Công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu luận văn bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại việt nam (Trang 28 - 31)

Công tác thông tin truyền phải đi đầu cho các hoạt động tiếp theo và phải được duy trì thường xuyên liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo viết, tờ gấp, tờ rơi, pa nô…

Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan BHXH

Để công tác tuyên truyền thực sự có ý nghĩa và có hiệu quả cao, giúp cho học sinh sinh viên thực sự hiểu và cảm thấy việc tham gia BHYT như là một phần tất yếu thì vai trò của Nhà nước và các cơ quan BHXH đóng một vai trò quan trọng, góp phần nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT.

Trong công tác tuyên truyền Nhà nước và các cơ quan BHXH cần phôi hợp, tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp trên các hội nghị diễn đàn triển khai công tác của ngành Giáo dục, ở các buổi tựu trường đầu năm.

Bên cạnh đó các văn bản luật đưa ra nhằm hướng dẫn và triển khai BHYT phải có tính bắt buộc .

Để thực hiện được hỡnh thức tuyờn truyền này đũi hỏi cỏn bộ bảo hiểm xó hội phải nắm chắc nghiệp vụ cụng tỏc bảo hiểm y tế núi chung và cụng tỏc nghiệp vụ bảo hiểm y tế học sinh, phối hợp với cỏc phũng chức năng, nhất là phũng giỏm định chi để có số liệu học sinh ốm đau phải đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, đặc biệt các trường hợp chi phí cao đó được hưởng bảo hiểm y tế.

Vì công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan BHXH nên trước hết để thực hiện tốt công tác này cơ quan BHXH cần phải chia ra các đối tượng để tuyên truyền, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nội dung và hình thức tuyên truyền khác nhau phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ như nếu đối tượng là các bậc phụ huynh thì cơ quan BHXH cần tăng cường giới thiệu về BHYT học sinh sinh viên, trong đó nêu bật được các nội dung về sự cần thiết của BHYT học sinh sinh viên cũng như quyền lợi, mức phí và sử

dụng quỹ; nếu như đối tượng là cán bộ y tế làm việc tại cơ sở KCB hay cán bộ y tế làm công tác y tế trường học thì cần tuyên truyền để các đối tượng này hiểu sâu hơn về ý nghĩa và mục đích của BHYT SV nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong công tác KCB cho học sinh, sinh viên có thẻ BHYT.

Ngoài ra Nhà nước và các cơ quan BHXH cần xây dựng các chương trình tuyên truyền chung cho cả hệ thống, sử dụng công nghệ thông tin xây dựng một website tốt với công nghệ cập nhật để tuyên truyền về chính sách BHYT HS SV; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng tác về BHYT HS SV, các hoạt động văn hoá xã hội. Thực hiện các chương trình đánh gía về hiệu suất, hiệu quả hoạt động tuyên truyền của từng giai đoạn đối với từng hình thức tuyên truyền khác nhau.

4.2. Kiến nghị đối với các công ty Bảo hiểm

Hiện nay ở Việt Nam việc thực hiện BHYT mới chỉ do Bảo Việt thực hiện dẫn tới việc học sinh sinh viên không có quyền lựa chọn nhiều loại hình BHYT tốt hơn. Các công ty bảo hiểm cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền và lập phương án có thể triển khai các loại hình BHYT dành cho đối tượng là học sinh sinh viên vào tới các trường học, đặc biệt là với ưu thế của mình các công ty bảo hiểm có thể tạo ra những phương thức chi trả, KCB.. bằng thẻ BHYT tốt hơn.

Các công ty bảo hiểm cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan BHXH và nhà trường để thực hiện công tác tuyên truyền BHYT được nhanh chóng chính xác và đồng bộ

4.3. Kiến nghị với các trường Đại học, cao đẳng và PTTH, THCS....

Thứ nhất, Đối với các trường Đại học, cao đẳng, THCN nhà trường phối hợp với

cơ quan BHXH, bộ môn bảo hiểm(nếu có), Đoàn thanh niên và Hội sinh viên thành lập “ban chuyên trách BHYT tới sinh viên’’, chuyên môn hoá trong việc triển khai BHYT tới sinh viên, nâng cao tầm quan trọng của vấn đề tham gia BHYT trong sinh viên.

Trong đợt tựu trường đầu năm nhà trường phối hợp với cơ quan BHXH có tài liệu về BHYT dưới dạng văn bản gửi kèm thư chúc mừng tân sinh viên trong đó tóm tắt những điều cần biết về hình thức tham gia, mức đóng, quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tại trường…. mà mỗi sinh viên được hưởng khi tham gia BHYT. Điều này sẽ tạo tâm lý thoải mái, tự nguyện khi tham gia BHYT với sinh viên giúp các bạn và gia đình hiểu được tác dụng của BHYT. Đây là biện pháp hiệu quả cao mà chi phí

ít, thực hiện đơn giản, quảng bá sâu rộng BHYT tới mọi người, thu hút được sự quan tâm của sinh viên cũng như gia đình họ tới loại hình dịch vụ này.

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là hai tổ chức đoàn thể của sinh viên có tính quần chúng rộng rãi và có nhiều thành viên tham gia nhất trong trường. Nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, cơ quan BHXH và Đoàn thanh niên – Hội sinh viên thì hiệu quả của công tác tuyên truyền BHYT trong sinh viên đạt hiệu quả cao rõ rệt.

Đoàn thanh niên – Hội sinh viên có thể thực hiện công tác tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh của trường, bản tin nội bộ, bản tin tuổi trẻ hay bảng tin. Hoặc hai tổ chức này có thể phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá xã hội, các chương trình hoạt động thường niên của mình.

Thứ hai, đối với các trường PTTH, THCS, tiểu học, nhóm các trường học này

thường triển khai công tác thu phí BHYT nhanh và mang tính bắt buộc do đó việc tuyên truyền hiệu quả sẽ giúp tỷ lệ tham gia HBYT chiếm tỷ lệ cao hơn.

Bên cạnh đó nhà trường cần nâng cao sự phối kết hợp với các cơ quan bảo hiểm và các cơ quan chức năng khác trong việc đảm bảo quyền lợi về BHYT cho học sinh sinh viên trong trường. Ví dụ nhà trường có thể chủ động trong việc thu phí bảo hiểm, có thể thu phí với hình thức giảm dần theo số lần đóng.

Việc lập các Văn phòng tư vấn có tác dụng tích cực và hiệu quả đối với công tác tuyên truyền về BHYT tại các trường học. Văn phòng tư vấn như một địa chỉ trung gian nhằm rút ngắn thời gian vô hình cho học sinh sinh viên khi KCB bằng thẻ BHYT. Đồng thời văn phòng cũng là một địa chỉ cụ thể để giải đáp những thắc mắc cho học sinh sinh viên về BHYT, tránh tình trạng học sinh sinh viên có những vướng mắc trong các khâu tham gia BHYT nhưng không biết hỏi ai và hỏi ở đâu.

Kinh phí hoạt động của văn phòng có thể được trích ra từ nguồn thu phí BHYT hoặc từ nguồn kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo tuyên truyền hằng năm của quỹ BHYT thuộc cơ quan BHXH.

Kết luận

Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam hiện nay mới chỉ có khoảng 1/4 số học sinh- sinh viên tham gia BHYT tự nguyện. Đây là một lý do làm cho BHYT học sinh-sinh viên chưa phát huy hết hiệu quả cũng như tính cộng đồng của mình. Trong lộ trình tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân vào năm 2010, học sinh-sinh viên được xếp là một trong những đối tượng tiềm năng . Do đó , cơ hội để BHYT khai thác thị trường học sinh-sinh viên là rất nhiều, song BHYT cũng phải đứng trước sự cạnh tranh của các loại hình bảo hiểm khác, khi mà nhu cầu của con người ngày càng tăng.

Vì vậy để đảm bảo được tính bền vững và hoàn thiện của BHYT đòi hỏi cần có những bước đi thích hợp và thận trọng, cần có sự đồng bộ giữa các chính sách cũng như trong hoạt động của các cấp, các ngành ( ngành giáo dục, ngành y tế, cơ quan bảo hiểm...) để vươn tới mục tiêu BHYT toàn dân mà trước mắt là BHYT bắt buộc cho HS- SVở nước ta. Đề tài cũng không nằm ngoài mục đích đó.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn bảo hiểm y tế học sinh sinh viên tại việt nam (Trang 28 - 31)