Bể lọc cát thạch anh – Bể lọc than hoạt tính:

Một phần của tài liệu Đồ án XLNT chăn nuôi heo (Trang 84 - 90)

Máy bơm bùn

3.3.9. Bể lọc cát thạch anh – Bể lọc than hoạt tính:

3.3.9.1. Bể lọc cát thạch anh:

A. Nhiệm vụ:

Bể lọc được ứng dụng để tách các tạp chất phân tán có kích thước nhỏ khỏi nước thải, mà các bể lắng không thể loại được chúng.

Vì công suất của hệ thống là Q = 1000 m3/ngđ và SS nhỏ hơn 50mg/l trước khi vào bể lọc (SS = 11,45 mg/l) nên ta lựa chọn bể lọc chậm.

a) Tính toán kích thước bể lọc chậm:

Theo kết quả thí nghiệm, vận tốc nước trong bể lọc chậm lấy bằng vlọc = 0,64 m/h Diện tích mặt cắt ngang của bể:

Trong đó:

• Q: lưu lượng nước xử lý, m3/h

• vlọc : tốc độ lọc, vlọc = 0,5 m/h

Chọn bể hình chữ nhật có kích thước LxB = 10x8,3 m Vật liệu lọc là đá, sỏi, cát thạch anh

Chiều cao lớp vật liệu lọc

• Cát: d = 1 – 2 mm ; hc = 90cm

• Sỏi: d = 1 – 2 mm ; hc = 30cm

• Đá: d = 1 – 2 mm ; hc = 30cm

Vậy chiều cao tổng cộng của lớp vật liệu lọc: Hvl = 150cm = 1,5m Chiều cao lớp sàn đáy thu nước lọc, hđ = 0,5m

Chiều cao lớp nước phía trên (0,8 ÷ 1,8m), hn = 1m Chiều cao bảo vệ (0,3 ÷ 0,5m), hbv = 0,5

Vậy chiều cao tổng cộng của bể lọc:

H = hvl + hđ + hn + hbv = 1,5 + 0,5 + 1 + 0,5 = 3,5 m

b) Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc

Cường độ rửa lọc: Wr = 15 l/sm2

Thời gian rửa lọc: tr = 6 phút Chu kỳ rủa lọc: T = 45h Lưu lượng nước rửa lọc:

Trong đó:

• F: diện tích bể lọc, m2

• Wr: cường độ rửa lọc, l/sm2

Chọn đường kính ống chính dc = 300mm = 0,3m bằng thép thì tốc độ nước chảy trong ống chính là vc = 1,25m/s (nằm trong giới hạn cho phép ≤ 2m/s)

Với đường kính ống chính là 300mm thì tiết diện ngang ống chính là:

Chọn khoảng cách giữa các ống nhánh là 0,25m (quy phạm cho phép 0,25 ÷ 0,3m) thì số ống nhánh của bể lọc là:

Chọn n = 66 ống

Lưu lượng nước rửa lọc chảy trong mỗi ống nhánh:

Chọn đường kính ống nhánh dnh = 55mm = 0,055m bằng thép thì tốc độ nước chảy trong ống nhánh vnh = 1,85 m/s (nằm trong giới hạn cho phép 1,8 ÷ 2m/s).

Tổng diện tích lỗ lấy bằng 35% diện tích tiết diện ngang của ống (quy phạm cho phép 30 ÷ 35%), tổng diện tích lỗ tính được là:

Chọn lỗ có đường kính dlỗ = 10mm (quy phạm 10 ÷ 12mm), diện tích một lỗ sẽ là:

Tổng số lỗ:

Trên mỗi ống nhánh các lỗ xếp thành hai hàng sole nhau, hướng xuống phía dưới và nghiêng một góc 45o so với mặt phẳng nằm ngang. Số lỗ trên mỗi hàng của ống nhánh là 3 lỗ

c) Tính toán máng thu nước rửa lọc:

Bể lọc có chiều dài 10m, bố trí 4 máng thu nước rửa lọc có đáy hình tam giác Khoảng cách giữa các máng d = 10/4 = 2,5m

Lưu lượng nước rửa thu vào mỗi máng

qm = Wr x d x l = 15 x 1,25 x 2 = 37,5 l/s = 0,0375 m3/s Trong đó:

• Wr: cường độ rửa lọc, Wr = 15 l/sm3

• d: khoảng cách giữa các tấm máng, d = 1,25m

l: chiều dài của máng, l = 2m

Chiều rộng máng thu nước rửa lọc:

Trong đó:

• K: hệ số đối với tiết diện hình tam giác, K = 2,1

• a: tỉ số giữa chiều cao phần chữ nhật (hCN) với nữa chiều rộng của máng, lấy a = 1,3 (quy phạm a = 1 ÷ 1,5)

Vậy chiều cao phần máng chữ nhật là: hCN = 0,195 m Chiều cao phần đáy tam giác là: hđ = 0,1 m

Độ dốc đáy máng về phía máng tập trung nước là: i = 0,01 Chiều dày thành máng lấy là: δm = 0,06 m

Vậy chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa là: Hm = hcn + hđ + δm = 0,195 + 0,1 + 0,06 = 0,355 m

Khoảng cách từ bề mặt lớp vật liệu lọc đến mép trên của máng nước xác định theo công thức:

Trong đó:

• L: chiều dài lớp vật liệu lọc (cát thạch anh), L = Hvl = 0,9 m

• e: độ giãn nỡ tương đối của lớp vật liệu lọc. (Bảng 4 – 5, sách Xử lý nước cấp – Lâm Vĩnh Sơn).

Theo quy phạm, khoảng cách giữa đáy dưới cùng của máng dẫn nước rửa phải nằm cao hơn lớp vật liệu lọc tối thiểu 0,07m.

Chiều cao toàn phần của máng thu nước rửa là Hm = 0,355m, vì máng dốc về phía máng tập trung i = 0,01, máng dài 2m nên chiều cao máng tập trung là: 0,355 + 0,02 = 0,375m

Vậy ∆Hm = 0,375 + 0,07 = 0,445m

Nước rửa lọc từ máng thu tràn vào máng tập trung nước.

Khoảng cách từ đáy máng thu đến đáy máng tập trung xác định theo công thức:

Trong đó:

• qm: lưu lượng nước chảy vào máng tập trung nước

• A: chiều rộng của máng tập trung, chọn A = 0,5m

d) Tính tổn thất khi rửa bể lọc:

Tổn thất áp lực trong hệ thống phân phối bằng giàn ống khoan lỗ:

Với:

vo: tốc độ nước chảy ở đầu ống chính, vo = 1,25 m/s vn: tốc độ nước chảy ở đầu ống nhánh, vn = 1,85 m/s

kW: tỉ số giữa tổng diện tích các lỗ trên ống hoặc máng và diện tích tiết diện ngang của ống hoặc máng chính, kW = 0,35

Vậy:

Tổn thất áp lực qua lớp sỏi đỡ:

hđ = 0,22.Ls.Wr = 0,22 x 0,6 x 15 = 1,98 m =2m

Trong đó:

Ls: chiều dày lớp sỏi đỡ, Ls = 0,6m Wr: cường độ rửa lọc, l/sm2 Tổn thất áp lực qua lớp vật liệu lọc: hvl = (a + bWr).L.e = (0,76 + 0,017 x 15) x 0,9 x 45% = 0,4 m Tổn thất áp lực trong nội bộ bể: hΣ = hp + hđ + hvl = 1,68 + 1,98 + 0,4 = 4 m 3.3.9.2. Bể lọc than hoạt tính:

Cách tính giống như bể lọc cát thạch anh, chỉ khác nhau ở lớp vật liệu lọc là bể này sử dụng than hoạt tính làm vật liệu lọc.

Bảng 3.16: Thông số thiết kế bể lọc chậm cho cả 2 bể lọc

STT Tên thông số Số liệu thiết kế Đơn vị

1 Chiều cao tổng cộng bể 3,5 m

2 Kích thước bể: LxB 10 x 8,3 m

3 Đường kính ống chính phân phối nước 0,3 m 4 Đường kính ống nhánh phân phối nước 0,055 m

5 Số máng thu nước rửa lọc 4 máng

6 Số ống phân phối nước rửa lọc 66 ống

7 Chiều cao máng thu 0,355 m

Một phần của tài liệu Đồ án XLNT chăn nuôi heo (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w