

Hệ số nợ=Tổng số nợ phải trả/Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay.Hệ số này càng nhỏ càng an toàn.

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp=TS lưu động/Tổng tài sản.

Vốn lưu động thường xuyên=Tài sản lưu động -Nợ ngắn hạn.

Chỉ tiêu này cho biết phần nguồn vốn ổn định dùng vào việc tài trợ cho nhu cầu kinh doanh.Chỉ tiêu này càng lớn càng an toàn.

Ví dụ về việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn của doanh nghiệ,cũng ví dụ trên:

Chỉ tiêu cơ cấu TS,NV Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. 32,2% 34,53% 15,38%

Hệ số TSCĐ/Vốn chủ sở hữu. 11,4% 5,6% 2,75%

Tốc độ tăng tài sản 71,98% 12,46%

+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đánh giá sự tăng trưởng cảu doanh thu,lợi nhuận,tổng tài sản,doanh số tiền gửi…qua các thời kì(bằng cả số tuyệt đối và tương đối).

Tốc độ tăng trưởng doanh thu=Doanh thu kỳ hiện tại/Doanh thu kỳ trước- 1.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận=Lợi nhuận kỳ hiện tại/Lợi nhuận kỳ trước-1. Trên cơ sở những chỉ tiêu đã tính toán,kết hợp với việc đi kiểm tra tình hiònh thực tế của doanh nghiệp để có những phân tích, đánh giá chính xác về doanh nghiệp.

1.1.7.3.Thẩm định tài chính dự án đầu tư.

A.Tổng chi phí dự án.

- Lượng vốn cần thiết là bao nhiêu và từ những nguồn nào?

- Ý kiến cơ bản cảu các nhà tài trợ và các bên tham gia,thể hiện sự quan tâm thật sự của họ đối với dự án trong quá trình thi công,quá trình vận hành và quá trình Maketting.

Bản kế hoạchnguồn vốn được lập vắn tắtvà quy đổi theo giá trị bản tệ.

Tổng chi phí của dự án Ngoại tệ Bản tệ Tổng số

Tài sản cố định (hạng mục chính) Vốn lưu động bổ sung Các khoản khác Nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn dự kiến vay

Các khoản vay dài hạn khác

Tổng

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định cho vay vốn trung và dài hạn tại Habubank giai đoạn 2004 2008 (Trang 34 - 42)