III .Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
3.1.5. Giảm chi phí đầu vào
Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu nhất thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sao cho hợp túi tiền của họ. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tình cạnh tranh, kích thích tăng lương tiêu thụ sản phẩm Công ty phải chú trọng công tác quản lý giá thành đó là hệ thống công tác từ việc hoạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh họat. Để giảm giá thành Công Ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu.
Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khách quan của mọi hoạt động, nó có quan hệ với hiệu quả với hiệu quả sản xuất kinh doanh , số lượng sản phẩm tiêu thụ và chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Giảm giá thành sản phẩm nhát là đối với các sản phẩm cùng loại với đối thủ cạnh tranh trên thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Mặt khác trong cạnh tranh thị trường thì chiến lược giá cả là một chiến lược phổ biến ở mỗi quốc gia mà mức thu nhập dân cư còn chưa cao. Định gía bán sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh do có chi phí thấp hơn. Nếu như biện pháp có hiệu quả cao thì không những giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm mà còn chiếm được thị phần trong ngành. Vì bản thân giá thành sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp ưu thế cạnh tranh đối với đối thủ cạnh tranh mà vẫn tăng lợi nhuận và đạt đựơc mục tiêu nhờ vào sản lượng.
Để giảm chi phí nguyên vật liệu ta có hướng sau:
+/ Tăng cường sử dụng nguyên vật liệu đã sản xuất được trong nước.
+/ Xây dựng vùng nguyên liệu trong nước, từ đó tạo nguồn nguyên liệu ổn định thúc đẩy sản lượng sản xuất.
- Giảm chi phí về điện nước, điện thoại... - Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp.