Phân tích theo lợi thế cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap mketing (Trang 50 - 53)

II Các sản phẩm khác 288.172 198.871 340

2.3.2.1. Phân tích theo lợi thế cạnh tranh của Công ty

Lợi thế cạnh tranh của Công ty là u thế đạt đợc của Công ty so với các đối thủ trong ngành một cách tơng đối, dựa trên các nguồn lực và năng lực sản xuất của Công ty .

♦ Nguồn lực hữu hình của Công ty đợc cấu thành bởi các yếu tố: vốn, lực l- ợng lao động, nhà xởng, thiết bị. So với các công ty khác cùng ngành (trong nớc), nguồn lực này không có sự khác biệt đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp may mặc trong nớc đều có khả năng trang bị tối thiểu về vốn, lao động, cũng nh các công nghệ máy móc phù hợp với mặt hàng cần sản xuất. Sự khác biệt giữa các công ty chỉ ở vấn đề mỗi công ty (nhất là các công ty thuộc TCT Dệt - May Việt Nam) chịu trách nhiệm sản xuất các mặt hàng khác nhau và có những mặt hàng mũi nhọn khác nhau.

Với số vốn điều lệ là 12.049.950.000 đồng và gồm 1080 lao động (năm 1992) cùng số vốn đầu t cho mỗi năm khoảng 900 triệu đồng, Công ty đã vợt qua quy mô một doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo quy định của Việt Nam). Nh vậy, Công ty đợc coi là một doanh nghiệp có quy mô lớn cả về sản xuất, nhà xởng và lao động - nhng đây mới chỉ là điều kiện cần cho khả năng tham gia vào hoạt động thơng mại quốc tế, mà cha đủ để đảm bảo cho sản phẩm của Công ty có đ- ợc sức cạnh tranh trên thị trờng.

Rõ ràng với số vốn đầu t hàng năm 900 triệu đồng (khoảng 64 nghìn USD), Công ty cha đủ khả năng cải tiến công nghệ, nâng cấp và bổ sung máy

móc thiết bị mới một cách thờng xuyên để có thể nâng cao chất lợng của sản phẩm. Do đó, sản phẩm mặc dù nhiều về chủng loại (khoảng 11loại), nhng thiếu tính đa dạng về mẫu mã, thời trang, vì chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trung bình và gần nh đợc sản xuất theo một lối mòn. Tuy nhiên với sản phẩm may mặc, chất lợng ngoài yếu tố mẫu mã còn đợc đánh giá qua chất liệu cấu thành sản phẩm (vải bền, mặt vải mợt), sự chắc đều của đờng kim, mũi chỉ... Về khía cạnh này, sản phẩm may của May Chiến Thắng đáp ứng khá tốt, trong khi phí gia công và giá bán là rẻ tơng đối so với các công ty khác.

♦ Mối quan hệ với các công ty may mặc khác trong nớc, với các bạn hàng nớc ngoài và với thị trờng tiêu thụ sản phẩm đợc xem nh là nguồn lực vô hình của Công ty.

So với các công ty may mặc t nhân, Công ty May Chiến Thắng có một thuận lợi lớn trong quan hệ với các công ty may xuất khẩu thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, đó là mối quan hệ bổ sung, hoặc cạnh tranh có tính chất tích cực nhằm thúc đẩy, giúp đỡ nhau phát triển. Các công ty có thể giới thiệu khách hàng cho nhau, thậm chí có thể mợn máy móc thiết bị chuyên dụng nếu cần. Có nhiều trờng hợp, khi khách hàng tín nhiệm khả năng cũng nh chất lợng sản xuất của Công ty May Chiến Thắng, đặt sản xuất lô hàng sơ mi xuất khẩu và chỉ muốn duy nhất May Chiến Thắng thực hiện hợp đồng, Công ty sẽ liên hệ với May 10 để đợc mợn trang thiết bị cao cấp chuyên dụng cho sản xuất sản phẩm sơ mi xuất khẩu... Nhờ đó, Công ty có thêm thu nhập và vẫn giữ đợc khách hàng.

Trong quan hệ với các công ty, xí nghiệp may “vệ tinh” (thuộc các Sở Công nghiệp địa phơng), Công ty tổ chức kết hợp hoạt động để tăng số lợng lao động giải quyết công việc khi vào mùa vụ, hoặc kết hợp khách hàng của mình với hạn ngạch xuất nhập khẩu của công ty vệ tinh, do đó May Chiến Thắng tránh đợc phần nào hạn chế do hạn ngạch gây ra.

Khách hàng của Công ty May Chiến Thắng chủ yếu là khách hàng quen biết lâu năm nên rất quen thuộc và a thích quy cách làm việc của Công ty. Bằng mối quan hệ với các công ty kinh doanh khác ở nớc ngoài, họ sẽ là lực lợng quảng cáo chủ yếu của Công ty trên thị trờng quốc tế.

Điểm hạn chế của Công ty xem xét theo nguồn lực vô hình chính là ở chỗ Công ty cha khẳng định đợc mình qua nhãn hiệu hàng hoá, danh tiếng, hay nghệ thuật marketing. Không đợc nh các công ty may mặc khác trên thế giới, nhãn hiệu của May Chiến Thắng cha bao giờ đợc gắn trên mặt hàng do mình sản xuất. Các khách hàng thuê Công ty gia công là lực lợng tiêu thụ chính và cũng là ngời có quyền gắn nhãn hiệu lên sản phẩm ; đối với các sản phẩm may bán FOB cũng

cha có ngoại lệ. Đây là bất lợi rất lớn của Công ty vì không tự quảng cáo đợc mình trên thị trờng thế giới.

Nh vậy, nếu phân tích và đánh giá sức cạnh tranh theo khía cạnh nguồn lực thì sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng có sức cạnh tranh yếu trên các thị trờng có khả năng thanh toán cao. Vì trên các thị trờng này, yếu tố chất lợng và nhãn mác sản phẩm đợc chú ý hơn là giá cả.

♦ Năng lực của Công ty đợc hình thành từ những kỹ năng trong việc khai thác, phối hợp các nguồn lực và hớng các nguồn lực vào mục đích sản xuất. Hay nói cách khác, năng lực của Công ty phụ thuộc phần lớn vào cách thức hoạt động của bộ máy quản lý của Công ty.

Dựa theo thực trạng điều hành công tác quản lý của Ban lãnh đạo, có thể thấy năng lực của Công ty thể hiện khá rõ những điểm mạnh. Trớc hết, Ban lãnh đạo đã có những cải tiến mang tính hiệu quả trong việc tinh giản bộ máy quản lý, phối hợp công việc đồng bộ, nhất quán, các quyết định đợc đa ra hợp lý và đợc thực hiện dứt khoát, triệt để. Các phòng ban của Công ty thực hiện đúng chức năng, đảm bảo tốt tiến độ công việc cũng nh nghĩa vụ đối với Nhà nớc và quyền lợi cho ngời lao động. Công tác giao dịch mua bán, thanh toán với các bạn hàng đợc thực hiện đầy đủ và hiệu quả, đảm bảo cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất. Các quản đốc phân xởng luôn thực hiện đúng và đủ nhiệm vụ, đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng...

Từ các phong trào sáng tạo, CBCNV của Công ty đã tìm mọi cách sử dụng hợp lý, tiết kiệm NPL sao cho đợc nhiều sản phẩm nhất có thể dựa trên việc giác sơ đồ một cách khoa học. Không chỉ điều tiết và cung cấp NPL hợp lý, việc tiết kiệm NPL để sản xuất đợc thêm nhiều hàng (vì chủ yếu đây là nguồn tiết kiệm từ NPL dùng để sản xuất hàng gia công) đã khẳng định khả năng quản lý và kỹ năng khai thác nguồn lực của Công ty. Cũng có thể coi kỹ năng này đã tạo nên bí quyết công nghệ sản xuất của Công ty khi cha có điều kiện cải tiến thiết bị kỹ thuật.

Tuy nhiên, những mặt hạn chế trong công tác điều hành, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh cũng ảnh hởng không nhỏ tới kết quả tiêu thụ sản phẩm. Qua các bảng số liệu, báo cáo thống kê của Công ty, ta có thể thấy tốc độ tăng tr- ởng của Công ty cao nhng không ổn định, các thị trờng nhập khẩu NPL cũng nh thị trờng xuất khẩu sản phẩm may có nhiều thay đổi. Có nhiều lý do giải thích cho sự thiếu ổn định này, nhng nguyên nhân chủ quan là do khâu tiếp thị của Công ty hoạt động cha hiệu quả, cha có bộ phận nghiên cứu nghiêm túc về thị tr- ờng. Nguyên nhân chủ yếu của nhợc điểm này là do Công ty tiến hành kinh doanh quốc tế theo hình thức “tiếp cận thụ động” - sản xuất theo đơn đặt hàng,

nên những phản ứng với yêu cầu của thị trờng nớc ngoài không theo một kế hoạch hệ thống và rõ ràng. Chính vì thế hoạt động marketing ít nhiều mang tính rời rạc. Trong khi đó, các công ty may khác đã điều hành linh hoạt hơn công tác nghiên cứu thị trờng và các hoạt động marketing nhằm khuếch trơng sản phẩm của mình. Nh vậy, Công ty đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong khả năng tìm kiếm và tiếp cận với bạn hàng cũng nh với thị trờng mới.

Một phần của tài liệu GPM NCSCT giai phap mketing (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w