Bảo vệ SLSP (Short Leap Shared Protection)

Một phần của tài liệu Đồ án : Nguyên lý ghép kênh quang theo bước sóng WDM. (Trang 47 - 49)

a. Nhóm liên kết có chung ri ro (SRLG)

SRLG là tham số đặc trưng cho trạng thái của một liên kết, nó thể hiện mức độ sẵn sàng sử dụng (khả dụng) của nguồn tài nguyên dự phòng đối với một tuyến hoạt động. Người ta quy định rằng hai tuyến hoạt động có cùng nguy cơ xảy ra sự cố thì không thể dùng chung cùng nguồn tài nguyên dự phòng. Tính toán SRLG đối với một liên kết hoặc một nút là nhận dạng nguồn tài nguyên mạng không thể sử dụng cho mục đích dự phòng cho các tuyến hoạt động mới được thiết lập có sử dụng nút hoặc liên kết đó. Mục đích của các ràng buộc SRLG là đảm bảo khả năng khôi phục 100% sự cốđối với các nút hoặc các liên kết của mạng.

Đối với phương thức bảo vệ dùng chung, khi các tuyến hoạt động và dự phòng có bước sóng khác nhau, nghĩa là bước sóng của các tuyến này ở các mặt phẳng bước sóng khác nhau, ràng buộc SRLG làm hạn chế hiệu suất mạng hơn so với khi các tuyến này có cùng bước sóng. Rõ ràng là tình huống thứ nhất (nghĩa là trường hợp bước sóng giống nhau) cho hiệu quả sử dụng tài nguyên tốt hơn trường hợp thứ 2 do việc sử dụng bước sóng mềm dẻo hơn. Tuy nhiên trường hợp thứ nhất cần sử dụng thêm các bộ thu phát khả chỉnh (tunable) và các bộ khuếch đại quang tại mỗi nút nên chi phí cao. Ở trường hợp sau, ràng buộc SRLG chỉ tồn

tại nếu hệ thống có nhiều sợi quang, khi đó hai hay nhiều bước sóng trên cùng mặt phẳng bước sóng có thể có cùng SRLG.

b. Mô t SLSP

SLSP là phương thức bảo vệ dùng chung đầu cuối-đến-đầu cuối được phát triển dựa trên phương thức bảo vệ dùng chung theo tuyến và theo liên kết để cung cấp dịch vụ chất lượng hơn và giảm nghẽn trên mạng. Ý tưởng chính của SLSP là chia nhỏ tuyến hoạt động thành các đoạn (segment) có chiều dài bằng nhau và chồng lấn lên nhau, mỗi tuyến được gán (gán theo nút nguồn) một chỉ số nhận dạng miền bảo vệ (ID) như chỉ ra trên hình 4.2. Kích thước của miền bảo vệ (hay miền P) được định nghĩa bằng số chặng trên tuyến ngắn nhất giữa PSL và PML trong miền P.

SLSP thực hiện tiến trình khôi phục chỉ trong phạm vi miền P xác định trước thay vì trên toàn tuyến. Với việc chia nhỏ tuyến hoạt động thành các đoạn thì việc khôi phục có thể được đảm bảo bằng cách giới hạn kích thước (hay tổng khoảng cách của đoạn tuyến hoạt động và dự phòng) mỗi tuyến hoạt động của miền P.

Hình 4.2. Miền bảo vệ P trong bảo vệ SLSP

Hình vẽ 4.2 minh hoạ một tuyến được thiết lập chế độ bảo vệ SLSP. Nút A là nút nguồn và nút N là nút kết cuối. Miền P thứ nhất (miền bảo vệ 1) bắt đầu ở nút A

và kết thúc ở nút F. Miền bảo vệ 2 từ nút E tới nút J và miền bảo vệP thứ 3 là từ nút I tới nút N. Trong trường hợp này các cặp nút (A,F), (E,J) và (I,N) tương ứng với các cặp nút nguồn đích trong mỗi miền P. Do mỗi miền P chồng lấn với miền

P lân cận nó nên một lỗi đơn xuất hiện trên một liên kết hoặc một nút trên tuyến đều có thểđược xử lý tại ít nhất một miền P. Sau khi xuất hiện một lỗi trên tuyến hoạt động, nút nguồn của miền Pđược thông báo để kích hoạt chức năng chuyển lưu lượng sang hướng dự phòng. Chẳng hạn, lỗi xuất hiện trên liên kết C-D hoặc trên nút C thì sẽđược khoanh vùng bởi nút F. Lỗi xuất hiện trên liên kết E-F hoặc trên nút F được khoanh vùng bởi nút J. Trong trường hợp thứ nhất, nút F gửi thông tin báo cho nút A biết rằng đã xuất hiện lỗi trong miền P. Trong trường hợp thứ 2, nút J sẽ gửi thông tin báo cáo nút E về sự cố. Sau khi nhận được thông tin sự cố, nút nguồn (A hoặc E) sẽ gửi gói tin kích hoạt hướng dự phòng cho tất cả

các nút trên hướng dự phòng trong miền Pđó. Sau đó, lưu lượng sẽđược chuyển sang hướng dự phòng.

c. Phân b min bo v

Người ta thường sử dụng thuật toán thay thế thích nghi FAR để xác định đường cho tuyến hoạt động. Mỗi nút được trang bị bảng định tuyến chứa thông tin về các tuyến tới tất cả các nút khác trong mạng, các tuyến này dự kiến được sử dụng như là các tuyến thay thế, trong đó số lượng các tuyến được chuẩn bị trước này tuỳ thuộc vào kích cỡ mạng. Khi có yêu cầu kết nối, nút nguồn sẽ kiểm tra lại trong bảng định tuyến các tuyến thay thế từ bản thân nó tới nút đích, thử các bước sóng khả dụng cho các tuyến thay thế và gán PSL và PML cho các tập nút tuỳ thuộc vào yêu cầu về tốc độ và thời gian khôi phục kết nối. Các nút được coi là PSL sẽ truy vấn thuật toán định tuyến để cấp phát tuyến dự phòng và hình thành nên miền P.

Sử dụng hình 4.2 làm ví dụ minh hoạ. Giả sử rằng W1 là tuyến hoạt động đang sử dụng. Nút nguồn sẽ gán nút các PSL là nút EI; các nút PML là FJ. Mỗi nút PSL, nghĩa là A, EI sẽ tính toán phần mạng dư thừa bằng cách loại bỏ khỏi mạng toàn bộ tuyến hoạt động (trừ nút PML tương ứng với nó) cũng như phần tài nguyên dự phòng không thoả mãn ràng buộc SRLG. Sau đó, PSL thực hiện thuật toán tìm đường ngắn nhất để xác định đoạn tuyến bảo vệ trong miền P của nó.

Một phần của tài liệu Đồ án : Nguyên lý ghép kênh quang theo bước sóng WDM. (Trang 47 - 49)