Đánh giá về công tác quản lý dự án tại công ty:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC (Trang 47 - 51)

D Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 8.039.776

1.3.6.Đánh giá về công tác quản lý dự án tại công ty:

Kể từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý dự án nói riêng và toàn công ty nói chung đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế tồn tại trong quá trình quản lý dự án của công ty.

1.3.6.1. Những kết quả đã đạt được:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã tích lũy và

phát huy được những kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động quản lý để tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ. Công ty luôn đặt ra mục tiêu: “chất

thiết kế và nhu cầu của khách hàng. Những công trình do công ty thi công xây dựng có chất lượng ngày càng cao, được phía đối tác tin tưởng và đánh giá tốt. Nhiều lần công ty đã được Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam trao bằng khen về những đóng góp cho sự phát triển chung của toàn ngành. Có được những thành tích như vậy phải kể đến sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, trong đó có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ Ban quản lý dự án. Mặc dù với số lượng thành viên không lớn nhưng Ban quản lý dự án vẫn luôn hoàn thành tốt khối lượng công việc được giao. Đất nước ta đang trên đà đổi mới, nhiều công trình được xây dựng lên với quy mô và số lượng ngày càng tăng. Để tiến nhanh với sự phát triển chung của toàn nhân loại, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố phục vụ cho tiến trình hội nhập. Có thể nói đất nước ta đang thay da đổi thịt từng ngày. Chính vì thế, nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cao, đòi hỏi các công ty xây dựng phải cố gắng hết mình. Nắm vững được xu thế đó, công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Khối lượng dự án vì thế đã không ngừng tăng, việc quản lý dự án ngày càng

có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty.

Ban quản lý dự án đã tiến hành hoạt động quản lý theo quy trình phù hợp với tình

hình thực tế của công ty. Quy trình này không những tuân thủ một cách chặt chẽ những

quy định của các văn bản pháp luật, quy định của Bộ Xây dựng mà còn tuân thủ những yêu cầu của ban lãnh đạo công ty. Chính vì vậy, Ban quản lý dự án được coi là đơn vị đầu mối, là cánh tay đắc lực giúp công ty quản lý những dự án xây dựng, đặc biệt là những dự án có quy mô lớn và tính chất phức tạp. Khác với một số công ty xây dựng khác, công ty cổ phần xây dựng SHINEC là đơn vị thành viên của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy SHINEC trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam . Một số công ty xây dựng khác có quy mô lớn hơn và hoạt động độc lập như Tổng công ty xây dựng LICOGI thì mô hình quản lý là mô hình ma trận vì số lượng dự án của họ nhiều và quy mô lớn. Hoặc với một số công ty xây dựng có quy mô tương đương như Công ty xây dựng nhà ở Hải Phòng thì lại là mô hình chủ nhiệm điều hành dự án. Nhưng do đặc trưng riêng nên công ty cổ phần xây dựng SHINEC đã chọn cho mình một mô hình phù hợp, đó là mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án có thành lập Ban quản lý dự án. Vì những dự án từ trước đến nay của công ty thường không quá phức tạp nên Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý được với việc thành lập một Ban quản lý hỗ trợ. Ban quản lý dự án này gồm những người được tuyển dụng một cách kỹ càng, có tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp cao để đảm nhận được những phần việc mang tính chuyên môn. Ban quản lý dự án ra đời là biện pháp tạo thêm việc làm cho một đội ngũ cán bộ nhân viên, đồng thời cũng là nơi quy tụ các nhân lực trong nhiều lĩnh vực có liên quan. Điều đó giúp cho việc triển khai công tác quản lý dự án được diễn ra thuận lợi hơn. Đội ngũ nhân viên tại đây đều được học qua những trường lớp cơ bản, có kiến thức xã hội thực tế và đặc biệt nắm rất rõ về luật pháp. Tất cả những văn bản pháp luật, các Nghị định, Thông tư liên quan đến lĩnh vực xây dựng đều được Ban cập nhật và nắm bắt nhanh để có thể sửa đổi cho phù hợp. Cụ thể về một số nội dung công việc trong quá trình thực hiện dự án được công ty quản lý như sau:

Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, việc khảo sát, thăm dò thị trường được công ty

tiến hành khá tốt. Do đội ngũ nhân viên trong Ban quản lý là tương đối trẻ, có nhiệt

huyết và sự năng động nên việc thăm dò diễn ra với thời gian nhanh và chi phí không lớn. Về việc lập dự án, công ty thường thuê một tổ chức tư vấn chuyên làm nhiệm vụ lập, nên công việc này dường như được tiến hành chuyên môn hóa hơn. Các tổ chức tư

vấn rõ ràng là có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này và do vậy, chất lượng của dự án sẽ được đảm bảo.

Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, Ban quản lý dự án đã gặp nhiều khó khăn hơn

trong công tác của mình. Nhưng Ban quản lý vẫn quyết tâm vượt qua những khó khăn đó để tìm ra phương pháp quản lý tốt nhất, đảm bảo cho dự án được tiến hành theo kế hoạch. Việc tiến hành xây dựng trên các khu đất luôn được Ban kiểm tra kỹ lưỡng về

sự phù hợp với quy hoạch của ngành và của vùng. Do công ty tuyển dụng và đào tạo nhiều kỹ sư có trình độ chuyên môn giỏi nên việc thiết kế kỹ thuật và thẩm định, phê duyệt các thiết kế đó được công ty tiến hành tương đối tốt cả về mặt chất lượng, chi phí, thời gian.

Công tác đấu thầu của công ty cũng được thực hiện theo đúng quy định của pháp

luật. Công ty thường chia dự án ra thành các gói thầu riêng để có thể lựa chọn được

những nhà thầu phụ trách từng mảng công việc một cách chuyên môn hóa đồng thời việc quản lý chất lượng từng hạng mục công việc sẽ được thực hiện chi tiết hơn. Khi bắt tay vào thực hiện thi công xây dựng công trình, công ty đã chú ý đến việc tìm những nguồn cung cấp nguyên vật liệu phù hợp cả về chất lượng và giá cả, đảm bảo phục vụ được liên tục, thường xuyên cho quá trình thi công. Các chuyên viên tư vấn giám sát công trình cũng đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ của mình trong việc theo dõi tiến độ, việc áp dụng các phương pháp kỹ thuật vào thi công, đồng thời sẽ phát hiện ra những sai sót nếu có.

Cuối cùng khi dự án kết thúc, việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình đã được thực hiện đúng quy trình theo quy định của Bộ Xây dựng. Nói chung công tác

quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng SHINEC cũng đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao uy tín của công ty trên thị trường và với các bạn hàng lâu năm của mình. Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được tổ chức CAS GLOBAL – Vương quốc Anh cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000. Cùng với sự phát triển đi lên của công ty, Ban quản lý dự án cũng đang trong quá trình hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

1.3.6.2. Những mặt hạn chế còn tồn tại:

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng công ty cũng không thể tránh khỏi những sai sót, những mặt hạn chế còn tồn đọng. Điều này đòi hỏi Ban quản lý dự án nói riêng và toàn công ty nói chung phải tìm cách khắc phục.

Trước hết, về công tác chỉ đạo giữa ban lãnh đạo công ty đối với các cấp dưới đôi

khi còn thiếu kiên quyết, chưa dứt khoát dẫn đến sự chậm trễ trong một số khâu. Có thể

nói còn có sự thụ động trong công tác quản lý. Cấp dưới thì chờ cấp trên phê duyệt. Cấp trên thì lại để lâu, chưa quyết định dứt điểm làm cho dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Một hạn chế lớn nhất đối với công ty cổ phần xây dựng SHINEC nói riêng và của cả

Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung là tình trạng thiếu vốn gay gắt. Đây

chính là vấn đề bất cập tại công ty hiện nay. Trong khi khối lượng dự án ngày càng tăng đòi hỏi quy mô vốn cũng cần phải tăng theo thì vấn đề thiếu vốn lại xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyết định đầu tư của công ty. Điều này có lẽ xuất phát cũng một phần là từ công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam . Vinashin là tập đoàn 100% vốn Nhà nước nên được hưởng khá nhiều ưu đãi. Vừa qua, Vinashin

đã được chính phủ cho phép phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, 10.000 tỷ đồng từ các ngân hàng trong nước và vay 400 triệu USD từ nước ngoài. Thế nhưng việc sử dụng vốn vay đó như thế nào mới là điều quan trọng. Một thực tế là tập đoàn Vinashin đã sử dụng nhiều nguồn vốn vay của mình vào đầu tư sai mục đích như vào cao ốc, khu resort, bất động sản… Việc sử dụng vốn kém hiệu quả đôi khi gây tâm lý e ngại cho các ngân hàng khi quyết định cho các đơn vị thành viên của tập đoàn vay vốn. Một minh chứng cụ thể là dự án “Đầu tư xây dựng trạm xăng dầu và khu văn phòng phục vụ điều hành Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền” tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Theo đúng kế hoạch thì bắt đầu từ quý III năm 2008 dự án sẽ bắt đầu đi vào giai đoạn triển khai thực hiện. Vậy mà cho đến tận bây giờ, dự án vẫn rơi vào tình trạng bỏ ngỏ, lập ra để đấy, không thể tiếp tục thực hiện được. Lý do chính đó là thiếu vốn. Doanh nghiệp đã gặp phải khó khăn trong vấn đề vay vốn ngân hàng làm cho dự án cứ bị kéo dài và đang trong tình trạng chờ đợi. Công ty cũng đã phải đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tạm thời như bán một số diện tích đất trong khu công nghiệp này cho một vài chủ đầu tư khác, chấp nhận diện tích đầu tư bị thu hẹp. Thế nhưng biện pháp này cũng không thể cứu vãn được tình thế là mấy. Hiện nay, các thành viên trong Ban quản lý dự án đành phải ngồi chờ việc và hi vọng, một là dự án sẽ mau chóng được giải quyết về vấn đề vốn, hai là chờ dự án, chờ các hợp đồng tiếp theo. Dự án này hiện nay cũng đã tìm ra được giải pháp tối ưu là công ty đã liên kết với một đối tác bên Trung Quốc. Họ sẽ hỗ trợ thêm về vốn để giúp dự án được tiếp tục hoạt động.

Một hiện trạng nữa của công ty, đó là vấn đề quản lý nhân sự. Công ty không linh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt trong việc bố trí, sắp xếp lại nguồn lao động, đặc biệt là sau khi dự án kết thúc.

Một băn khoăn của người lao động là họ sẽ làm gì khi mà dự án đã kết thúc và chưa có dự án mới. Điều đấy đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp tạm thời của một số cán bộ công nhân viên trong công ty. Do vậy, ban lãnh đạo công ty cần có các biện pháp quan tâm hơn nữa tới đời sống của người công nhân, cố gắng tạo việc làm cho họ, có thể bố trí sắp xếp lại công việc cho phù hợp với năng lực từng người.

Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý dự án, mặc dù trình độ chuyên môn của các thành viên trong Ban là tương đối cao. Các thành viên đều được đào tạo qua các trường lớp về nghiệp vụ, hiểu sâu về chuyên môn của mình. Nhưng một hạn chế vẫn còn tồn

tại, đó là kỹ năng làm việc nhóm của Ban vẫn chưa được cao, sự liên kết giữa các thành viên còn lỏng lẻo, chưa đi đến thống nhất. Tình trạng mỗi một thành viên làm

riêng phần việc của mình mà không hỏi ý kiến chung của tất cả mọi người vẫn còn diễn ra. Chính vì vậy, đôi khi công tác quản lý không thể đưa đến một quyết định chung hoặc sẽ tốn nhiều thời gian để thống nhất tất cả ý kiến của mọi người.

Ngoài ra công ty vẫn còn tồn đọng một số hạn chế khác trong quá trình quản lý dự án. Ví dụ như ở công tác lập dự án, mặc dù đã thuê hẳn tổ chức tư vấn để thực hiện

nhưng vẫn không thể lường hết được những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra. Việc dự đoán

những vấn đề phát sinh đó quả không phải là điều dễ dàng chút nào.

Công tác thẩm định phê duyệt dự án mặc dù tuân theo đúng những văn bản pháp

luật hiện hành nhưng quá trình này vẫn diễn ra không linh hoạt. Việc thẩm định đôi khi

còn cứng nhắc, chưa có sự cập nhật thông tin cụ thể cho từng trường hợp mà áp dụng theo những tiêu chuẩn có sẵn. Kết quả thẩm định đôi lúc còn mang tính chủ quan, chưa đảm bảo tính khách quan và khoa học.

Việc xin giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng còn tốn nhiều thời gian do các thủ tục

nhiều thời gian và chi phí cho việc xin giấy phép xây dựng mà công ty còn phải chờ các văn bản thẩm định hồ sơ thiết kế của Sở Xây dựng.

Công tác chuẩn bị cũng như thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng cũng là một vấn

đề khó khăn đối với công ty. Các dự án của công ty được xây dựng trên những khu đất

rộng lớn, đòi hỏi phải có sự khảo sát tốt về địa chất cũng như cần san lấp đối với các địa hình gồ ghề, phức tạp. Đặc biệt đối với những khu đất có nhiều hộ dân sinh sống, việc di dời và đền bù cho các hộ dân này không phải là vấn đề dễ dàng, giải quyết một sớm một chiều được. Đôi khi công ty cũng phải nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương sở tại để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột giữa đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng với dân cư không chịu di dời. Ví dụ như tại khu đất Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, một số hộ dân vẫn cảm thấy không thỏa đáng trong việc đền bù, họ cảm thấy khó khăn khi tìm kế sinh nhai sau khi diện tích đất bị thu hồi cho Ban quản lý dự án. Vì tại đây, đa phần họ sống bằng nghề nông nên khi bị thu hồi đất, họ không biết phải tiếp tục làm gì để kiếm sống. Do đó, công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới tâm tư nguyện vọng của người dân để giúp họ giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan đến đền bù và di dời. Có như vậy, công tác giải phóng mặt bằng mới diễn ra nhanh hơn được. Việc chậm trễ trong khâu này cũng ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của toàn bộ dự án. Do dự án là một xâu chuỗi các hoạt động có liên quan đến nhau. Kết quả của công việc này có thể kéo theo sự thay đổi của các công việc khác và làm thay đổi toàn bộ tiến trình thi công.

Trong công tác đấu thầu, tuy công ty đã tổ chức tốt việc chia ra gói thầu nhỏ để thuận lợi hơn trong việc quản lý nhưng vẫn còn một số bất cập tồn tại làm ảnh hưởng tới chất lượng dự án. Đó là khả năng đáp ứng yêu cầu của một số đơn vị dự thầu còn

kém, làm kéo dài thời gian thực hiện với chi phí tăng lên. Điều đó dĩ nhiên sẽ ảnh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC (Trang 47 - 51)