b. Cho thuê tài chính giúp người cho thuê linh hoạt trong kinh doanh.
1.6. Yêu cầu phải phát triển và hoàn thiện hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta:
ở nước ta:
Trong những năm nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế bao cấp trên thị trường không tồn tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Bởi khi đó nhà nước nắm quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối ra sao. Các doanh nghiệp dù sản xuất có hiệu quả hay không hiệu quả, sản phẩm có chất lượng tốt hay xấu đều như nhau cho nên các doanh nghiệp hoàn toàn không có động lực cạnh tranh với nhau.
Mặt khác, trình độ công nghệ kỹ thuật của nước ta khi đó rất lạc hậu với các máy móc, thiết bị cũ kỹ. Hai yếu tố đó đã tạo nên một hệ thống sản xuất trì trệ, năng suất lao động thấp, các sản phẩm sản xuất có chất lượng kém.
Nhưng khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì mọi việc đã đổi khác. Một nền kinh tế thị trường đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế vốn có của nó. Đó là các quy luật về giá cả, cạnh tranh, cung cầu. Khi đó, các doanh nghiệp không thể ỷ vào sự bao cấp của nhà nước. Để có thể tồn tại đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ có cách nâng cao năng
lực sản xuất, tìm hiểu thị trường để có thể cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Theo thống kê năm 1998, nước ta có khaỏng 23708 doanh nghiệp. Trong đó đa số các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô tài sản cố định lớn hơn 10 tỷ VNĐ chỉ chiếm 17% tổng số các doanh nghiệp, loại doanh nghiệp có quy mô tài sản cố định từ 1 tỷ đến 10 tỷ chiếm 58%, còn lại 25% có quy mô nhỏ hơn 1 tỷ. Hơn nữa tỷ lệ máy móc, thiết bị chỉ chiếm khoảng 26% giá trị tài sản cố định, nhà xưởng, vật kiến trúc chiếm 36%, phần còn lại (38%) là các tài sản cố định khác không sử dụng được vào sản xuất.
Các máy móc, thiết bị hầu hết thuộc loại lạc hậu cũ kỹ, giá trị còn lại thấp. Tỷ lệ hao mòn máy móc thiết bị bình quân chung trên cả nước là 59,3% trong khi đó mức quy định khấu hao của nước ta còn thấp dẫn đến tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị chậm.
Trình độ công nghệ sử dụng ở nước ta như sau: Công nghệ hiện đại chiếm 10%, công nghệ trung bình chiếm 38%, công nghệ lạc hậu chiếm 52%. Sự yếu kém về trình độ công nghệ của Việt Nam còn được thể hiện ở các điểm như: Đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến thấp (chỉ từ 10 - 12%(, mức tiêu hao nguyên liệu và nhiên liệu cao (gấp 1,2 đến 3 lần mức độ trung bình của thế giới), hệ số đổi mới thiết bị chỉ đạt khoảng 7%/ năm (bằng 0,5 lần so với mức tối thiểu của thế giới.
Từ thực trạng nêu trên ta có thể thấy để có thể thực hiện được mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp có trình độ thuộc hàng trung bình trên thế giới thì các doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn tài trợ rất lớn để thực hiện ưu tiên máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Sau đây, ta sẽ tiến hành xem xét các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được:
Các nguồn vốn trong nước:
Để thực hiện việc tài trợ cho đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp, vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vay trên thị trường vốn.
Vốn ngân sách nhà nước cấp: Đây là nguồn vốn mà chỉ các doanh nghiệp nhà nước mới được cấp phát. Tuy nhiên, kể từ năm 1992 nhà nước rất hạn chế cấp phát vốn cho các doanh nghiệp. Đồng thời, trong những năm gần đây, Chính phủ đã và đang thực hiện việc sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước. Nhà nước sẽ chỉ tập trung vào đầu tư cho các ngành trọng điểm có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Còn với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ bị thanh lý bằng cách cổ phần hoá, sát nhập, giải thể.... Do vậy, nguồn vốn này không thể là nguồn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp thực hiện việc đổi mới, máy móc, thiết bị.
Vốn tự có của các doanh nghiệp: Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp có thể sử dụng cho việc nâng cao năng lực sản xuất của mình gồm các nguồn vốn khấu hao và một phần lợi nhuận để lại.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được giữ toàn bộ quỹ khấu hao để tái đầu tư cho sản xuất. Nhưng trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn khấu hao đó vào mục đích khác. Đồng thời, định mức tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quá thấp so với hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của các loại tài sản, máy móc cho nên không những tốc độ đổi mới máy móc, thiết bị chậm mà quỹ khấu hao của các doanh nghiệp thường cũng rất nhỏ.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả cho nên người tích luỹ từ lợi nhuận để lại cũng rất nhỏ. Từ đó cho thấy việc dựa vào khả năng vốn tự có để đầu tư chiều sâu của các doanh nghiệp rất khó thực hiện.
Vốn đi vay từ các tổ chức tài chính: Nói chung, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng hình thức này để huy động vốn cho mình. Song việc vay vốn từ các tổ chức tài chính vẫn còn nhiều những bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thông thường các khoản vay đầu tư cho máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp là các khoản vay trung và dài hạn, cho nên các tổ chức tín dụng luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi, hoạt động có uy tín, có tài sản thế chấp, có người bảo lãnh, hoặc dự án có tính khả thi... Đồng thời các doanh nghiệp còn bị hạn chế bởi lượng tiền vốn cho vay. Và những yêu cầu này lại càng trở nên khó khăn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Huy động trên thị trường chứng khoán: Đối với các nước phát triển, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán là phương thức tài trợ vốn hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, hiện nay thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, đang ở mức sơ khai, và các doanh nghiệp còn rất thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán cho nên hình thức này vẫn chưa mang lại hiệu quả. Hiện nay, thì chỉ có doanh nghiệp có vốn tự có từ 10 tỷ VNĐ trở lên mới được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, thêm vào đó Việt Nam chưa có thị trường phi tập trung (OTC) nên có thể nói rằng nguồn huy động này còn xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn vốn từ nước ngoài:
Nguồn vốn ODA: Thông qua các nguồn vốn vay ODA hay thông qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện việc cải tiến máy móc, thiết bị của mình. Để vay được vốn ODA, thông thường chúng ta phải tuân thủ rất chặt chẽ các điều kiện do bên cho vay đặt ra. Do bị hạn chế bởi các nguồn vốn đối ứng nên tốc độ giải ngân ở nước ta hiện nay còn rất chậm. Từ năm 1995 đến năm 2001 các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết cho Việt Nam vay 15,1 tỷ USD, đã được chuyển thành hiệp định ký kết tính đến tháng 12 năm 2001 đạt 10,65 tỷ USD, đã giải ngân được 6.469 triệu USD. Các dự án đầu tư bằng vốn ODA ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục... cho nên nguồn vốn này chủ yếu chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị trong các lĩnh vực trên. Còn đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì khó có thể được hưởng nguồn vốn ưu đãi này.
Đối với nguồn FDI: Về thực chất nguồn vốn này giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể nâng cao năng lực sản xuất của mình thông qua hoạt động liên doanh giữa 1 bên là doanh nghiệp sản xuất trong nước và một bên đối tác nước ngoài. Nhưng theo hình thức này đòi hỏi chúng ta phải có 1 đội ngũ cán bộ có trình độ về kỹ thuật cao, hiểu biết rõ ràng về các vấn đề pháp lý để tránh rơi vào tình trạng nhập về những thiết bị đã lỗi thời. Tuy nhêin, nguồn vốn FDI đang có xu hướng giảm sút trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, trong hoạt động liên doanh bên Việt Nam thường tham gia với tỷ lệ vốn thấp cũng là một yếu tố khiến cho chúng ta bị chi phối nhiều từ phía nước ngoài, có thể dẫn đến khả năng mất cả phần giá trị vốn đóng góp.
Bảng 1.6: Vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam qua các năm.
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1998 1999 2000 2001
Vốn FDI đăng ký
8497,3 4649,1 3897,4 1477
Vậy, thông qua đánh giá năng lực sản xuất để thấy được nhu cầu đổi mới máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đồng thời qua việc nghiên cứu về các nguồn vốn mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để tài trợ cho việc nâng cao năng lực sản xuất của mình, ta có thể thấy rằng tuy đã có nhiều sự thay đổi về hình thức huy động vốn nhưng nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị.
Đòi hỏi về những hình thức tài trợ vốn hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp vẫn đang là vấn đề bức ở nước ta hiện nay.
Qua phân tích về hoạt động CTTT ở phần trước và việc hạn chế ở các nguồn vốn hiện nay thì rõ ràng cho thuê tài chính chắc chắn sẽ là 1 hình thức tài trợ và do vậy việc nghiên cứu vấn đề này, cụ thể là hoàn thiện và phát triển hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta hiện nay mang ý nghĩa quan trọng, góp phần thiết thực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.