Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Hiện nay nguồn thông tin mà Ngân hàng có được chủ yếu là từ hồ sơ dự án do chủ đầu tư cung cấp. Nguồn thông tin này thường không đầy đủ, kém trung thực, trong khi Ngân hàng lại chưa có một chương trình kế hoạch, biện pháp cụ thể nào thực sự có hiệu quả để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin cho công tác thẩm định dự án đầu tư.

Mặc dù các cán bộ thẩm định đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập thông tin, qua cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các bộ ngành liên quan, nhưng chất lượng thông tin chưa cao và mang tính chắp vá. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án phải tự mình thu thập tất cả các thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của một hệ thống thông tin riêng. Như vậy sẽ rất tốn thời gian thậm chí nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn. Các thông tin dữ liệu thu nhận được chủ yếu được lưu trữ theo phương pháp thủ công, nên việc tra cứu khai thác gặp rất nhiều khó khăn.

Hệ thống thông tin nội bộ chưa đáp ứng nổi yêu cầu trao đổi thông tin giữa Trung ương và các chi nhánh, giữa phòng dự án và phòng tái thẩm định. Hệ thống cung cấp thông tin từ bên ngoài chưa được Ngân hàng quan tâm đầu tư đúng mức. Sự thiếu hụt thông tin là một nguyên nhân quan trọng làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Phương pháp thẩm định tài chính mà hiện nay Ngân hàng đang áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động thẩm định tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khi cán bộ thẩm định quá chú trọng đến khía cạnh pháp lý, thị trường, kinh tế – xã hội mà có phần xem nhẹ vấn đề tài chính của dự án đầu tư. Vì thế vấn đề giá trị thời gian của tiền chưa được nhận thức đầy đủ, không có sự thống nhất giữa các cán bộ về các chỉ tiêu đánh giá dự án.

Tổ chức điều hành:

Cho tới nay, Ngân hàng ngoại thương đã ban hành văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng và mẫu tờ trình thẩm định làm cơ sở cho hoạt động thẩm định của các cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, việc ban hành văn bản hướng dẫn chỉ mang tính hình thức chưa được quán triệt đến từng các bộ thẩm định. Hơn nữa mẫu quy trình thẩm định lại quá chung chung nên gây

khó khăn cho cán bộ khi áp dụng vào từng dự án cụ thể. Nội dung thẩm định tái chính trong quy trình chỉ đề cập đến việc tính doanh thu chi phí và khả naưng trả nợ.

Mỗi cán bộ ở phòng dự án được giao nhiệm vụ thẩm định một số dự án nhất định, tuỳ thuộc vào thời điểm mà dự án được đưa đến Ngân hàng. Điều này dẫn đến tình trạng quy mô, tính chất của từng dự án không phù hợp với trình độ năng lực của từng người. Nhiều dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp lại do cán bộ trẻ mới vào nghề thẩm định, kiểm tra giám sát nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thẩm định, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả của các khoản vay.

Việc đổi mới tỏ chức hoạt đọng thẩm định còn chậm được thực hiện. Ngân hàng chưa xây dựng được một chương trình công tác cụ thể, thiếu kiểm tra, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm qua nhiều dự án đã thẩm định, hoạt động giám sát điều hành nhiều lúc còn bị xem nhẹ.

Cán bộ:

Chúng ta đã biết, Ngân hàng ngoại thương là một Ngân hàng chuyên doanh về thanh toán quốc tế và tín dụng xuất nhập khẩu, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư vốn không phải là thế mạnh truyền thống của Ngân hàng. Tuy nhiên do yêu cầu cạnh tranh trong cơ chế thị trường nên Ngân hàng đã thành lập phòng dự án và phòng thẩm định và đầu tư chứng khoán để phục vụ trực tiếp cho hoạt động cho vay trung, dài hạn. Vì thế đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được đào tạo một cách có hệ thống, cơ bản về lý luận của hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. Các cán bộ tiến hành thẩm định chủ yếu dưa trên những kiến thức tự nhiên nghiên cứu qua sách báo, tạp chí tham khảo hay dựa vào kinh nghiệm của bản thân.

Cũng do Ngân hàng ngoại thương trong một vài năm trở lại đây mới tiến hành cho vay các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nên đã gặp khó khăn trong việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật – công nghệ của dự án. Đội ngũ cán bộ thẩm định mặc dù chuyên sâu về lĩnh vực thị trường, tài chính, Ngân hàng nhưng lại có ít kiến thức về khía cạnh kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, nội dung thẩm định tính chính xác, đúng đắn của vốn đầu tư của dự án hầu như bị bỏ qua.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 28 - 30)