VI. Vật liệu cách điện thể rắn
1. Chất cách điện hữu cơ (điện môi hữu cơ cao phân tử)
Trong các vật liệu cách điện được sử dụng trong kỹ thuật điện thì vật liệu hữu cơ cao phân tử có vị trí rất lớn và tầm quan trọng đặc biệt.
Vật liệu hữu cơ có cấu tạo là các chất của các bon (C) với các nguyên tử khác. C có khả năng tạo ra một số lớn các hợp chất hoá học với nhiều loại cấu trúc khác nhau.
Trong tự nhiên chúng ta gặp một số vật liệu thuộc loại các vật liệu cao phân tử với tầm quan trọng rất lớn trong kỹ thuật, ví dụ như xenlulôza, tơ tằm, cao su… Dựa theo nguồn gốc ta chia ra làm 2 loại:
Loại 1: là những loại vật liệu nhân tạo, được sản xuất chế biến hoá hoạc những chất cao phân tử có sẳn trong thiên nhiên. Ví dụ như xenlulôza chế biến thành estexenlulooza.
Loại 2: có tầm quan trọng lớn hơn trong kỹ thuật cách điện và các
ngành khác, đó là vật liệu cao phân tử tổng hợp được sản xuất ra bằng cách tổng hợp các chất thấp phân tử.
Về mặt hoá học đa số các liên kết cao phân tử thuộc loại vật liệu trùng hợp, đó là những vật liệu mà phân tử của nó tạo thành bởi sự tổng hợp một lượng lớn các nhóm nguyên tử có cấu trúc giống nhau. Phản ứng tạo thành polime từ mônôme được gọi là trùng hợp (khi đó khối lượng phân tử tăng lên, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng lên, cũng như độ nhớt tăng. Có thể chuyển từ khí lỏng sang trạng thái đặc và sang cả rắn làm độ hoà tan giảm hẳn). Có các loại vật liệu cách điện hữu cơ sau: