Để đạt được mục tiêu quản trị nhân sự trong doanh nghiệp thì cũng như các quá trình qt trên lĩnh vực khác, chúng ta cần tổ chức được bộ máy quản trị đảm bảo các hoạt động của hệ thống theo định hướng về có kết quả cao,đó là việc tổ chức các phòng ban,các nhóm để thực hiện các chức năng chuyên môn.
1. Cấp doanh nghiệp:
Dựa vào nội dung chủ yếu của QTNS,thông thường DN cần 4 bộ phận hoạt động: tuyển chọn nhân sự, lương và phúc lợi, đào tạo và phát triển, thực hiện các mối
quan hệ với người lao động. Các phòng có chức năng riêng nhằm thực hiện nội dung phương pháp quản trị nhân sự của doanh nghiệp.
1.1. Phòng tuyển dụng:
Nhiệm vụ chính là tuyển nhân viên mới,thông tin quảng cáo chính xác nhu cầu số lượng, chất lượng lao động, sàng lọc bớt những người ko đủ tiêu chuẩn, tổ chức tuyển chọn, cố vấn cho thủ trưởng ra quyết định tuyển chọn.
1.2. Phòng lương và phúc lợi:
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức phân tích việc trả lương,trả công cho người lao động,quản lí thực hiện các chương trình phúc lợi.
1.3. Phòng đào tạo và phát triển:
Nhiệm vụ chính là nâng cao năng suất,chất lượng lao động của công nhân nhân viên:
1.4.Phòng quan hệ nhân sự:
Nhiệm vụ chính là giải quyết các mối quan hệ giữa người lao động với nhau,với cấp trên, tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ, đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động.
Với các công ty lớn, ta có thể xem sơ đồ tổ chức các phòng ban:
Giám đốc Trưởng phòng tuyển dụng Trưởng phòng lương và phúc lợi Trưởng phòng đào tạo và phát triển Trưởng phòng quan hệ nhân sự
Có thể các chức năng trên đó được tổ chức trong phòng ban có tên khác như : phòng tổ chức –lao động hay phòng lao động-tiền lương.
Ở các doanh nghiệp nhỏ,có thể ko tổ chức phòng ban lớn nhưng các chức năng trên vẫn phải được thực hiện đầy đủ.
2. Cấp phân xưởng:
Từ cấp phân xưởng ko có chức năng tuyển dụng từ bên ngoài mà chỉ quản lí nhân viên nội bộ đã được doanh nghiệp tuyển dụng. Chức năng chính về quản trị nhân sự nội bộ phân xưởng thuộc về quản đốc phân xưởng, có thêm sự trợ giúp của nhân viên thống kê. Nhiệm vụ: phân công, bố trí, sử dụng lao động, kiểm tra kỉ luật lao động, kiến nghị đánh giá đào tạo, thăng tiến công nhân, nhân viên trong phân xưởng, kiến nghị áp dụng mức tiền lương, phúc lợi cho công nhân.
3. Cấp tổ sản xuất:
Theo dõi việc chấp hành kỉ luật lao động, năng suất lao động của từng công nhân sau đó kiến nghị việc thưởng phạt, phân công bố trí, tạo quan hệ cộng sự trong phạm vi từng tổ, nhóm.