RỦI RO THANH KHOẢN

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 78)

I. Tổng số cán bộ, công nhân viên (người) (*) 19.886 19.840 IThu nhập của cán bộ, công nhân viên (triệu đồng)

52. RỦI RO THANH KHOẢN

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ thanh toán cho các công nợ tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi Ngân hàng có thể không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những công nợ này đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc khó khăn hoặc Ngân hàng phải chấp nhận huy động vốn với chi phí gia tăng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

Ngân hàng đã ban hành Quy định và quy trình về quản lý thanh khoản trong đó thiết lập quy định về việc quản lý khe hở thanh khoản theo các thang kỳ hạn, các chỉ số đo lường rủi ro thanh khoản, các kịch bản căng thẳng thanh khoản, xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản để chủ động các biện pháp xử lý trong tình huống thị trường có biến động. Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Ngân hàng chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn huy động cũng như xây dựng hệ thống báo cáo cân đối vốn để tính toán trạng thái thanh khoản hàng ngày của Ngân hàng, đồng thời thường xuyên có báo cáo phân tích, dự báo về tình hình thanh khoản trong tương lai. Định kỳ hàng tháng, tại cuộc họp Ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và thanh khoản của Ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, Ủy ban ALCO đưa ra khuyến nghị với Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành để có chỉ đạo trong thời gian tới đảm bảo duy trì tối ưu khả năng cân đối thanh khoản an toàn và hiệu quả của Ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng còn duy trì danh mục Tài sản dự trữ thứ cấp là trái phiếu Chính phủ, có thể bán hoặc repo với Ngân hàng Nhà nước, đây là nguồn vốn thứ cấp đề phòng trường hợp căng thẳng thanh khoản (nếu phát sinh) đồng thời là những khoản đầu tư sinh lời, góp phần tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia. Thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công nợ tính từ ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất đến khi thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời gian đáo hạn của các tài sản và công nợ của Ngân hàng:

- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xếp loại là tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt

buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng.

- Thời gian đến hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn trên hợp đồng;

- Thời gian đến hạn của chứng khoản kinh doanh được tính dựa trên ngày đáo hạn trên hợp đồng hoặc ngày

đáo hạn theo thời gian nắm giữ tối đa theo quy định của Ngân hàng tùy thuộc thời điểm nào đến trước.

- Thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác và các khoản cho vay khách hàng được

xác định dựa vào ngày đến hạn của hợp đồng quy định. Thời gian đến hạn thực tế có thể thay đổi do các khế ước cho vay được gia hạn.

- Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn 5 năm do các khoản đầu tư

này không có thời gian đáo hạn xác định.

- Thời gian đến han của các khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng được xác định theo thời gian

đáo hạn trên hợp đồng.

- Thời gian đến hạn của tiền gửi khách hàng được xác định dựa trên phân tích hành vi ứng xử của khách

hàng và các dự báo về chính sách lãi suất và các yếu tố kinh tế vĩ mô.

- Tài khoản Vostro và tiền gửi thanh toán được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và do đó

được xếp loại là tiền gửi không kỳ hạn.

Một phần của tài liệu báo cáo thường niên 2013 ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam vietinbank (Trang 78)