Ví dụ cụ thể về công tác quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng SHINEC:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC (Trang 42 - 45)

thủy Hải Dương” là công trình công nghiệp thuộc loại công trình cấp 3 có thời gian bảo hành là 18 tháng. Tiền bảo hành công trình chỉ được hoàn trả cho nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung cấp thiết bị sau khi hết thời gian bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc này.

Có thể nói quá trình quản lý dự án diễn ra xuyên suốt trong cả chu kỳ của một dự án. Trong từng giai đoạn , tuy đối tượng quản lý có thể khác nhau nhưng vẫn phải luôn gắn với mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án. Đó là thời gian, chi phí và kết quả hoàn thành. Việc quản lý dự án theo chu kỳ giúp cho ban quản lý dự án của công ty có thể thực hiện nhiệm vụ của mình từng bước theo một quy trình cụ thể. Theo chu kỳ, ban quản lý dự án có thể theo dõi tiến độ thực hiện dự án theo từng mốc thời gian cụ thể và theo từng hạng mục công việc được dễ dàng. Quản lý dự án theo chu kỳ cũng giúp chúng ta chỉ ra một số đặc điểm giúp cho ban quản lý có cái nhìn sâu hơn về công tác này. Đặc điểm thứ nhất là vào giai đoạn bắt đầu của dự án, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp nhưng sẽ tăng cao hơn khi vào thời kỳ phát triển và lại giảm xuống rất nhanh khi bước vào giai đoạn kết thúc. Đặc điểm thứ hai là độ rủi ro khi bắt đầu thực hiện dự án là cao nhất. Đặc điểm này sẽ góp phần giúp ban quản lý dự án thực hiện tốt hơn việc quản lý rủi ro của mình. Một đặc điểm nữa là chủ đầu tư có ảnh hưởng nhất định tới các đặc tính cuối cùng của sản phẩm nên chi phí vào thời kỳ bắt đầu sẽ cao nhất và giảm mạnh trong các bước tiếp theo.

Nhìn chung, ban quản lý dự án của công ty đã thực hiện được các nội dung quản lý phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với tình hình cụ thể của công ty cổ phần xây dựng SHINEC. Mặc dù công ty được thành lập chưa lâu nhưng ban quản lý dự án đã có những thành tích đáng kể và sự cố gắng không ngừng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế đòi hỏi lãnh đạo công ty nói chung và ban quản lý dự án nói riêng cần khắc phục trong thời gian tới.

1.3.5. Ví dụ cụ thể về công tác quản lý dự án của công ty cổ phần xây dựng SHINEC: SHINEC:

► Tên dự án: Xây dựng Nhà máy chế biến gỗ SHINEC tại Cụm công nghiệp tàu thủy

SHINEC.

► Chủ đầu tư: Công ty cổ phần xây dựng SHINEC.

► Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty tư vấn Đại học Xây dựng – Hà Nội. ► Chủ nhiệm lập dự án: Ông Võ Mạnh Tùng.

Tạo ra các sản phẩm nội thất tàu thủy từ nguyên liệu gỗ có chất lượng cao phục vụ chiến lược nội địa hóa sản phẩm của ngành công nghiệp tàu thủy, tiến tới xuất khẩu hàng nội thất.

► Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: - Phân xưởng sản xuất đồ gỗ.

- Phân xưởng hoàn thiện, đóng gói, xuất hàng. - Phân xưởng sơ chế phôi.

- Nhà sấy gỗ, nhà điều hành…

► Địa điểm xây dựng: Lô số 24, cụm công nghiệp tàu thủy Hải Dương, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

► Diện tích đất sử dụng: 4,94 ha. ► Loại, cấp công trình:

Công trình công nghiệp cấp 3.

► Nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư:

Nguồn vốn vay và các nguồn vốn khác. Phần lớn vốn đầu tư của dự án được lấy từ nguồn vốn vay thương mại, huy động qua đơn vị đầu mối là Công ty tài chính. Tổng mức đầu tư của dự án là 137.656 triệu đồng ( Một trăm ba mươi bảy tỷ sáu trăm năm mươi sáu triệu đồng).

Dự án này được thực hiện theo phương thức xây dựng đồng bộ mới hoàn chỉnh toàn bộ dự án gồm các hạng mục công trình và trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất, chế biến gỗ.

► Hình thức quản lý dự án:

Công ty quản lý dự án theo mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý có thành lập Ban quản lý dự án. Các thành viên Ban quản lý dự án được quy định cụ thể tại Quyết định số 1153/QĐ-CNT-TCCB-LĐ.

► Quản lý tiến độ thực hiện dự án:

● Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: ( từ quý I/2006 – quý II/2006). Bao gồm các phần việc cụ thể sau:

- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. - Tiến hành thăm dò thị trường.

- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. - Lập dự án.

- Gửi hồ sơ dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt. ● Giai đoạn thực hiện đầu tư: ( từ quý II/2006 – quý IV/2007). Bao gồm các phần việc cụ thể sau:

- Thực hiện việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng. - Mua sắm thiết bị và công nghệ.

- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng.

- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình. - Tiến hành thi công xây lắp.

● Giai đoạn kết thúc dự án: ( quý IV/2007). - Nghiệm thu, bàn giao công trình.

- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.

- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình. - Quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo hành công trình.

Công ty cũng đã có cái nhìn tổng quát nhất về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án. Tuy

nhiên kế hoạch này vẫn còn mang tính chung chung, chưa đi vào cụ thể từng công việc trong từng giai đoạn. Do đó việc quản lý thời gian sẽ không được hiệu quả tối ưu do không thể đi sâu đi sát vào từng công việc được.

► Quản lý chi phí dự án:

Ban quản lý dự án quản lý những khoản chi phí để thực hiện cho dự án xây dựng nhà máy gỗ SHINEC như: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí sử dụng đất, chi phí quản lý dự án, chi phí trả lãi trong thời gian thi công xây dựng, dự phòng phí…

Bảng 1.10: Bảng tính chi phí cho dự án: “Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ SHINEC tại cụm công nghiệp tàu thủy Hải Dương”

STT Hạng mục Giá trị ( VNĐ)

A Chi phí xây dựng 63.721.900.000

A.1 Các công trình tại nhà máy 49.201.900.000

1 Nhà xưởng sản xuất 34.214.400.000

2 Nhà điều hành, nhà ăn ca 9.245.500.000

3 Các công trình phụ trợ 5.742.000.000

A.2 Các xưởng xe sấy 5.520.000.000

1 Nhà xưởng (công suất 1400/300x2)+ kho chứa 4.740.000.000 2 Nhà xưởng (công suất 400/200x2)+ kho chứa 780.000.000

A.3 Chi phí hạ tầng 9.000.000.000

B Chi phí thiết bị 31.385.044.500

1 Thiết bị chính phục vụ sản xuất 30.216.394.500

1.1 Dây chuyền sản xuất nội thất 12.333.312.000 1.2 Dây chuyền sản xuất ngoại thất 9.048.610.500 1.3 Dây chuyền sản xuất ván sàn 2.354.472.000 1.4 Hệ thống máy móc, thiết bị cho các xưởng xe sấy 6.480.000.000 1.5 Máy móc, thiết bị xưởng (công suất 1400/300x2) + kho 5.260.000.000 1.6 Máy móc, thiết bị xưởng (công suất 400/200x2) + kho 1.220.000.000

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SHINEC (Trang 42 - 45)