TẠO MÁY ẢO VÀ CÀI XP TRÊN MÁY CHỦ RH

Một phần của tài liệu cac thu thuat trong windown (Trang 30 - 39)

Tạo máy ảo

Như trên đã trình bày VM hoạt động với cơ chế giống như một PC thật. Để tiến hành tạo VM, bạn làm như sau:

1. Gõ lệnh [vmware &] từ dấu nhắc trong cửa sổ Terminal (Bạn không cần đăng nhập vào Root).

Hình 13: Tạo VM trong RH

2. Nếu đây là lần đầu tiên chạy Vmware Workstation, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện 2 điều

Thứ nhất: nhập mã số đăng ký (license) mà hãng Vmware cung cấp cho bạn qua e-

mail hoặc trên đĩa CD.

Thứ hai: đổi tên phần mở rộng các file đĩa ảo thành *.vmdk và các file lưu giữ

tình trạnh tạm dừng của máy ảo *.std thành *.vmss.

Mặc dù các file này chỉ tồn tại nếu máy bạn đã cài Vmware Workstation 2.0 trước đó. Tuy nhiên bạn nên đồng ý với yêu cầu của chương trình.

3. Chọn Run the configuration wizard trong hộp thoại Configuration Wizard 4. Các bước còn lại được tiến hành tương tự như các bước tạo VM trong máy chủ

chạy HĐH Windows XP (đã trình bày bên trên). Chỉ có một lưu ý nhỏ là bạn phải lựa chọn cho phép ổ CD-ROM và ổ đĩa mềm hoạt động

Cài Windows XP trên máy chủ Red Hat 7.1

Quá trình cài XP trên VM trong môi trường RH nên được tiến hành từ đĩa CD cài đặt của HĐH này. Nói chung các bước tiến hành diễn ra bình thường như khi cài XP trên PC thật. Dưới đây, tôi chỉ đề cập tới những điểm đáng lưu ý:

1. Khởi động HĐH chủ RH, gõ [startx] để vào môi trường đồ họa GNOME hoặc KDE

2. Mở Terminal và gõ lệnh [vmware &] để khởi động VMware Workstation

3. Đưa đĩa cài đặt XP vào ổ CD-ROM, rồi nhấn nút Power on trên thanh công cụ của

VMware Workstation

4. Các bước cài đặt XP trên VM từ ổ CD-ROM diễn ra bình thường như trên PC thật. Bạn không phải bận tâm về định dạng đĩa ảo, và hãy trả lời “Không” khi trình cài đặt hỏi bạn có muốn thiết đặt tự động độ phân giải và số lượng mầu hay không.

Hình 14: Cài XP trên VM trong RH

5. Sau khi XP đã khởi động lại, chọn Settings - VMware Tools Install trên thanh công cụ của VMware Workstation để cài đặt trình điều khiển (driver) màn hình cho HĐH khách này.

Các bước còn lại được tiến hành trên máy ảo. Thông thường trình cài đặt VMware

Tool tự động xuất hiện thông báo yêu cầu cài đặt, và bạn hãy thực hiện theo những

chỉ dẫn trên màn hình. Rất có thể XP sẽ thông báo về tính không tương thích của phần mềm. Bạn không phải bận tâm, hãy cứ chọn tiếp tục. Nếu vì một lý do nào đó trình cài đặt không tự động chạy, bạn có thể mở nó từ ổ CD-ROM ảo của VM bằng cách chọn [Start – Run – gõ D:\VmwareTools.exe]

Hình 15: Cài đặt XP thành công

Nguyễn Việt Khoa - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Bách khoa Hà Nội - E-mail: vietkhoabk@hotmail.com

Chương trình ẩn trong Windows XP * Private Character Editor (PCE)

Đây là 1 chương trình nhỏ (EUDCEDIT.EXE trong thư mục Windows/System32) cho phép bạn tạo, sao chép, sửa chữa ký tự bất kỳ - kể cả ký tự đặc biệt hay hình vẽ - để gắn vào một bộ font Unicode nào đó đă cài trong Windows XP. Như vậy, nếu bộ font chữ của bạn không bao gồm ký hiệu giao thông, bạn có thể tạo ra một cái và gắn nó vào bộ font đó. Thậm chí, bạn có thể tạo 1 bộ font Unicode toàn là Logo hay biểu tượng nho nhỏ riêng cho bạn.

* IExpress 2.0

Trong Windows XP, bạn cũng có thể phát hiện ra một chương trình ẩn. Ðó là công cụ tạo ra bộ phần mềm cài tự động hay tạo file nén "biết" tự giải nén. Trong Start/Run gõ IEXPRESS.EXE (bạn cũng có thể chép chương trình nầy từ Win XP sang Windows 9x để chạy).

Khi có được trong tay chương trình này, bạn không cần phải cài thêm các chương trình nén của hãng sản xuất khác như WinZip hay WinRar.

Đưa logo vào Windows System Properties

Vào Control Panel, click vào biểu tượng System, bạn sẽ mở ra hộp thoại System Properties cung cấp cho bạn các đặc tính hệ thống của mình.

Ngay trên trang đàu tiên: General, bạn có được các thông số về hệ thống- system (hệ điều hành mà máy bạn đang xài kèm theo version của nó), các chi tiết về đãng ký bản quyền -register (tên, nghề nghiệp,số ID của người sử dụng) và các thông số về con CPU và RAM hiện hữu trong máy bạn. Ở các máy hàng hiệu (như Compaq,Dell,...) có cài sẵn hệ điều hành OEM mà Microsoft bán bản quyền thẳng cho nhà sản xuất máy vi tính, bạn thường thấy xuất hiện trên trang này biểu tượng-logo và tên, địa chỉ bảo hành (hỗ trợ kỹ thuật) của nhà sản xuất đó. Bạn có thể đưa Logo của mình vào System Properties như vậy bằng cách sau:

- Bạn dùng một chưõng trình đồ họa nào đó (Paint, Photoshop, Corel...) để tạo một ảnh có format là BMP với kích thước chính xác 115 pixels (Height) x 182 pixels (Width). Save hình ảnh này với tên oemlogo.bmp vào thư mục

Windows/System32.

- Dùng trình soạn thảo text (NotePad...) để tạo file Oeminfo.ini với nội dung: [general]

Manufacturer=Tên bạn hay công ty tùy ư

Model= Địa chỉ công ty hay địa chỉ nhà bạn, hay nghề nghiệp của bạn [Support Information]

Line1= Các thông tin cần hiển thị Line2=

... Line[n]=

Dòng Manufacturer sẽ luôn luôn hiển thị trên trang General. Riêng nội dung của phần Support Information sẽ chỉ xuất hiện khi bạn click vào nút Support

Information. ở phần này, bạn muốn cho bao nhiêu line cũng được, nhưng nhớ là phải lần lượt theo đúng số thứ tự,từ Line1 trở đi, và các tên Line kèm số thứ tự của chúng phải viết dính liền nhau. Nếu không, mục Support Information sẽ không có giá trị.

Save nội dung này vào thư mục Windows/System32.

Theo PC World VN

Một phiên bản hệ điều hành mới cũng giống như đôi giày mới: nhìn qua thì có vẻ tốt nhưng không biết có vừa chân hay không nếu chưa đi thứ một thời gian. Điều này cũng đúng với Windows XP. Vậy có thể cho PC chạy phiên bản Windows cũ đồng thời với XP để có thể thích ứng dần với hệ điều hành mới theo bước đi riêng của mình được không? Hoàn toàn có thể được.

Quá trình cài đặt Windows XP cho phép bạn giữ lại hệ điều hành cũ bằng cách thiết lập khởi động nhiều hệ điều hành (multiboot) cho PC. Mỗi lần khởi động hệ thống, khi Windows XP chạy, chương trình nạp sẽ cho phép bạn chọn lựa để chạy XP hay chạy hệ điều hành cũ.

Trước khi bắt đầu, phải sao lưu tất cả dữ liệu của bạn. Xin nhắc lại: nhớ sao lưu toàn bộ dữ liệu! Windows XP và các tiện ích quản lý khởi động sẽ thay đổi bản ghi thông tin khởi động chính trên đĩa cứng. Thông thường công việc này rất an toàn, nhưng chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể gây tai hoạ. Tốt nhất là dùng một chương trình như Drive Image của PowerQuest để sao lưu toàn bộ đĩa. Nạp đĩa CD-ROM cài đặt XP vào PC. Nếu nó không tự động chạy, bạn nhấn Start.Run và gõ X: setup, trong đó X là tên chữ được gán cho ổ CD-ROM của bạn. Trên màn hình Welcome to Windows Setup, bạn chọn New Installation Type. Tiếp tục quá trình cài đặt này cho đến khi nhìn thấy trang Setup Options. Đầu tiên chọn Advanced Options và sau đó chọn "I want to choose the install drive letter and partition during setup". Bạn chọn một tên chữ khác với chữ mà hệ điều hành hiện tại của bạn đang dùng (thường là chữ C). Nếu tất cả các phân vùng đĩa có sẵn đã được dùng hết, bạn phải cài đặt XP trên phân vùng mà hệ điều hành của bạn còn để lại, việc tạo một phân vùng mới cho Windows XP thường không gặp vấn đề gì.

Hệ thống của bạn sẽ xem một phân vùng đĩa như là một khu vực lưu trữ dữ liệu riêng biệt - như là một ổ đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, hay đĩa mềm. Trong khi ổ đĩa CD-ROM hay ổ đĩa mềm chỉ có thể là một phân vùng thì không gian của ổ đĩa cứng có thể được gán tên chữ ổ đĩa hoặc được chia thành nhiều phân vùng có các tên chữ ổ đĩa riêng của chúng.

Muốn bổ sung thêm một phân vùng cho ổ đĩa hiện hành, bạn phải có đủ không gian đĩa còn trống tương ứng với Windows XP: tối thiểu là 1,5GB, tốt hơn là 2GB. Để chuyển không gian trống nào đó trong ổ đĩa thành một phân vùng mới, bạn phải dùng phần mềm phân vùng như PartitionMagic 7 của PowerQuest hoặc Partition Commander của V Communications (phần mềm Fdisk của Windows có thể thực hiện công việc này miễn phí, nhưng nó yêu cầu phải xoá tất cả dữ liệu trên đĩa).

Cả PartitionMagic 7 lẫn System Commander 7 của V Communication đều có tiện ích đĩa khởi động tốt hơn so với tiện ích này trong Windows XP. Ví dụ, System

Commander có một hướng dẫn rất tiện dụng. Nếu muốn cài đặt hai hay nhiều hệ điều hành trên PC, hoặc cài đặt thêm một hệ điều hành thứ hai sau khi Windows XP đã được cài đặt, thì khôn ngoan nhất là dùng một trong hai chương trình này để phân vùng ổ đĩa.

Có một số ứng dụng đã được cài đặt với hệ điều hành cũ, có thể không hoạt động được với Windows XP mới. Nếu còn không gian đĩa dự trữ, bạn có thể tránh việc tranh chấp căng thẳng này bằng cách cài đặt lại các chương trình này từ trong Windows XP. Chỉ cần bảo đảm bạn cài đặt chúng vào một phân vùng đĩa khác với phân vùng đĩa của hệ điều hành cũ.

Khi cài đặt Windows XP bạn sẽ được hỏi có muốn cập nhật đĩa cứng theo hệ tập tin NT (NTFS) hay không. Nếu bạn dự định nâng cấp PC của mình lên XP từ Windows 2000 và không có kế hoạch cài đặt Windows 9x, bạn có thể trả lời có. Nhưng nếu muốn cài đặt thêm Windows 9x, bạn trả lời không. Windows 9x không thể đọc ra hoặc viết vào các phân vùng được format theo NTFS, nó chỉ làm việc được với các phân vùng dùng hệ thống tập tin FAT hoặc FAT32.

Lỗi thường gặp ở Windows

Nguyễn Việt Khoa - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Bách khoa Hà Nội - Email: vietkhoabk@hotmail.com

Khi hệ thống gặp bất ổn, hệ điều hành (HĐH) sẽ cố gắng đưa ra các thông báo lỗi cho người sử dụng nhận biết để xử lý. Trong một số trường hợp, thông báo lỗi rất rõ ràng và dễ hiểu. Nhưng trong phần lớn các trường hợp, HĐH đưa ra những thông báo chung chung, hoặc khó hiểu, và nhiều khi làm người sử dụng cảm thấy bối rối. Điều này đặc biệt đúng đối với các HĐH Windows của Microsoft. Bài viết cố gắng mô tả và tìm hiểu nguyên nhân một số lỗi thường gặp nhất khi sử dụng Windows.

Một phần của tài liệu cac thu thuat trong windown (Trang 30 - 39)

w