j δ Re{z}
THỰC HIỆN KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỐ
4.1. Khái quát
Kỹ thuật vi tính đã thâm nhập mạnh vào các hệ thống thiết bị điều khiển trong những năm gần đây. Có thể tìm thấy các phần tử đó trong mọi lớp, mọi cấp của cấu trúc hệ thống:
Từ lớp kế cận hay trực tiếp với quá trình công nghệ, cho tới các lớp cấp trên. Kỹ thuật vi tính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của các trung tâm điều khiển, nơi theo dõi - xử lý các tín
hiệu - dữ liệu thu thập được, thực hiện nhiệm vụ điều khiển và tối ưu hóa, vận hành và phân tích quá trình công nghệ. Hơn thế nữa, kỹ thuật vi tính {cụ thể là microprocessor (µP) - vi xử
lý; Microcontroller (µC) - vi điều khiển; Digital signal processor ( DSP) - vi xử lý tín hiệu} đã can thiệp triệt để, dần giữ vai trò không thể thay thế trong các nhiệm vụ xử lý tín hiệu và
điều khiển của các hệ thống có hoặc chưa có phản hồi.
Sự thâm nhập mạnh mẽ của kỹ thuật tính số vào các hệ thống tự động đã đặt ra yêu cầu
cho chúng ta phải có hiểu biết sâu về các phương pháp tích hợp, mô hình hóa, phân tích và tổng hợp (thiết kế) hệ thống. Chúng giữ vai trò quan trọng đối với người kỹ sư trong việc tìm hiểu và ứng dụng kỹ thuật tính vào các hệ thống điều khiển số.
Chương này góp phần bổ sung thông tin và nâng cao năng lực nghiên cứu đồng thời
giúp sinh viên tiếp cận với xu hướng phát triển hiện nay của lĩnh vực điều khiển tự động là
ứng dụng các thuật toán điều khiển vào việc sản xuất các thiết bị nhúng, các chip khả trình hoặc vi điều khiển.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất và thực hiện kỹ thuật điều khiển số với sự trợ giúp của Matlab và Card PCI – 1711 của hãng Advantech cho hệ thống tự động điều chỉnh tốc độ động cơ điện
một chiều DC servo trên cơ sở:
- Mô hình hóa và phân tích hệ thống truyền động điện động cơ một chiều theo phương pháp điều khiển số.
- Tổng hợp bộ điều khiển số hệ thống truyền động tự động điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều DC servo..