PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING

Một phần của tài liệu Bài giảng Internet Marketing (Trang 139)

(1) Yêu cầu đối với tổ chức đào tạo:

- Hệ thống E-learning cần phải được nhìn nhận một cách tổng thể như một chiến lược dài hạn phục vụ cho việc đào tạo bộ phận lớn khách hàng. Nếu chỉ xây dựng hệ thống với một số lượng nhỏ người sử dụng thì giá trị sử dụng sẽ thấp và vì vậy sớm hay muộn cũng sẽ gặp phải những khó khăn

- Tài liệu đào tạo cần phải đáp ứng yêu cầu của đối tượng sử dụng, nói cách khác: cần phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng. Chương trình đào tạo cần phải theo sát nhu câu thực tế xã hội và được xây dựng trên cơ sở gắn kết lý thuyết với thực hành và hệ thống kiểm tra.

- Tài nguyên phục vụ cho đào tạo cần phải được tích hợp với hệ thống quản lý. Thực chất, E- learning không chỉ đơn thuần là một trang thông tin với các bài giảng tĩnh, mà ngược lại đó là một hệ thống hoàn chỉnh từ khâu cung cấp bài giảng cho đến các vấn đề quản lý hệ thống đào tạo.

- Xây dựng diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo. Kiến thức trang bị cho học viên thu được trong mỗi khoá học mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, học viên rất cần sự trao đổi và hỗ trợ trong quá trình vận dụng thực tế.

- Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi phí xây dựng chương trình đào tạo. Cần xây dựng một hành lang pháp lý để chứng chỉ của các khoá đào tạo theo mô hình đào tạo E-learning được xã hội công nhận.

- Cần đào tạo đội ngũ giảng viên và kỹ thuật viên xây dựng bài giảng, chuẩn bị sẵn nguồn lực cho sự phát triển lâu dài của hệ thống.

(2) Yêu cầu đối với học viên:

Để tham gia các khoá học E-Learning, ngoài việc phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: máy tính có kết nối internet, các tài liệu, giáo trình, đĩa CD-Rom,… các học viên còn cần có:

- Các kỹ năng về ngôn ngữ: bởi nội dung bài giảng chủ yếu được trình bày bởi một ngôn ngữ nhất định nên yêu cầu tối thiểu mà học viên cần có là có khả năng hiểu ngôn ngữ của khoá học. Chẳng hạn: không thể tham gia khoá học về mạng trên trang Web http://www.cisco.com nếu bạn không biết tiếng Anh.

- Kỹ năng đánh máy và sử dụng máy tính: học viên phải có những kỹ năng cần thiết về máy tính và mạng như: tự cài đặt và sử dụng những phần mềm có liên quan đến bài học, có khả năng đánh máy, biết kết nối mạng Internet và duyệt Web.

- Tính tự giác: Do việc quản lý các khoá học E-Learning không như các khoá học truyền thống, giáo viên không trực tiếp giảng bài và giao bài tập cho học viên, bởi vậy học viên tự mình học bài và làm bài tập, thậm chí tự kiểm tra kiến thức và trình độ của mình. Nếu không có tính tự giác cao, học viên khó có thể nắm bắt được nội dung khoá học. Để nâng cao chất lượng học tập, học viên còn phải tự tìm hiểu thêm các tài liệu có liên quan đến khoá học, không ngần ngại học nỏi kinh nghiệm những người đi trước thông qua các diễn đàn trên mạng.

Bước 1: chuẩn bị máy móc, cài đặt các phần mềm cần thiết. Trang bị kiến thức cơ bản

về máy tính và mạng.

Bước 2: Tìm hiểu về khoá học

¾ Xác định mục tiêu: Học để làm gì?

Xác định rõ động lực gì thúc đẩy mình tham gia khoá học, phải chăng học để thỏa mãn tính tò mò? Để chuẩn bị bắt đầu một nghề mới hay để đáp ứng được các điều kiện về bằng cấp?

¾ Xác định nội dung khóa học: Cần học cái gì?

Học viên muốn biết các nguyên lý, lý thuyết tổng quát về một vấn đề hay cần các qui trình cụ thể để giải một bài toán riêng biệt? Muốn học về một chủ đề chuyên sâu, hay chỉ là làm thế nào thực hiện được một công việc cá nhân?

¾ Tự đánh giá bản thân: Trình độ hiện thời của bản thân

Mỗi khoá học có yêu cầu khác nhau về trình độ ban đầu của học viên. Ngoài các kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính và mạng, học viên cần tìm hiểu kỹ xem nội dung khoá học có phù hợp với kiến thức hiện có của mình không.

¾ Xác định thời gian và địa điểm học tập: Khi nào thì có thể học và học ở đâu?

Việc xác định thời gian và địa điểm tham gia khoá học E-Learning là khá tự do, tuy nhiên cũng cần xác định trước để lập ra một thời gian biểu phù hợp, đảm bảo có thể thường xuyên tham gia các bài giảng theo đúng lịch trình quy định. Hiện nay, có nhiều trung tâm, tổ chức khác nhau tham gia mở các khoá đào tạo E-Learning, ta cũng cần lựa chọn nên theo học ở trung tâm, tổ chức nào.

Bước 3: Học

Sau khi đã có thực hiện các bước trên, người học đã hình dung khá rõ về khoá học mình cần về cả thời gian, nội dung, cách thức học tập. Việc còn lại là: Học như thế nào để có chất lượng tốt nhất? Các bước cần tiến hành như sau:

¾ Tìm hiểu các thuật ngữ.

Việc không hiểu các thuật ngữ trong một lĩnh vực nào đó sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi các học viên thích tham gia vào khoá học theo một trình tự phù hợp với họ hơn là một trình tự bắt buộc. Khi xây dựng các bài giảng, các kỹ sư thiết kế đã cung cấp sẵn một bảng chú giải thuật ngữ trực tuyến rất dễ dàng tra cứu. Bởi vậy, để nắm được nội dung khoá học, học viên nên tìm hiểu định nghĩa của các thuật ngữ này ngay khi bắt gặp chúng trong bài học.

¾ Xem xét nội dung khoá.

Lướt nhanh qua nội dung toàn bộ khoá học để xác định xem phần nào cần học kỹ, phần nào đã biết có thể đọc qua để tiết kiệm thời gian. Bài giảng điện tử thường được thiết kế để người học dễ dàng truy cập nội dung mong muốn một cách ngẫu nhiên.

Khi học bài, kết hợp học lý thuyết với việc theo dõi các ví dụ minh hoạ. Tự thực hiện với các tương tác trong bài học.

¾ Làm bài tập - củng cố kiến thức và kỹ năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi đã học lý thuyết, cách tốt nhất để kiểm tra khả năng nắm bắt bài học là làm bài tập. Thường thì bài tập được chia thành 2 loại: bài tập trắc nghiệm - nhằm củng cố kiến thức lý thuyết, bài tập thực hành – giúp người học có thêm kỹ năng trong việc giải quyết các bài toán thực tế có liên quan đến bài học. Trong mỗi loại, các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Bởi vậy, nên tiến hành làm những bài dễ trước, khó sau.

Cần chú ý rằng, bài tập đưa ra nhằm tạo cho người học có một tư duy sâu sắc, không phải hiểu vấn đề một cách nông cạn hoặc chỉ đơn giản là nhắc lại như vẹt những từ đã học thuộc lòng. Khi làm bài tập, học viên cần phải:

Rèn cho mình một phương pháp tư duy phân tích để hoàn thiện những bài tập khó.

Có khả năng vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống.

Đề xuất được những ý tưởng mới hoặc kết hợp những ý tưởng của nhiều người để giải quyết vấn đề nào đó.

¾ Xem thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.

Thường thì các giáo trình, kể cả giáo trình trong lớp học truyền thống hay giáo trình điện tử, nội dung thường được trình bày ngắn gọn, cô đọng. Nếu chỉ học theo giáo trình, sẽ có nhiều vấn đề học viên không thể hiểu một cách sâu sắc, thậm chí có nhiều thông tin mới học viên sẽ không được cập nhật. Vì vậy, bên cạnh các tài liệu được cung cấp sẵn, học viên cần tìm kiếm thêm tài liệu có liên quan. Ngày nay, với sự hỗ trợ của những trang Web tìm kiếm như www.google.com,

Nên tận dụng triệt để những buổi trò chuyện trực tuyến trên mạng với các giáo viên hướng dẫn hoặc các chuyên gia, đây là cơ hội để học viên đưa ra câu hỏi, những thắc mắc và thảo luận những luận điểm quan trọng với giảng viên. Học viên cũng có thể tận dụng cơ hội này để có được những lời khuyên bổ ích từ giảng viên.

Bên cạnh đó, học viên luôn có thể gửi email tới giảng viên, bạn học để hỏi và nhận câu trả lời. Đây là phương pháp rất hữu hiệu để hỏi bài vì học viên có thể thực hiện tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

Các diễn đàn (forum) là nơi học viên không chỉ học hỏi kinh nghiệm mà còn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với mọi người. Tham gia vào các diễn đàn, học viên sẽ cảm thấy hứng thú, bị lôi cuốn vào một tập thể ảo, việc học do đó sẽ thú vị hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Các kiến thức cần ghi nhớ trong chương này:

ƒ Các khái niệm về E-Learning, đặc điểm của E-Learning, sự khác biệt giữa E-Learning và giáo dục truyền thống. Tại sao E-Learning là công nghệ giáo dục cho tương lai? Liệu E-Learning có thay thế hoàn toàn giáo dục truyền thống?.

ƒ Nắm được mô hình, cấu trúc của hệ thống E-Learning. Khái niệm hệ thống quản lý giảng dạy và học tập (LMS).

… Economic Learning … Electronic Learning … Electron Learning … Electronic mail Learning

Câu 2:

Các bài giảng đa phương tiện, tích hợp hình ảnh, âm thanh bắt đầu xuất hiện từ: … Trước năm 1983

… Từ năm 1984 đến năm 1993 … Từ năm 1994 đến năm 1999 … Mới từ năm 2000 đến nay.

Câu 3:

Một cách đầy đủ nhất, E-Learning là:

… Một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy , lớp học ảo và sự liên kết số

… E-Learning nghĩa là việc học sử dụng Internet. … E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web.

… E-Learning là bộ máy thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý và mở rộng việc Học.

Câu 4:

Đâu không phải là đặc điểm của E-Learning … Cập nhật

… Không giới hạn bởi không gian thời gian. … Cực kỳ hấp dẫn và dễ tiếp cận.

… Tiện lợi, người học không cần phải trang bị bất cứ thứ gì vẫn có thể học tốt.

Câu 5:

… Thời gian đào tạo kéo dài hơn khóa học truyền thống.

… Yêu cầu các kỹ năng mới khiên cơ sở đào tạo phải đào tạo lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

… Người học vẫn chưa tin tưởng vào hiệu quả mà khoá học E-Learning mang lại … Chi phí đào tạo cao, nhất là khi tổ chức nhiều khoá học.

Câu 6:

Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của cơ sở đào tạo … Thời gian đào tạo ngắn.

… Học viên cần đi lại nhiều.

… Chi phí phát triển một khoá học rất lớn.

… Giảng viên cần đào tạo lại để đáp ứng cách dạy mới.

Câu 7:

Đâu là ưu điểm của E-L đối với quan điểm của người học … Chương trình học rất dễ dùng, ai cũng có thể học được. … Được thường xuyên cập nhật những kiến thức mới. … Dễ dàng tự kiểm tra kiến thức của mình.

… Việc học rất buồn tẻ.

Câu 8:

Đâu là nhược điểm của E-L đối với quan điểm của người học … Phải thông thạo các kỹ năng máy tính cơ bản.

… Yêu cầu ý thức tự giác học tập của cá nhân cao. … Phải bố trí thời gian học tập cố định.

… Tốn nhiều thời gian đi lại.

Câu 9:

LMS là viết tắt của:

… Large Management System … Learning Motion System … Learning Management System … Learning Manage System

Câu 12:

Nói một cách ngắn gọn, LMS là: … Hệ thống quản lý học tập

… Một hệ thống dịch vụ theo dõi nội dung học tập của người học. … Một hệ thống dịch vụ phân phối nội dung học tập

… Hệ thống ra đề thi và lưu giữ kết quả.

Câu 13:

Đâu không phải là chức năng của LMS … Tạo và quản lý nội dung học tập. … Ra đề thi.

… Quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học.

… Cung cấp chức năng để người quản trị có thể lên thời khóa biểu cho giáo viên.

Câu 14:

Đâu không phải là chức năng của LCMS

… Cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ liệu trung tâm.

… Cho phép tự động tạo báo cáo và chuyển đến màn hình của người học, người quản lý hoặc người quản trị.

… Quản lý các quá trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số.

… Cho phép người quản trị chỉ rõ khóa học nào là bắt buộc và khóa học nào là có thể chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 15:

Mô hình hệ thống E-L bao gồm các phần: … Hạ tầng truyền thông và mạng … Hạ tầng phần mềm

… Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin)

… Đội ngũ kỹ sư và giảng viên công nghệ thông tin.

Câu 16:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, giáo viên có thể:

… Cung cấp nội dung khoá học cho phòng xây dựng nội dung bài giảng. … Tham gia tương tác với học viên thông qua hệ thống quản lý học tập (LMS).

… Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (thiết kế kịch bản, soạn thảo nội dung, tích hợp multimedia)

… Đảm trách nhiệm vụ quản lý việc đào tạo

Câu 17:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, học viên có thể:

… Sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên … Sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập.

… Lấy nội dung bài giảng từ các giảng viên (A) và chuyển chúng thành các bài giảng điện tử.

… Thực hiện các bài test để tự kiểm tra kiến thức.

Câu 18:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng xây dựng chương trình có thể: … Xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử

… Thiết kế các đơn vị kiến thức mới … Cung cấp nội dung khoá học

… Trao đổi trực tiếp với các học viên để lấy ý kiến

Câu 19:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, phòng quản lý đào tạo có thể: … Cung cấp nội dung khoá học

… Quản lý việc đào tạo

… Tập hợp được các nhu cầu, nguyện vọng của học viên về chương trình và nội dung học tập

… Trực tiếp xây dựng bài giảng điện tử.

Câu 21:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, LCMS dùng để: … Quản lý việc học tập của học viên.

… Xây dựng, thiết kế nội dung bài giảng

… Hỗ trợ việc học tập, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. … Báo cáo đánh giá khóa học

Câu 22:

Trong hoạt động của hệ thống E-L, ngân hàng BGĐT dùng để: … Cơ sở dữ liệu lưu trữ các bài giảng điện tử

… Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đơn vị kiến thức cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

… Làm những công cụ chính hỗ trợ cho phòng xây dựng chương trình. … Làm cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên.

Câu 23:

Yêu cầu cần có để học E-L đối với cơ sở đào tạo

… Phải xác định rõ mục tiêu và đối tượng đào tạo để từ đó xây dựng những chương trình đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.

… Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi phí xây dựng chương trình đào tạo

… Tham gia diễn dàn trao đổi thông và hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành

Một phần của tài liệu Bài giảng Internet Marketing (Trang 139)