QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY DỆT 8 (Trang 39 - 41)

Trong sản xuất kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm tiếp tục thành công. Trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến, nâng cao và các bước tiến hành được tổng kết đánh giá kịp thời. Do vậy các nhà kinh doanh muốn gữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó thì việc quản trị chất lượng phải được đánh giá và tiến hành một cách nghiêm túc.

Đối với Công ty: chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với tất cả các Công ty sản xuất . Nâng cao chất lượng sản phẩm , làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm,tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của Công ty .

Đối với quốc tế: chất lượng sản phẩm tốt đặc biệt đối với mặt hàng xuất khẩu sẽ làm tăng uy tín của nước ta trên thị trường thế giới.

1. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm :

Để đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong Công ty người ta thường dùng các chỉ tiêu :

- Đối với sản phẩm có thể phân chia được phẩm cấp tốt, trung bình, xấu thì ta dùng phẩm cấp bình quân để đánh giá, công thức xác định mức phẩm bình quân có dạng: C = Trong đó : C: mức phẩm cấp bình quân Ci x ΣQ

Ci: cấp bậc của sản phẩm

Qi: sản lượng sản phẩm của cấp đó

ΣQ: tổng sản lượng của sản phẩm đạt quy cách

Mức phẩm cấp bình quân đạt gần tới 1 có nghĩa là tỷ lệ loại sản phẩm tốt chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng sản lượng, ngược lại nếu mức phẩm cấp bình quân càng xa 1 thì chứng tỏ tỷ lệ loại sản phẩm tốt chiếm trong tổng sản lượng càng nhỏ.

- Đối với loại sản phẩm không phân chia được phẩm cấp thì ta sử dụng chỉ tiêu mức sản phẩm phù hợp với quy cách và mức sản phẩm hỏng. Trong tổng số sản phẩm sản xuất ra và đã kiểm tra thường có 2 loại: loại sản phẩm hợp quy cách và loại sản phẩm hỏng để từ đó ta xác định được tỷ lệ của từng loại trong tổng số sản lượng.

2. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty

Chất lượng sản phẩm của Công ty chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Do đó muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, Công ty cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

Kiểm tra chặt chẽ việc tôn trọng quy trình công nghệ của công nhân, không ngừng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho họ.

Đảm bảo cung ứng vật tư đúng quy cách, phẩm chất chủng loại theo yêu cầu của sản xuất.

Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến đảm bảo cho máy móc hoạt động chính xác và hiệu quả.

Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, thực hiện chế độ thưởng phạt và chế độ trách nhiệm vật chất đối với sản phẩm sản xuất ra.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm

Cải tiến và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý trong Công ty theo hướng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu CƠ CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY DỆT 8 (Trang 39 - 41)