Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu lập danh mục đầu tư tối ưu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Với các mục tiêu khác nhau sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau, phù hợp với từng mục tiêu như sau:

• Tỷ suất sinh lợi:

Tỷ suất sinh lợi hàng tháng Rt=

P p P t t t+1− Với: + Pt là giá đóng cửa tháng t + Pt+1 là giá đóng cửa tháng t+1

Từ đó tính được tỷ suất sinh lợi trung bình của từng cổ phiếu qua T thời kỳ bằng cách sử dụng hàm AVERAGE(Rt) trong excel.

Tỷ suất sinh lợi trung bình của cổ phiếu i= Ri= AVERAGE(Rt)

• Rủi ro : là phương sai và độ lệch chuẩn của cổ phiếu + Phương sai : sử dụng hàm VARP( Rt) trong excel. + Độ lệch chuẩn: hàm STDEV(Rt) trong excel.

Lập ma trận hiệp phương sai, ma trận hệ số tương quan của các cổ phiếu.

• Hiệp phương sai của cổ phiếu i và j: hàm COVAR(Ri,Rj), từ đó xây dựng

được ma trận hiệp phương sai của các cổ phiếu.

• Hệ số tương quan của cổ phiếu I và j: hàm CORREL(Ri,Rj), từ đó xây dựng

được ma trận hệ số tương quan giữa các cổ phiếu.

Xác định lợi nhuận kỳ vọng và phương sai của danh mục đầu tư.

• Lợi nhuận kỳ vọng DMĐT:

+ Sử dụng hàm SUMPRODUCT: tính tổng các tích.

Rp= SUMPRODUCT (Ri,wi)

Với : wi là tỷ trọng của cổ phiếu i trong danh mục.

• Phương sai DMĐT:

+ Sử dụng hàm SUMPRODUCT: tính tổng các tích. + Sử dụng hàm MMULT: nhân ma trận.

σ2

p= SUMPRODUCT(MMULT(wi,ma trận hiệp phương sai),wi)

Xây dựng danh mục đầu tư tối ưu theo lý thuyết Markowitz.

Sau khi tính toán được LN kỳ vọng và phương sai của DMĐT, ta sử dụng công cụ Solver trong excel để giải bài toán tối ưu tìm DMĐT tối ưu dựa trên các ràng buộc cho trước.

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC CỔ PHIẾU TRONG DANH MỤC ĐẦU TƯ

3.1. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1.1. Giới thiệu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

3.1.1.1. Sự ra đời và phát triển

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giới… Tuy nhiên, với tư cách là một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:

- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;

- Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam;

Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm.

Qua hơn 5 năm hoạt động, UBCKNN đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt được nhiều kết quả, thể hiện vai trò là người tổ chức và vận hành Thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.

Việc chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý Nhà nước về TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn. Trước hết, đó sẽ là khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK - điểm mấu chốt để phát triển thị trường - đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính (như phát hành trái phiếu, thuế, phí...) sẽ tạo thêm sự gắn kết, sự đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài chính khác.

Mặt khác, việc thay đổi vị trí của UBCKNN nói riêng và một số cơ quan thuộc Chính phủ khác nói chung nằm trong khuôn khổ của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ. Đó là mục tiêu cải cách tổ chức bộ máy hành chính với nội dung “điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính

quyền địa phương các cấp cho phù hợp với yêu cầu cần quản lý nhà nước trong tình hình mới”.

Với vị trí là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của UBCKNN có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Theo Quyết định này, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật.

Quá trình hình thành và phát triển của UBCKNN trong thời gian qua đã khẳng định vị trí và vai trò trong bộ máy hành chính Nhà nước; cho dù UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ hay là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK; xây dựng chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, đồng thời UBCKNN thực hiện quản lý, giám sát thị trường đảm bảo hoạt động và phát triển TTCK nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, góp phần cải cách hệ thống thị trường tài chính, tiến tới hội nhập với các nước trong khu vực. UBCKNN tiếp tục củng cố hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra “Hoàn thiện và mở rộng nhanh hoạt động của TTCK để sớm trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển”.

3.1.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

- Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về chứng khoán, thị trường chứng khoán;

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ việc thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các tổ chức khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và giao dịch chứng khoán;

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chứng khoán, thị trường chứng khoán sau khi được phê duyệt;

- Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế – kỹ thuật để áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Cấp, gia hạn, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát hành, đăng ký giao dịch, giấy phép niêm yết, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh và dịch vụ chứng khoán theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức, quản lý Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán và các thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức, trung tâm lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán;

- Quản lý việc thực hiện các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với các tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức phụ trợ theo quy định của pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra và giám sát các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tại thị trường chứng khoán và xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của hiệp hội chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt;

- Tổ chức công tác phân tích dự báo, thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức, đào tạo và bồi dưỡng về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán;

- Tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị trường chứng khoán; - Tổ chức, quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin; hiện đại hoá công tác quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ tài chính;

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

3.1.2. Giới thiệu về Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh3.1.2.1. Sự ra đời và phát triển 3.1.2.1. Sự ra đời và phát triển

Sở Giao di ̣ch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết đi ̣nh 599/QĐ- TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. - Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange.

- Tên viết tắt: HOSE.

Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.

Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.

Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp.HCM đã chính thức khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 02 loại cổ phiếu niêm yết.

Qua 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế

Một phần của tài liệu lập danh mục đầu tư tối ưu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w