Các chiến lược chức năng trong doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 25 - 35)

Chiến lược chức năng là các chiến lược xác định cho từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Trong hệ thống các chiến lược mà doanh nghiệp xây dựng, các chiến lược chức năng đóng vai trò là các chiến lược giải pháp để thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. Chính vì vậy các chiến lược chức năng được hình thành trên cơ sở của chiến lược tổng quát và các kết quả cụ thể về phân tích và dự báo môi trường, đặc biệt là thị trường.

Mỗi chiến lược chức năng vừa mang tính độc lập tương đối, giải quyết những giải pháp chiến lược tương đối trọn vẹn trong một lĩnh vực hoạt động chức năng cụ thể; mặt khác, các bộ phận chiến lược chức năng lại vừa phải có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Trong mỗi thời kỳ chiến lược, để đảm bào các điều kiện thực hiện hệ thống mục tiêu chiến lược, doanh nghiệp phải hoạch định nhiều chiến lược chức năng khác nhau: chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực , chiến lược nghiên cứu và phát triển, chiến lược sản xuất, chiến lược mua sắm và dự trữ, chiến lược tài chính.

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Chiến lược marketing có mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng trước những thay đổi của cầu thị trường và của đối thủ, đòng thời chuẩn bị phương án ứng phó với những cơ hội và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kì chiến lược.

Các mục tiêu cụ thể là:

- Doanh thu bán hàng hoặc thị phần trong thời kỳ chiến lược.

- Những mục tiêu phát triển thị trường về khu vực địa lí hoặc cơ cấu khách hàng.

- Phát triển các kênh tiêu thụ.

- Các sản phẩm mới và hoặc khác biệt hoá sản phẩm,……

Nhiệm vụ cụ thể của hoạt động marketing nói chung và cho từng hoạt đọng cụ thể, ở từng phân đoạn thị trường cụ thể thường gần với các nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động quảng cáo; cho hoạt động tiếp thị, khuyến mại; và gắn với việc cung cấp thông tin để phát triển sản phẩm

b, Nội dung và giải pháp chủ yếu

Theo Igor Ansoff thì chiến lược marketing bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa. Cụ thể hơn, có thể coi chiển lược marketing bao gồm phân tích các cơ hội thị trường, đáp ứng những yêu cầu thị trường bằng cách thực hiện những thay đổi cần thiết trong sản phẩm (dịch vụ), tiến hành những biện pháp giá cả và các biện pháp thúc đẩy, quảng cáo và đánh giá, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối.

Để hoạch định chiến lược marketing phù hợp với từng thời kì phải phân tích các vấn đề cụ thể sau:

- Doanh nghiệp đang kinh doanh gì và sẽ kinh doanh gì trong thời kì chiến lược?

- Vị trí hiện tại của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh như thế nào?Doanh nghiệp muốn đạt được thị phần là bao nhiêu?

- Ai đã và sẽ là khách hàng, đâu đã và sẽ là thị trường của doanh nghiệp?

- Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp dưới con mắt của khách hàng chủ yếu?

- Mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp đối với việc cải thiện tình hình lợi nhuận?

- Chiến lược và giải pháp cải tiển sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào?

- Lợi thế mạnh nhất của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp đã và sẽ sử dụng lợi thế này như thế nào?

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp đã và sẽ như thế nào?

- Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì mới của thị trường?

`Các giải pháp chiến lược marketing chủ yếu thường là các giải pháp gắn với các vấn đề như nghiên cứu thị trường nhằm xác định tiềm năng thị trường; lựa chọn đối tượng mục tiêu; các giải pháp gắn với chiến lược sản phẩm nhằm định vị doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng cơ hội phát triển thị trường; các giải pháp gắn với xây dựng và củng cố hệ thống kênh phân phối; các giải pháp làm cơ sở cho chính sách giá cả; các giải pháp gắn với lĩnh vực tuyên truyền và quảng cáo; các giải pháp đảm bảo các nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết để thực hiện các mục tiêu của chiến lược marketing

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và khai thác tốt nhất nguồn nhân lực trên thị trường lao động, đảm bảo điền kiện nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược tổng quát của một thời kì chiến lược xác định.

Trong mỗi thời kì chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần xác định các mục tiêu cụ thể cho chiến lược nguồn nhân lực. Các mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực quy định các nhiệm vụ cụ thể của từng thời kì chiến lược. Đó là các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo số lượng lao động gắn với việc thay đổi số lượng lao động bao gồm tăng, giảm đối với từng loại lao động cụ thể;

- Đảm bảo chất lượng lao động bao gồm nâng cao chất lượng lao động đối với từng loại lao động cụ thể;

- Đảm bảo năng suất lao động bao gồm nâng cao năng suất của từng loại lao động ở từng đơn vị bộ phận của doanh nghiệp;

- Đảm bảo thù lao lao động có tính chất cạnh tranh bao gồm giải quyết vấn đề tiền lương và các loại tiền lương;

- Cải thiện điều kiện làm việc của người lao động bao gồm trang thiết bị bảo hộ lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi

b, Các giải pháp chiến lược chủ yếu

* Giải pháp đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động hợp lí.

Đây là giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và có nhiệm vụ đảm bảo số lượng và cơ cấu lao động phù hợp với nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh trong suốt thời kì chiến lược.

* Giải pháp chiến lược về đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Giải pháp này nhằm thực hiện hệ thống mục tiêu chiến lược tổng quát và có nhiệm vụ đảm bảo yêu cầu về chất lượng lao động phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong suốt thời kì chiến lược cụ thể.

* Giải pháp chiến lược đảm bảo tăng năng suất lao động

Giải pháp này nhằm thực hiện được các mục tiêu chiến lược tổng quát và có nhiệm vụ đảm bảo năng suất lao động phù hợp với các yêu cầu sản xuất – kinh doanh trong suốt thời kì chiến lược.

* Giải pháp về thù lao lao động

Đây là giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát và có nhiệm vụ đảm bảo thù lao lao động có tính chất cạnh tranh trong thời kì chiến lược cụ thể.

* Giải pháp về cải thiện điều kiện lao động.

Đảm bảo tại ra điều kiện lao động tốt là điều kiện tăng năng suất lao động, là đảm bảo an toàn lao động cũng như sức khỏe của mọi người lao động. Vì vậy, các giải pháp về cải thiện điều kiện lao động luôn phải được coi trọng đúng mức.

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu của chiến lược nghiên cứu và phát triển là đảm bảo kĩ thuật – công nghệ sản xuất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát đã xác định. Để hoàn thành mục tiêu trên, các chiến lược nghiên cứu và phát triển có thể bao hàm các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khác biệt hoa sản phẩm. - Nghiên cứu phát triển công nghệ mới và / hoặc cải tiến hoàn thiện công nghệ hiện có.

- Nghiên cứu lựa chon công nghệ phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng phương thức chuyển giao công nghệ mới phù hợp.

- Nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện hoặc đổi mới toàn bộ hoặc một bộ phận trang thiết bị công nghệ.

- Nghiên cứu vật liệu mới thay thế các loại vật liệu đang sử dụng.

b, Các giải pháp chiến lược

Các giải pháp chiến lược cụ thể bao gồm:

- Nghiên cứu và phát triển như tổ chức và tổ chức lại đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển ở phạm vi toàn doanh nghiệp phù hợp với các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển đã xác định

- Các giải pháp tài chính: Ngân quỹ dành cho nghiên cứu và phát triển phụ thuộc vào các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cụ thể trong thời kì đó.

- Các giải pháp thuộc các lĩnh vực khác: Các giải pháp này liên quan đến các lĩnh vực hoạt động gắn liền với nghiên cứu và phát triển như tài chính, mua sắm, sản xuất,…Mục tiêu là tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận nghiên cứu và phát triển và các bộ phận có liên quan.

a, Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược

Chiến lược sản xuất có mục tiêu chủ yếu là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phụ hợp với các mục tiêu chiến lược tổng quát, với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí kinh doanh tối thiểu.

Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược sản xuất:

- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa quy mô sản xuất và chi phí kinh doanh sản xuất đơn vị sản phẩm bình quân;

- Xác định các nhiệm vụ sản xuất chiến lược cho toàn doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược cụ thể

b, Các nhân tố và giải pháp

Các nhân tố chiến lược chủ yếu:

- Xây dựng chiến lược sản xuất và liên kết trong sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh sản xuất; tập trung đầu tư cho các yếu tố tạo ra lợi thế chiến lược;

- Hình thành các phương án sản phẩm cụ thể trong thời kì chiến lược;

Các giải pháp chiến lược cần thiết để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đâ xác định trong thời kì chiến lược phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược sản xuất. Trong đó, có thể bao hàm các giải pháp liên quan trực tiếp đến các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất và các giải pháp phối hợp các bộ phận khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ sản xuât.

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Chiến lược mua sắm và dự trữ nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mua sắm nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí kinh doanh tối thiểu và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu chủ yếu phải đạt được là giảm thiểu các rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và xây dựng các nguồn cung ứng nguyên vật liệu dài hạn, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp

b, Nhân tố và giải pháp chủ yếu

Để biến các mục tiêu của chiến lược mua sắm và dự trữ thành hiện thực cần xác định các giải pháp chiến lược cần thiết.

Đó là các giải pháp chiến lược đảm bảo nguồn cung ứng chiến lược nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho quản trị mua sắm và dự trữ như đảm bảo cho nguồn cung ứng chiến lược được duy trì một cách có kết quả và đảm bảo hoạt động quản trị nguồn cung ứng được triển khai có hiệu quả và kết quả.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w