Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 30 - 32)

Đây là những nguyên nhân về môi trường bên ngoài tác động đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng.

Các cơ quan nhà nước:

Hiện nay cơ chế vận hành của bộ máy hành chính là các Bộ, UBND các cấp không phải là cấp quản lý nhà nước về hành chính thuần tuý mà còn quản lý nhà nước cả về kinh tế, sản xuất kinh doanh. Hầu hết các dự án khi đến tay Ngân hàng đều được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nếu Ngân hàng thẩm định theo quy trình chậm trễ, thậm chí không đầu tư là tạo thế đối lập ở mức độ nào đó về việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Các văn bản, chế độ quy định về quản lý đầu tư, về thẩm định còn chồng chéo, chưa rõ ràng, chưa dầy đủ, thiếu tính ổn định, thủ tục còn nặng nề, rườm rà. Năng lực thẩm định các dự án đầu tư của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng trên một số mặt còn hạn chế, chất lượng thẩm định chưa cao nên đã gây ra những khó khăn nhất định cho Ngân hàng. Chúng ta còn thiếu các văn bản hướng dẫn có tính chất pháp lý về các định mức kinh tế, kỹ thuật của các cơ quan chức năng như định mức tiêu hao về nguyên, nhiên vật liệu, điện nước, … chưa có các tiêu chuẩn để làm cơ sở so sánh, đánh giá dự án từng ngành, từng lĩnh vực riêng biệt được quy định bằng văn bản mang tính thống nhất trong cả nước.

Ngành Ngân hàng:

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, ngành Ngân hàng vẫn còn những yếu kém trongviệc thẩm định các dự án đầu tư. Trình độ chung của các Ngân hàng còn thấp, chưa đủ năng lực thẩm định các dự án lớn, phức tạp. Đặc biệt chưa có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa Ngân hàng nhà nước và các Ngân hàng thương mại cũng như giữa các Ngân hàng thương mại với nhau trong việc cung cấp thông tin, hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.

Khách hàng vay vốn:

Tình hình chung hiện nay là các chủ đầu tư chấp hành khong đầy đủ các quy định về lập và thẩm định dự án. Bộ kế hoạch và đầu tư đã ra thông tư hướng dẫn việc lập và thẩm định dự án đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế phần nhiều các báo cáo khả thi (luận chứng kinh tế khả thi) đưa đến Ngân hàng đã không lập đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn hoặc có lập nhưng nội dung còn sơ sài, thiếu căn cứ khoa học, xác đáng, chưa xây dựng được các dự án có tính khả thi cao. Điều này xuất phát từ nhận thức của việc đầu tư theo dự án

của các doanh nghiệp còn hạn chế, trình độ năng lực lập và thẩm định dự án còn thấp.

Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu kém, tích luỹ không đáng kể dẫn đến vốn tự có thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng. Một số daonh nghiệp nhà nước quýêt toán và duyệt quyết toán chậm, số liệu quyết toán chưa được kiểm toán nên việc phân tích các báo cáo tài chính thường chỉ có tính tương đối, độ tin cậy thấp.

Như vậy qua xem xét các công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của hoạt động cho vay tại Ngân hàng ngoại thương trong thời gian qua, bên cạnh những thành tích đạt được và những đóng góp to lớn vào việc nâng cao chất lượng và mở roọng cho vay thì vẫn còn rất nhiều hạn chế cần sớm khắc phục để đáp ứng được những đòi hỏi mới trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng ngoại thương cần phải có những giải pháp kịp thời hữu hiệu để khắc phục những khó khăn giúp Ngân hàng ngày càng phát triển, hội nhập với các Ngân hàng khác trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 30 - 32)