Khả năng TT bằng

Một phần của tài liệu BPPTT TTSP (Trang 93 - 97)

C) Đối thủ cạnh tranh

10.Khả năng TT bằng

tiền Lần 1.15 1.04 1.004 -0.44 -3.46

11. Khả năng tự chủ TC Lần 0.43 0.63 0.42 0.2 -33.3

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào những số liệu trong bảng ta có nhưng nhận xét sau:

Nợ ngắn hạn năm 2001 tăng 15,6% so với năm 2000 và tăng 37,94% trong năm 2002. Tỷ lệ nợ trên tổng vốn kinh doanh chiếm 38,1% trong năm 2002 và chiếm 28,1% trong năm 2001.

Nợ phải trả tăng 47,99% năm 2001 nhưng đã giảm 31,1% trong năm 2002.

- Khả năng thanh toán hiện thời = TSLĐ/ Nợ ngắn hạn

Đây là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty,nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ Ngắn hạn của Công ty được trang trải bằng các

Tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó .

- Khả năng thanh toán nhanh = ( TSLĐ - tồn kho )/ Nợ ngắn hạn

Tỷ lệ về khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho )và được xác định bằng cách lấy TSLĐ trừ phần dự trữ (tồn kho) chia cho nợ ngắn hạn . Từ bảng số liệu trên ta thấy: Trong năm 2002, và năm 2001, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều giảm qua từng năm.

- Khả năng thanh toán hiện thời giảm từ 1,93 năm 2000 xuống 1,72 năm 2001 và 1,46 năm 2002.

- Khả năng thanh toán nhanh từ 1.75 lần năm 2000 xuống 1,54 năm 2001 và còn 1,38 năm 2002.

- Khả năng thanh toán bằng tiền còn được biểu hiện rõ qua tỷ lệ về khả năng thanh toán bằng tiền mặt trên nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán bằng tiền giảm từ 1.15 năm 2000 xuống 1.04 năm 2001 và năm 2002 là 1.004.

Cũng qua biểu trên ta thấy: Công ty có khả năng tự chủ về tài chính vì tỷ lệ nợ phải trả trên vốn kinh doanh nhỏ ( đều < 1). Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn rất tốt vì các hệ số thanh toán đều lớn. Mặc dù vậy Công ty cần phải có biện pháp huy động các nguồn vốn tốt hơn nữa để trả nợ và không nên để tỷ lệ nợ trên vốn kinh doanh cao như năm 2002.

2.3.3.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giày Thượng Đình: Đình:

Để đánh giá hiệu quả sản suất kinh doanh của Công ty, chúng ta dựa vào thông tin của các biểu dưới đây để tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Thông qua báo cáo kết quả tài chính

Bảng 14: Kết quả tài chính Đơn vị: triệu đồng Năm 2000 2001 2002 So sánh tăng giảm 01/00 02/01 1.Doanh thu thuần 103142. 104145.5 108456.03 0.97 4.13 2. Giá vốn hàng bán 90120.2 92478.6 90126.3 2.61 -2.54 3.Lãi gộp 13022 11666.9 18329.73 -10.4 57.1 4. CFQLKD 9596.3 9315.18 15210 -2.92 13.4 5.CF bán hàng (quảng cáo) 821.34 974.11 795.3 5.72 -18.3 6. LNT từ HĐSXKD 2604.36 1377.61 2324.43 -47.1 68.7 7. Thuế phải nộp 1041.74 551.04 929.77 -47.1 68.7 8. LN sau thuế 1562.6 826.566 1394.65 -47.1 68.7

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Căn cứ vào số liệu tính toán trong bảng ta thấy:

Doanh thu Công ty đều tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ khả năng tiêu thụ được của công ty năm sau đều cao hơn năm trước.

Doanh thu năm 2001 tăng 0.97% so với năm 2000 nhưng năm 2002 công ty đã phấn đấu tăng 4.13% so với năm 2001. Mức tăng này đạt được là nhờ sự áp dụng kinh doanh phương thức sản xuất kinh doanh nhỏ gia công và mua nguyên liệu bán thành phẩm nên đã thu hút thêm các khách hàng xuất

khẩu và nội địa. Song chi phí quản lí kinh doanh lại tăng lên theo thời gian. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do một số khó khăn nảy sinh dẫn tới tổng chi phí không ngừng tăng lên, cộng với đơn giá hợp đồng sản xuất gia công thấp.

Tình hình lợi nhuận của công ty tăng giảm thất thường, năm tăng năm giảm. Năm 2001 lợi nhuận trước thuế (LN thuần từ hoạt động KD) giảm với tỷ lệ là 47,1% so với năm 2000 nhưng năm 2002 lại tăng 68,7% tương ứng 946,82 triệu đồng so với năm 2001.

Lợi nhuận sau thuế năm 2001 giảm 47.1% so với năm 2000 nhưng cũng tăng 68.7% trong năm 2002 . Do chi phí tăng lên nên lợi nhuận thu được là tương đối thấp không đảm bảo được sự ổn định cần thiết và không đảm bảo cho nhu cầu tái đầu tư để tồn tại và phát triển. Tình hình chi phí năm 2002: tổng chi phí là 16005.3 triệu đồng chưa kể tiền thuế.

Trong những năm tới công ty cần phải chọn cho mình một hướng đi phù hợp với điều kiện khó khăn nói chung. Để đảm bảo mức doanh thu và lợi nhuận cần thiết và không ngừng tăng lên, đủ năng lực cạnh tranh, đạt tới một mục tiêu tồn tại phát triển lâu dài.

Tình hình nộp ngân sách

Bảng 15: Các khoản nộp ngân sách

Đơn vị : triệu đồng

Năm 2000 2001 2002 So sánh tăng giảm

01/00 %

02/01 %

Một phần của tài liệu BPPTT TTSP (Trang 93 - 97)