trong nước và trên thế giới”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó - Học sinh biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di sản, di
tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
- Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó. - Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử.
b. Hình thức hoạt động:
- Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử. - Văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ… về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
- Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi - Phần thưởng
b. Về tổ chức:
- Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn album.
- Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án. - Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
- Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh Anh; Thư ký: bạn Trâm. - Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Phân công thành viên ban giám khảo.
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh Anh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Hương. - Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh.