Các nguồn tài trợ cho hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI (Trang 55 - 56)

6.1. Vốn của doanh nghiệp

Khi hoạt động, doanh nghiệp nào cũng có vốn điều lệ, với doanh nghiệp tuy vốn điều lệ ít ỏi nhưng cũng góp phần vào hoạt động kinh doanh. Khi thành lập vốn điều lệ chỉ trên 3 tỉ đồng. Nhưng đến nay trên 5 tỉ, đó là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được giữ lại không phải nộp ngân sách đã làm tăng vốn điều lệ của công ty. Vốn này tài trợ chủ yếu cho tài sản cố định và nguồi vốn kinh doanh. Phần vốn còn lại là vay ngân hàng.

6.2. Vay ngân hàng

Sử dụng hoạt động tín dụng của ngân hàng là cách huy động vốn chiếm tỉ trọng cao nhất trong công ty, đây là nguồn vốn chính cho kinh doanh. Thông

thường ngân hàng yêu cầu sử dụng chính hợp đồng nhập khẩu hàng hóa để thế chấp, vừa đảm bảo cho ngân hàng vừa phù hợp với doanh nghiệp.

Theo Bảng Cân Đối Kế Toán của 3 năm thì hoạt động vay ngân hàng diễn ra như sau: Số dư cuối năm 2001 là 12 tỉ, năm 2002 là 40 tỉ và năm 2003 là 36 tỉ đồng. Đây là số dư cuối năm chứ không phải là khối lượng diễn ra trong năm, thế mà vẫn là con số lớn.

Nguyên nhân là do doanh nghiệp hoạt động có uy tín, lại có tiền gửi tại ngân hàng, mọi hoạt động thanh toán đều qua ngân hàng nên vay cũng dễ dàng hơn. Hơn nữa quan niệm của dân ta về doanh nghiệp nhà nước là thuộc nhà nước, nên sẽ đảm bảo khả năng thanh toán , doanh nghiệp không trả được thì đã có nhà nước đứng sau. Cho nên vay ngân hàng đối với doanh nghiệp khá dễ dàng, cứ có kế hoạch và hồ sơ vay là được duyệt ngay. Đây là lợi thế của các doanh nghiệp nhà nước.

6.3. Vay cán bộ công nhân viên chức

Trong trường hợp cần vốn gấp, doanh nghiệp thường vay vốn của cán bộ công ty, thường thì món vay tuy nhỏ nhưng tổng giá trị khá lớn. Hơn nữa phải được cán bộ nhân viên tin tưởng vào khả năng thanh toán thì hợ mới cho vay. Do vậy nên hoạt động này cũng khó khăn.

6.4. Tín dụng thương mại

Đây là nguồn huy động vốn quan trọng thứ hai đối với doanh nghiệp chỉ đứng sau ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh, tín dụng thương mại là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp cũng cho khách hàng mua chịu nhưng doanh nghiệp cũng được bán chịu từ nhà cung cấp. Lượng mua bán chịu này thường chiếm 30 – 50% giá trị hợp đồng, nhưng thời gian hơi ngắn chỉ khoảng từ 1 – 4 tháng. Thế nhưng nguồi này mang tính thường xuyên, lại không phải chịu trả tiền lãi như vay ngân hàng, do đó tiết kiệm được chi phí.

Mặc dù đây là nguồn quan trọng nhưng không có kế hoạch trả thì khi đến hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, uy tín của công ty và về sau rất khó mua chịu

Trên đây là những nguồn vốn mà doanh nghiệp hay huy động vào kinh doanh, ngoài ra cũng có thể còn những nguồn khác như: các khoản phải trả công nhân viên chưa trả, nộp ngân sách nhưng chưa phải nộp, vay dài hạn…. tuy nhiên vay dài hạn rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ vì nó không cần thiết đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI (Trang 55 - 56)