MARKETING QUA MẠNG INTERNET (E-MARKETING)

Một phần của tài liệu CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NHÂN (Trang 43 - 49)

Trong chương này độc giả sẽ nắm bắt được các cách thức marketing qua mạng Internet từ cơ bản đến nâng cao, và từ đó áp dụng những cách thức phù hợp với mô hình website TMĐT của mình.

Nội dung của chương:

4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing? 4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản

4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả 4.4. Cách thức thu hút người xem cho website

4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa 4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ

4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của Google.com

4.1. e-Marketing là gì? Tại sao phải thực hiện e-Marketing?

Marketing qua mạng (hay còn được gọi là e-marketing, Internet marketing) là việc thực hiện các hoạt động quảng bá một thông điệp đến với nhóm đối tượng quảng bá dựa trên các công cụ email, Internet, WWW.

Thông qua email, doanh nghiệp có thể gửi thông điệp quảng bá đến các nhóm đối tượng quảng bá. Để làm việc này, doanh nghiệp phải có danh sách email để gửi.

Thông qua WWW, doanh nghiệp có thể xây dựng website để trưng bày đầy đủ thông tin rồi sau đó tập trung quảng bá địa chỉ website này cho thật nhiều người biết đến (quan trọng là thật nhiều người trong nhóm đối tượng mà doanh nghiệp muốn chuyển tải thông điệp quảng bá đến họ) để vào xem những nội dung trưng bày trên website của doanh nghiệp. Hoặc thông qua website của các đơn vị khác, doanh nghiệp cũng có thể đăng tải những mẩu rao vặt, cần mua - cần bán... nhằm tìm kiếm đối tượng quan tâm. Cũng thông qua WWW, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về các đối tác tiềm năng để chủ động liên hệ chào hàng.

Doanh nghiệp nào cũng cần phải chú trọng marketing. Trong TMĐT cũng thế. Hiện (giữa năm 2005) trên mạng Internet có hơn 40 triệu website với hơn 8 tỷ trang web. Nếu một người mỗi ngày tìm ra và xem 10 website mới thì phải mất 4 triệu ngày (12.000 năm) mới đọc qua hết số website có trên thế giới, đó là chưa kể ước tính mỗi tháng có khoảng một triệu website mới ra đời, và dĩ nhiên, số website “chết” trong tháng vẫn không ít.

4.2. Một số cách e-Marketing cơ bản

Để marketing cho website, doanh nghiệp cần áp dụng cả 2 hình thức: marketing truyền thống (như in địa chỉ trên các tài liệu sales…) và marketing qua mạng.

Để e-marketing cho website, doanh nghiệp phải làm các việc sau:

- Đăng ký địa chỉ website, từ khóa, lĩnh vực của website với một vài bộ tìm kiếm chính như www.yahoo.com, www.google.com (tại www.google.com/addurl.html),… Lưu ý, nhiều dịch vụ thực hiện đăng ký địa chỉ website với hàng nghìn, chục nghìn bộ tìm kiếm, song thực chất điều này không cần thiết, vì người xem chỉ tập trung tìm kiếm website bằng một vài bộ tìm kiếm nổi tiếng nhất mà thôi.

- Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ website như www.dmoz.org, www.google.com, www.vietnamwebsite.net, www.vietnamb2bdirectory.com… vì số người tìm kiếm website thông qua các danh bạ này cũng nhiều. Đây có thể là cách tìm kiếm website thông dụng thứ hai, đứng sau cách dùng bộ tìm kiếm. (Có thể tìm kiếm các danh bạ website bằng cách vào www.google.com và gõ “danh bạ website” hoặc “web directory”.)

- Trao đổi link (liên kết) với các website khác, càng nhiều càng tốt. Lưu ý: nên chọn lọc những website có cùng nhóm đối tượng khách hàng, và cũng có mức độ phổ biến ngang tầm với website của doanh nghiệp để đề nghị trao đổi link.

- Doanh nghiệp có thể đặt banner quảng bá website trên các website khác nổi tiếng hơn, nơi có đông đối tượng doanh nghiệp muốn giới thiệu website của mình. Khi đặt banner quảng cáo, cần lưu ý thiết kế banner sao cho thật ấn tượng và gợi sự tò mò của người xem.

- Đăng rao vặt giới thiệu website của doanh nghiệp trên các website rao vặt khác, hoặc giới thiệu website của doanh nghiệp trong các diễn đàn nơi tập trung nhiều đối tượng doanh nghiệp tìm kiếm.

- Email marketing: gửi email đến các đối tượng khách hàng, tuy nhiên, nên tránh làm phiền người nhận bằng cách gửi liên tục và không cho họ chức năng từ chối nhận (spam).

- Tối ưu hóa website để được liệt kê trên Top 10, Top 20, Top 30… của các kết quả tìm kiếm của bộ tìm kiếm (www.google.com, www.yahoo.com) với một số từ khóa (keyword) đã chọn.

- Cung cấp những thông tin, chức năng bổ ích để thu hút người đọc và giữ họ quay lại đọc thường xuyên

Khi thực hiện e-marketing, doanh nghiệp cần nhớ một số nguyên tắc sau:

- Nội dung thông điệp: nội dung thông điệp phải được trau chuốt về câu chữ, hình ảnh

sao cho thu hút người đọc, gợi tính tò mò của người đọc, và cung cấp đầy đủ thông tin hướng dẫn để người đọc biết mình phải làm gì sau đó.

- Tính chuyên nghiệp: tính chuyên nghiệp được thể hiện qua nhiều cách, ví dụ: doanh

nghiệp gửi email marketing thì nhất thiết phải có chức năng từ chối nhận tiếp dành cho người không quan tâm; nếu có người quan tâm email hỏi thông tin thì doanh nghiệp phải trả lời nhanh nhất có thể, cung cấp câu trả lời trọn vẹn, rõ ràng nhất…

- Tần suất: tần suất marketing qua mạng tùy thuộc vào từng hành động cụ thể, nói tóm

tắt, nếu gửi email marketing thì không nên gửi “dầy” quá (thời gian giữa 2 lần gửi ngắn quá, chỉ 1-2 ngày), còn việc đăng rao vặt, tìm kiếm đối tác, đăng ký liệt kê trên danh bạ website, trao đổi link… thì phải thực hiện thường xuyên mỗi tuần 2 - 3 lần.

- Chi phí: có những cách e-marketing tốn rất nhiều tiền như đặt banner (song, hiệu quả

chưa chắc là tốt trong trường hợp số người vào xem website đó không bận tâm đến banner của bạn), song cũng có những cách e-marketing đòi hỏi sự kiên trì, công sức, kỹ thuật và thời gian là chủ yếu. Cho nên không phải chi nhiều tiền là marketing hiệu quả.

- Hiệu quả: khi doanh nghiệp có chiến dịch e-marketing bằng một hình thức nào, doanh

nghiệp nên theo dõi kết quả. Marketing qua mạng rất dễ cho thấy kết quả ngay sau đó. Doanh nghiệp phải theo dõi nghiên cứu ghi nhận kết quả của từng hành động marketing để có chiến lược marketing sâu sát hơn, hiệu quả hơn.

4.3. Một số “chiêu thức” e-Marketing hay, hiệu quả

Phần này giới thiệu một số cách marketing qua mạng được xem là hay, hiệu quả:

- Chiến lược marketing lan truyền (virus marketing): tức tận dụng người xem để

marketing cho những người khác. Ví dụ Yahoo!, Hotmail cho mọi người dùng email miễn phí, nhưng trong thông điệp email, họ tự động kèm theo một câu quảng cáo ở cuối email. Nếu một người dùng Yahoo! và gửi email cho người khác chưa dùng email, họ sẽ tự nhiên biết đến Yahoo!. Hình thức gửi e-card cũng thuộc loại này. Khi

một người gửi một e-card từ www.123greetings.com đến người khác, người này cũng nhờ đó mà biết được website www.123greetings.com này. Những “vật phẩm” miễn phí cho download qua mạng trên website như ảnh đẹp, nhạc mp3, sách điện tử (e- book) cũng phục vụ mục tiêu marketing lan truyền này.

- Cho những chức năng tiện ích mà chỉ những thành viên của website mới dùng

được với nhau: ví dụ Yahoo! Instant Messenger (Yahoo! Chat) chỉ cho phép những

người có đăng ký ID với Yahoo! mới có thể chat với nhau, từ đó, những ai muốn sử dụng tiện ích YIM đều phải đăng ký tài khoản với Yahoo!.

- Quyền lợi cho người giới thiệu: một số website trả tiền cho những ai giới thiệu người

mới vào website của mình, hoặc sẽ cho quyền lợi theo dạng marketing đa cấp (multi- level marketing) tức người giới thiệu sẽ hưởng quyền lợi theo % những gì mà người được giới thiệu kiếm được. Hình thức giống như “bán hàng đa cấp” mà dư luận đang quan tâm ở Việt Nam. Thực chất hình thức marketing đa cấp không xấu, nhưng những kẻ xấu, làm ăn gian dối đã biến tướng mô hình này.

- Trả tiền cho click: một số website có chính sách hoa hồng cho người giới thiệu, tức là

các website khác có thể liệt kê link đến website đồng ý trả tiền này để nhận được tiền mỗi khi giới thiệu được người click sang. Ví dụ: website A có chính sách trả tiền cho click đến, website B đăng link đến A trên website của mình, khi người xem đang ở website B và click lên link này để đi đến website A thì A sẽ trả cho B một khoản tiền nhỏ. Đây cũng là cách để các website B đăng link của A trên website của mình. Có nhiều dạng trả tiền:

Pay-per-click: tiền được trả tính trên mỗi click, tức trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A.

Pay-per-lead: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có tham gia một hành động nào (được quy định trước trong thỏa thuận hợp đồng hợp tác giữa A và B) như đăng ký nhận bản tin, trả lời câu hỏi...

Pay-per-sale: tiền được trả tính trên mỗi trường hợp có một người từ website B click lên link để đi sang website A và người đó có mua sản phẩm hay dịch vụ từ A. Trường hợp này số tiền hoa hồng thường tính theo % trị giá giao dịch của người đó.

4.4. Cách thức thu hút người xem cho website

Việc có một website trên Internet là điều dễ dàng, cái khó là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế giới biết đến website của doanh nghiệp, cái khó hơn nữa là làm sao cho đối tượng khách hàng của doanh nghiệp còn quay trở lại website của doanh nghiệp lần hai, lần ba và nhiều lần nữa? Bên dưới là một số “bí quyết” để thu hút và giữ chân người xem website. Thật ra, bí quyết này chỉ gói gọn trong ba yếu tố: xây dựng cộng đồng, nội dung, và phần thưởng.

- Xây dựng cộng đồng: doanh nghiệp nên dành chỗ trên website của mình để làm “sân

chơi” cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: website của doanh nghiệp về du lịch Việt Nam, thì doanh nghiệp nên làm một diễn đàn (forum) trên website của mình để mọi người có thể đăng ý kiến, bài viết, hình ảnh về các chuyến du lịch Việt Nam của họ v.v... Diễn đàn này rất có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới. Những thành viên trong cộng đồng đã góp phần rất lớn vào việc quảng cáo cho website của doanh nghiệp.

- Nội dung: nội dung của các trang trên website của doanh nghiệp có giá trị quyết định

trong việc thu hút và giữ chân người xem. Hãy đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng của doanh nghiệp để quyết định đăng tải những thông tin gì, hãy đặt câu hỏi “Họ muốn biết những gì?”, “Những gì là bổ ích cho họ?” v.v… Nên chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của doanh nghiệp. Sự tiện lợi quan trọng nhất là: làm sao trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm được cái họ muốn xem. Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt, người xem sẽ có cảm giác bị rối tung trong một mớ hỗn độn thông tin và sẽ nhanh chóng chán và rời khỏi website của doanh nghiệp, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên nghiệp của website của doanh nghiệp. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, là việc cập nhật thông tin thường xuyên. - Phần thưởng: hiện vì có quá nhiều website cung cấp thông tin nên người xem có

quyền chọn lựa rất lớn. Vì thế, doanh nghiệp phải có những “chiêu thức” khiến người xem cảm thấy thích và có ích lợi khi đọc các trang web của doanh nghiệp. Hiện trên thế giới rất nhiều website trả tiền cho người đọc, ví dụ, một người vào xem trang web của họ, người đó sẽ được cộng điểm hoặc trả tiền (chỉ vài xu đô-la Mỹ), khi điểm của họ nhiều, họ có thể đổi điểm lấy hàng hóa hay dịch vụ hay được giảm giá khi mua hàng v.v… Ta có thể không làm như thế, nhưng phần thưởng ở đây có nghĩa là những lợi ích dành cho người đọc web như quyền download miễn phí, những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến mãi v.v…

Tóm lại, để thu hút và giữ chân người xem web, doanh nghiệp phải mang lại cho họ lợi ích thật sự, những lợi ích đó có thể là tiền bạc, dịch vụ hay sản phẩm miễn phí, giá trị tinh thần, thông tin hữu ích v.v…

4.5. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa

Để quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hóa cần làm các việc sau:

- Có một nơi để trưng bày sản phẩm trên mạng Internet: có thể là website, nhưng

nếu chỉ là website, doanh nghiệp phải mất nhiều công sức để quảng bá website trên thị trường quốc tế - việc này rất khó và đòi hỏi nhiều công sức, chi phí… Một cách khác là doanh nghiệp có thể xây dựng e-catalogue trên các sàn giao dịch quốc tế, như thế doanh nghiệp đã tận dụng được lượng khách vào xem của các sàn giao dịch này. Một số sàn giao dịch cho phép doanh nghiệp tự tạo e-catalogue miễn phí (hoặc phải trả tiền nếu doanh nghiệp yêu cầu dịch vụ nâng cao với một số chức năng tiện ích khác). Tham khảo www.alibaba.com, www.ec21.com, …

- Doanh nghiệp phải đăng tải thông tin giới thiệu mình, hàng hóa của mình trên các sàn giao dịch quốc tế như www.alibaba.com, www.ec21.com, www.indiamart.com… Và cũng trên các sàn giao dịch này, doanh nghiệp nên đọc phần Trade Leads (Tìm mua – Tìm bán) để xem có ai muốn mua mặt hàng mình đang sản xuất không? Thông tin đăng tải nên đầy đủ nhất có thể để tránh người quan tâm phải hỏi han nhiều chi tiết hoặc không đủ sức thu hút sự quan tâm của những người tìm mua.

- Doanh nghiệp có website và phải đầu tư marketing website của mình theo những chỉ dẫn marketing qua mạng ở phần trên.

- Doanh nghiệp tự giới thiệu mình với các nhà nhập khẩu quốc tế thông qua việc mua danh sách địa chỉ liên hệ của các nhà nhập khẩu trên thế giới về ngành hàng của mình để email/fax cho họ những thông điệp tự giới thiệu về mình, về hàng hóa của mình để thu hút sự chú ý của họ. Những danh sách này thường được rao bán trên mạng.

4.6. e-Marketing dành cho doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ

Để e-marketing sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng trong nước, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Đăng rao vặt trên các website rao vặt như: www.webraovat.com, www.toitim.com, www.azraovat.com, www.webmuaban.com... (Vào www.google.com gõ “Rao vặt” sẽ tìm ra rất nhiều website cho phép đăng tải rao vặt miễn phí).

- Có ít nhất một trang web trên mạng để giới thiệu về hình ảnh, thông tin sản phẩm, dịch vụ muốn giới thiệu. Nếu không cần xây dựng website, doanh nghiệp có thể tạo một trang web giới thiệu về mình và “gửi” nó trên các website khác có liên quan. Ví dụ quán cafe ABC có thể không cần xây dựng website riêng mà chỉ cần “gửi” một vài trang web lên www.saigontre.com với tên miền (ví dụ) www.saigontre.com/cafeABC/. Như vậy doanh nghiệp không tốn kém nhiều cho website và không phải quan tâm đến việc marketing website của mình, vì đã có sẵn số lượng người xem đông đúc của website www.saigontre.com.

- Các biện pháp e-marketing website khác đề cập trong phần 4.2., 4.3..

4.7. “Chiêu thức” tối ưu hóa website để được liệt kê trong Top 10 của kết quả tìm kiếm của Google.com

Ở Việt Nam, gần 100% người duyệt web dùng Google để tìm kiếm website chứa thông tin mình cần. Trên thế giới, tỷ lệ người dùng Google để tìm kiếm cũng rất cao. Do đó, để người khác có thể tìm thấy website của DN thông qua cách tìm kiếm với Google, doanh nghiệp phải tối ưu website để website được liệt kê trong 10, 20 hay 30 kết quả trả về đầu tiên của Google.

Tuy nhiên, những kết quả tối ưu hóa như nói trên không phải là tuyệt đối vì kết quả xếp hạng website có thể bị thay đổi ít hoặc nhiều trong một số trường hợp như website bị ngưng hoạt

Một phần của tài liệu CẨM NANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NHÂN (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)