Đặc biệt lư uý đến vị trí địa chỉ e-mail và số điện thoại trong lý lịch của bạn Chúng

Một phần của tài liệu MEO VIET CV (Trang 37 - 44)

phải nằm ở chỗ dễ thấy nhất. Nếu bạn bắt nhà tuyển dụng phải “căng” mắt ra để tìm những thông tin đó thì cơ hội có việc làm của bạn sẽ còn lại rất ít.

Theo JobVn/Thông tin việc làm

Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.

Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.

Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Hồ sơ xin việc thuyết phục HS xin việc thường bao gồm: - Đơn xin việc (Cover Letter)

- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé) - Bằng cấp - Thư giới thiệu.

- Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.

Curriculum Vitae (CV) thuyết phục

Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:

1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại. 2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên

quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc

gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.

Khả năng trình bày.

Khả năng quản lý dự án.

Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá,

ngoa ngôn.

6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính

đặc trưng cho nghề nghiệp.

7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời

mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.

Thư xin việc thuyết phục

Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.

Theo Jobvn/Forum Elearning Đừng lạm dụng đại từ “Tôi”

Thư tự giới thiệu không phải là tự truyện của bạn. Điểm cần chú trọng là bạn đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng như thế nào, chứ không phải là câu chuyện cuộc đời bạn.

Tránh làm cho người đọc có ấn tượng bạn là người luôn

tự cho mình là trung tâm bằng cách giảm thiểu đại từ “tôi”, nhất là khi mở đầu câu. Đừng mở đầu một cách yếu ớt.

Người tìm việc thường phải vật lộn làm sao để mở đầu một thư tự giới thiệu. Kết quả thường là lời mở đầu yếu ớt, thiếu sức mạnh và không thể lôi kéo sự chú ý của người đọc. Hãy xem xét ví dụ sau:

Yếu: Xin vui lòng xem xét tôi cho vị trí đại diện kinh doanh của quý công ty.

Tốt hơn: Nhu cầu tìm một đại diện kinh doanh hàng đầu của quý công ty hoàn toàn phù

hợp với ba năm kinh nghiệm làm nhân viên hạng nhất và người mang về cho công ty hàng triệu đô-la.

Đừng bỏ qua những thế mạnh của mình

Lá thư tự giới thiệu được ví như lá thư chào hàng mà sản phẩm chính là bản thân bạn với tư cách một ứng viên. Cũng giống như C.V (lý luật tự thuật), lá thư cần súc tích và chuyển tải được những nguyên nhân chính giải thích lý do họ nên gọi bạn phỏng vấn. Các chiến lược viết một thư tự giới thiệu hiệu quả bao gồm nhấn mạnh những thành tích tối ưu hoặc tạo ra các đề mục phụ được chọn lọc từ mẫu thông báo tuyển dụng. Ví dụ:

Mục tuyển dụng ghi rõ: Và tôi mang đến:

Kỹ năng giao tiếp Năm năm kinh nghiệm nói trước công chúng và khả năng viết báo cáo thuần thục cho cấp quản lý.

Giỏi vi tính Thành thạo tất cả các ứng dụng MS Office cùng lĩnh vực thiết kế và phát triển trang web.

Đừng viết dài quá hoặc ngắn quá

Nếu thư tự giới thiệu chỉ có một hoặc hai đoạn văn ngắn, có thể nó sẽ không chứa đầy đủ các thông tin chính để tiếp thị bạn một cách hiệu quả. Nhưng nếu nó dài quá một trang, bạn có thể khiến người đọc buồn ngủ. Nên viết cô đọng nhưng có sức thuyết phục và tôn trọng thời gian của người đọc.

Đừng lặp lại từng từ theo đơn xin việc của bạn

Lá thư tự giới thiệu của bạn không nên chỉ lặp lại những gì có trong C.V. Chọn lựa sử dụng từ khác đi trong câu văn của lá thư tự giới thiệu để tránh làm giảm tác động lên người đọc. Cân nhắc việc sử dụng lá thư để kể một câu chuyện ngắn như “Doanh số bán hàng cao nhất của tôi” hoặc “Thách thức về mặt kỹ thuật lớn nhất của tôi”.

Đừng nên mơ hồ

Nếu bạn trả lời cho một mẫu thông báo tuyển dụng, nên kèm theo chức danh cụ thể trong thư tự giới thiệu. Người đọc thư bạn có thể đang xem hàng trăm lá thư cho hàng tá công việc khác nhau. Đảm bảo toàn bộ nội dung trong thư giúp chứng tỏ bạn đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng đến mức nào.

Nếu bạn đang nộp đơn cho một số chức vụ gần giống nhau, bạn có cơ hội tận dụng một lá thư và dùng nó cho nhiều mẫu thông báo tuyển dụng khác nhau. Tốt thôi, miễn là bạn chỉnh sửa mỗi lá thư cho phù hợp. Đừng quên cập nhật tên công ty, nghề nghiệp và thông tin liên lạc - nếu ông Jones lại được gọi là bà Smith, chắc hẳn ông ta sẽ không hài lòng. Đừng kết thúc bằng một ghi chú bị động

Đặt tương lai trong tay bạn bằng một lời hứa sẽ tiếp tục. Thay vì yêu cầu người đọc gọi điện cho bạn, hãy thử viết như thế này: Tôi sẽ tiếp tục liên lạc với ông/ bà trong vài ngày tới để trả lời bất cứ câu hỏi sơ bộ nào mà ông/bà có thể có. Đồng thời, ông/bà có thể gọi cho tôi qua số (XX) XXXXXX.

Đừng tỏ ra thô lỗ

Lá thư tự giới thiệu của bạn nên cám ơn người đọc vì đã bỏ thời gian xem xét. Đừng quên ký tên ở cuối thư

Ký tên cuối thư là một phép xã giao thích hợp trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn gửi thư tự giới thiệu và đơn xin việc qua email hoặc trang web thì chữ ký cuối thư không cần thiết.

HRVietnam

Khi viết đơn xin việc cho các vị trí này, bạn hãy chú trọng vào kỹ năng, lĩnh vực chuyên môn, bằng cấp và thành tích cụ thể.

Cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên viên tài chính có thể tìm thấy trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Cho dù bạn nộp đơn cho vị trí kế toán trưởng hoặc trưởng phòng tài chính, chuyên viên phân tích tài chính hoặc lên kế hoạch tài chính, quản lý danh mục vốn đầu tư hoặc cố vấn đầu tư đi chăng nữa thì những điều kiện thiết yếu của đơn xin việc vẫn như nhau.

Đơn xin việc phải chuyển tải được những gì bạn có thể làm cho công ty mình đang nhắm đến. Điều này có thể đạt được bằng cách minh họa những gì bạn đã cống hiến cho các công ty cũ hoặc cho tình hình tài chính ổn định của khách hàng.

Xác định mục tiêu của bạn

Trước khi viết đơn xin việc, bạn cần xác định rõ mục tiêu công việc. Nghiên cứu sơ bộ - xem xét thông tin tuyển dụng để biết vị trí nào đang trống và công ty nào đang tìm người, rồi đảm bảo mình đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng đưa ra. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn xác định được đâu là những kỹ năng và kinh nghiệm mà mình nên nhấn mạnh trong đơn xin việc.

Tóm tắt năng lực chuyên môn chính yếu

Khi bạn xây dựng đơn xin việc, việc tóm tắt ưu điểm và năng lực chuyên môn chính yếu trong nửa trang đầu là hết sức quan trọng. Bạn có thể liệt kê trong phần Sơ lược năng lực chuyên môn và Lĩnh vực chuyên môn. Đây là một ví dụ về đoạn văn mở đầu của một người nộp đơn cho vị trí Trưởng phòng tài chính (CFO):

Trưởng phòng tài chính với 15 năm kinh nghiệm làm kế toán và quản lý trong công ty. Kinh nghiệm quản lý thực tiễn với chuyên môn phát triển hệ thống kế toán, quản lý và báo cáo tài chính. Thành tích đã được chứng minh trong việc phát triển và ứng dụng hệ thống quản lý tài chính và hoạt động công ty giúp cải thiện tình hình lời lỗ cùng vị thế cạnh tranh vững mạnh.

Khi đọc đoạn văn ngắn này, nhà tuyển dụng tương lai sẽ nắm bắt được ngay phạm vi kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên này. Kế tiếp là phần Lĩnh vực chuyên môn, liệt kê một loạt từ khóa phù hợp với lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Trong trường hợp của ứng viên trên, phần này có thể bao gồm những cụm từ sau:

Lập kế hoạch tài chính và chiến lược Quản lý lời lỗ

Kiểm toán và khớp số liệu kế toán Vốn lưu động

Phát triển và quản lý ngân sách

Đàm phán liên doanh hoặc sát nhập công ty Quản lý và lập mô hình lưu chuyển tiền mặt Định giá doanh nghiệp

Phần Lĩnh vực chuyên môn nên nêu bật kỹ năng đặc biệt và nền tảng kiến thức cụ thể của bạn. Bạn cũng nên liệt kê luôn bằng cấp chuyên môn đạt được trong ngành này.

Nhấn mạnh những thành tích của bạn

Phần còn lại của đơn xin việc nên xoáy vào khả năng chuyên môn của bạn. Ở mỗi vị trí công tác cũ, bạn nên viết một đoạn văn ngắn mô tả những nhiệm vụ cơ bản của bạn, kèm theo một danh sách gạch đầu dòng các thành tích. Nên đưa ra kết quả công tác bằng số liệu cụ thể. Ví dụ:

- Góp phần làm tăng lợi tức và doanh thu của công ty lên 76% trong vòng 15 tháng, nhờ tăng trưởng hữu cơ và sáp nhập.

- Gia tăng lưu chuyển tiền mặt lên 15 triệu đô-la bằng cách củng cố chức năng phân tích khoản nợ, giảm thời hạn thu hồi nợ từ 48 ngày xuống còn 15 ngày và hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ từ các khách hàng đầu tư không có lợi.

Các cụm từ then chốt liệt kê trong đơn xin việc của bạn

Nhân viên kế toán, nhân viên lập kế hoạch tài chính, kế toán chi phí, giám đốc quản lý danh mục chứng khoán, giám đốc tài chính, chuyên viên phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát viên quốc tế, chuyên viên phân tích tài chính, trưởng phòng tài chính, thủ quỹ, trợ lý kiểm soát viên, kế toán sổ sách, nhân viên phụ trách khoản nợ phải trả, nhân viên phụ trách khoản nợ phải thu, nhân viên thu nợ, chuyên viên phân tích cổ phiếu đầu tư, chuyên viên phân tích khoản nợ, nhân viên tính lương, giám đốc tiền lương, trợ lý tài chính, giám đốc phụ trách quan hệ với nhà đầu tư, chuyên viên thu mua, giám đốc phụ trách mua hàng, kế toán tài sản cố định, tái sử dụng công nghệ xử lý kinh doanh, quản lý các nguy cơ trong kinh doanh, phân tích giá trị gia tăng, lập dự án tài chính, sổ cái, bảng cân đối, báo cáo tài chính, phân tích các khoản chi, báo cáo thuế, lên kế hoạch đóng thuế, bảng lương, quản trị lợi nhuận/phúc lợi, quản lý danh mục chứng khoán, lãnh đạo nhóm đa chức năng, lập kế hoạch tài chính và chiến lược, quản lý lời và lỗ, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, vốn lưu động, quản lý ngân sách, liên doanh và sát nhập, quản lý lưu chuyển tiền mặt, định giá doanh nghiệp, báo cáo ngân hàng dữ liệu, kiểm toán và khớp số liệu kế toán, điều tiết kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, MS Excel, điều đình với ngân hàng, bảng tính.

Hàng ngàn nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên lý tưởng. Bạn biết mình cần tìm kiếm điều gì thông qua đơn xin việc cũng như biết chắc sẽ có những nhân vật khó tính làm công việc lựa chọn hồ sơ ứng viên. Do vậy, khi viết đơn xin việc cho mình, bạn cần đảm bảo nó phải thật hoàn hảo.

Theo HRVietnam

Mỗi vị trí ứng tuyển cần một cách trình bày riêng để liệt kê kinh nghiệm chuyên môn, học tập và các hoạt động khác.

Vì vậy bạn nên xây dựng một phương thức thích hợp với tình huống riêng của bạn và với công ty bạn đang xin vào làm.

1. Lý lịch kiểu kỹ năng thích hợp với những người có được kinh nghiệm quý báu qua nhiều công việc và khoá học không liên quan đến nhau. Nó đặc biệt phù hợp với sinh viên mới ra trường hoặc một người đang muốn thay đổi công việc. Lý lịch kiểu này tập trung vào khả năng hơn là công việc trước đây.

2. Lý lịch theo trình tự thời gian. Kiểu lý lịch thẳng thắn này hữu ích với những người có kinh nghiệm làm việc ở những vị trí nói chung liên quan đến công việc họ muốn và không có sự ngắt quãng lớn về thời gian giữa các công việc. Nó bắt đầu bằng công việc gần đây nhất và tiếp tục đi ngược lại thời gian.

3. Lý lịch kiểu chức năng làm nổi bật kinh nghiệm làm việc trước đây (không nhất thiết

Một phần của tài liệu MEO VIET CV (Trang 37 - 44)