Lead: tới, Lag: trễ, và Difference: Sai phân

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 6.0 (Trang 25 - 27)

Biến trễ, tới và sai phân Biến trễ một giai đoạn (Xt-1): x(-1) Biến trễ k giai đoạn (Xt-k): x(-k) Biến tới một giai đoại (Xt+1): x(1) Biến tới k giai đoạn (Xt+k): x(k) Sai phân bậc một (∆X = Xt – Xt-1): d(x) Sai phân bậc k (∆kX = Xt – Xt-k): d(x,k)

Sai phân bậc một của biến trễ dạng log tự nhiên: dlog(x)

Trung bình trượt k giai đoạn: @movav(x,k)

Ngoài ra, ta có thể đồng thời kết hợp nhiều toán tử với nhau, ví dụ dlog(x), dlog(x,4), … Để tạo một biến mới (ví dụ sai phân của X) ta có thể chọn một trong hai cách sau

đây. Thứ nhất, trên cửa sổ lệnh ta nhập genr dx=d(x). Thứ

hai, ta có thể nhấp vào genr trên thanh công cụ của cửa sổ tập tin Eviews và nhập dx=d(x).

Biến giả mùa vụ

Tạo ra một biến giả theo quí có giá trị là 1 đối với quí 2 và giá trị là 0 đối với các quí khác: @seas(2) Tạo ra một biến giả theo tháng có giá trị là 1 đối với tháng 2 và giá trị 0 đối với các tháng khác: @month(2)

o Biến xu thế

Biến xu thế là một biến có giá trị từ 1 đến n, trong

đó 1 đại diện cho quan sát đầu tiên trong dữ liệu và n đại diện cho quan sát cuối cùng trong dữ liệu.

Tạo biến xu thế đối với dữ liệu theo năm, ví dụ bắt đầu từ năm 1990 đến 2008, ta làm như sau: Trên cửa sổ lệnh ta nhập genr t=@trend(1989). Tạo biến xu thế đối với dữ liệu theo quí, ví dụ bắt đầu từ 2000Q2 đến 2008Q3, ta làm như sau: Trên cửa sổ lệnh ta nhập genr t=@trend(2000Q1). Tạo biến xu thế đối với dữ liệu theo tháng, ví dụ bắt đầu từ 2002M3 đến 2008M2, ta làm như sau: Trên cửa sổ lệnh ta nhập genr t=@trend(2002M2).

Tuy nhiên, khi phân tích dữ liệu và hồi qui, ta không cần phải tạo thêm các biến mới như vậy mà thường sử dụng trực tiếp các hàm từ các dữ liệu gốc. Ví dụ, ta có thể hồi qui trực tiếp như sau: y c x @trend(1989) hoặc log(y) c log(x). Lý do ta không cần tạo thêm biến mới là để cho tập tin Eviews được đơn giản và dễ quản lý hơn.

PHÂN TÍCH D LIU VI EVIEWS

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG EVIEWS 6.0 (Trang 25 - 27)