NỘI DUNG THỰC NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 30 - 42)

Trò chơi: AI CHỈ NHANH. Nội dung GDMT: Bản thân bé. I. Mục đích- yêu cầu: Kiến thức: Giúp trẻ tìm hiểu các bộ phận trên mặt. Kỹ năng: phát triển khả năng phân tích, tổng hợp. Thái độ: Giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ. Những biện pháp chính: - Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT.

Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi:

Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

Các bài hát, bài thơ có nội dung về bản thân bé. III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:

1. Hướng dẫn trò chơi:

Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi. Luật chơi: Ai chỉ sai cùng sẽ phải nhảy lò cò.

Cách chơi: Cô giáo mở nhạc hoặc cả lớp cùng vỗ tay hát bài hát “Ồ sao bé không lắc”, khi hết một đoạn nhạc hay hát hết bài hát cô giáo hô to “Cái gì để nhìn”, “Cái gì để thở”, “Cái gì để nghe” - trẻ dùng ngón trỏđể chỉ và nói to tên của bộ phận trẻđang chỉ.

2. Theo dõi quá trình chơi:

Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi (chỉ đúng và nói đúng các bộ

phận trên mặt.

Trẻ nào chỉ sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp. 3. Nhận xét – đánh giá: - Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt. Trò chơi: XẾP ĐÚNG ĐỒ DÙNG THEO NHÓM. Nội dung GDMT: Gia đình của bé. I. Mục đích – yêu cầu:

Kiến thức: Tập phân nhóm các đồ dùng trong gia đình: đồ dùng để uống, đồ dùng để nấu. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phân loại.

Thái độ: Giữ gìn các đồ dùng trong gia đình. Những biện pháp chính:

- Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.

II. Chuẩn bị: Tạo môi trường chơi:

Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

Hai rổ nhựa.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi.

Tình huống chơi: Tổ chức cuộc thi “ Mầm non 2007”, chọn hai đội chơi thi đua xem đội nào nhanh hơn và lấy được nhiều đồ dùng hơn thì đội đó sẽđược giải nhất của cuộc thi. Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.

Luật chơi: Chỉ lấy những đồ dùng để uống (Lần 2: lấy những đồ dùng để nấu). Đội nào lấy

được đồ dùng hơn là thắng.

Cách chơi: 6 đến 8 trẻ chia thành hai đội chơi. Mỗi đội đứng thành hàng dọc, trước một cái rổ. Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì từng trẻở mỗi đội chạy lên chọn đồ dùng, mang vềđổ vào rổ của đội mình, rồi đập tay vào bạn tiếp theo, người tiếp theo chạy lên chọn đồ dùng tiếp. Cứ như vậy cho đến khi giáo viên ra hiệu lệnh cuộc thi kết thúc thì cả hai đội cùng dừng lại. Cô và cả lớp cùng nhau đếm xem đội nào chọn được nhiều đồ dùng là thắng.

2. Theo dõi quá trình chơi:

Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và chọn đúng đồ dùng cô yêu cầu.

Đội nào chọn sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp. 3. Nhận xét – đánh giá:

- Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi.

-Thái độ của trẻ về việc bảo quản, giữ gìn những đồ dùng trong gia đình. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi.

- Khen ngợi những trẻ chơi tốt.

Trò chơi: CÙNG HỢP TÁC.

Nội dung GDMT: Trường Mầm Non. I. Mục đích – yêu cầu:

Kiến thức: - Biết nhận được những hành động đúng ở trường mầm non như: cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè như cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau.

Kỹ năng: - Phát triển khả năng phân tích.

Những biện pháp chính:

- Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT.

Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT. II. Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi:

Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

Các hình vẽ: cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau, đánh lộn nhau, tranh giành đồ chơi của nhau...

Hai bảng dán, 6 vòng tròn thể dục. III.Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi: 1. Hướng dẫn trò chơi:

Tình huống chơi: “Hôm nay lớp mình cần làm một cuốn album gồm những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ. Vậy để chọn tranh nhanh hơn thì lớp mình sẽ thi đua xem

đội nào chọn được nhiều tranh hơn nhé”.

Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi.

Luật chơi: Chọn đúng những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè.

Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 4-5 bạn, trẻ của hai đội nhảy qua 3 vòng tròn rồi chọn những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè như cùng học, cùng chơi, cùng giúp nhau...

2. Theo dõi quá trình chơi:

Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và chọn những bức tranh có nội dung cùng hợp tác, chia sẻ với bạn bè.

Đội nào chọn sai giáo viên sửa sai bằng cách hỏi cả lớp và phân tích nội dung của bức tranh cho trẻ.

3. Nhận xét – đánh giá:

- Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt.

Trò chơi: MUA QUẢ.

Nội dung GDMT: Thế giới thực vật

I. Mục đích – yêu cầu:

Kiến thức: Nhận biết tên gọi, đặc điểm của các loại quả.

Kỹ năng: Phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phát triển ngôn ngữ.

Thái độ: Trẻ biết lợi ích của các loại quả đối với đời sống con người. Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây, biết làm các món ăn từ quả.

Biện pháp chính sử dụng:

- Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.

II. Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi:

+ Địa điểm chơi: trẻ ngồi theo hình chữ U trong lớp. + Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

+ Rổ đựng quả nhựa: quả chuối, quả cam, quả lê, quả quýt, quả quất, quả bầu, quả bí, quả mướt, quả dưa chuột, quả dưa gang, quả táo, quả hồng, quả roi, quả mận, quả đào, quảớt, quả nho.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi.

Tạo tình huống chơi “mua quả chuẩn bị cho ngày trung thu”. 1. Giáo viên hướng dẫn tên trò chơi, luật chơi và cách chơi:

- Cách chơi: Trẻđóng vai người bán và người mua quả: người mua phải miêu tảđược loại quả cần mua (ví dụ: quả màu vàng, dài, khi ăn phải bóc vỏ...), người bán phải chọn

đúng loại quả mà người mua yêu cầu.

Cô khuyến khích những trẻ mô tả được nhiều loại quả càng tốt. Động viên, tán thưởng những trẻ mô tảđược nhiều loại quả với các đặc điểm khác nhau.

- Trò chơi tiếp tục cho đến khi trẻ không thích chơi nữa thì thôi, cô chú ý phải luân phiên vai chơi hợp lý.

2 .Theo dõi quá trình chơi: Cần theo dõi các mặt:

- Việc thực hiện những hành động chơi của người đóng vai người bán và người mua. - Theo dõi việc thực hiện luật chơi, nếu có sai phạm thì giáo viên giải thích lại luật

chơi cho trẻ. 3. Nhận xét – đánh giá:

- Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi.

- Khen ngợi những trẻ chơi tốt, động viên khuyến khích những trẻ chơi chưa tốt.

Trò chơi: AI NHANH HƠN.

Nội dung GDMT: Thế giới động vật

I. Mục đích – yêu cầu:

Kiến thức: Trẻ nhận biết được các con vật theo môi trường sống (động vật nuôi, động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước, ...).

Kỹ năng: phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại.

Thái độ: Giúp trẻ biết ích lợi của các con vật nuôi và hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ các con vật.

Các biện pháp chính:

Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT.

Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập.

Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT.

Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.

II.Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi: + Địa điểm chơi: Trong lớp.

+ Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

+ Các tranh to về các con vật được đặt ở những vị trí khác nhau trong lớp học.

III. Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi.

1. Hướng dẫn trò chơi:

Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi:

Luật chơi: Trẻ chọn tranh lôtô về các con vật theo yêu cầu của cô.

Cách chơi: Cô đặt các tranh to ở những vị trí khác nhau của lớp học và cho 5 cháu tham gia chơi. Các cháu đứng thành vòng tròn và vận động theo nhạc, khi có hiệu lệnh (cô

đọc câu đố hoặc ra yêu cầu), cháu tìm tranh mang ra giơ lên cho cả lớp cùng xem và nói to tên, môi trường sống của con vật trẻ tìm được.

Cô đọc câu đố: “Con gì ăn no/Bụng to, mắt híp/Luôn kêu ụt ịt/Nằm thở phì phò” là con gì?

Hay: “Con gì có vẩy có đuôi/ Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ” là con gì? Hoặc cô có thểđưa ra yêu cầu cho trẻ như:

+ Tìm tranh con vật nuôi trong nhà? + Tìm tranh động vật sống trong rừng? + Tìm tranh động vật sống dưới nước?...

Trong khi các cháu đi tìm tranh, cả lớp cùng vỗ tay cổ động, gần đến chỗ để tranh vỗ

tay nhanh, đi xa chỗđể tranh thì cả lớp vỗ tay chậm. Cháu nào tìm được tranh trước nhất là người thắng cuộc.

Trò chơi: CHUYỀN CỜ.

Nội dung GDMT: Quê hương

I. Mục đích - yêu cầu:

Kiến thức: - Biết tên các món ăn truyền thống, các loại bánh mứt vào dịp tết.

Kỹ năng: - Phát triển năng lực quan sát, khả năng ghi nhớ và tái tạo nhanh kiến thức trong bài học.

Thái độ: Trẻ thích những ngày tết, yêu thích những món ăn, những loại mứt của ngày tết.

Những biện pháp chính:

- Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp nội dung GDMT trong quá trình chơi trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.

II.Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi:

Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

Một lá cờ.

III.Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi:

Sau khi chuẩn bị môi trường chơi, cô cho trẻ ngồi theo hình vòng tròn.

Giáo viên tạo ra tình huống chơi có vấn đề: Ngày tết sắp đến, cô và các cháu cùng lên danh sách các món ăn truyền thống, các loại mứt đểđi mua sắm.

Giáo viên sử dụng bài hát, thơ ca trong quá trình chơi. 1. Hướng dẫn trò chơi:

- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.

Luật chơi: Cô chuyền cờ, lá cờ đến bạn nào mà vừa hết bài hát (bài thơ) sẽ phải kể tên một món ăn hoặc một loại mứt mà con biết. Bạn sau không kể lặp lại bạn trước.

Cách chơi: Cháu ngồi vòng tròn, cả lớp hát bài “Sắp đến tết rồi” đồng thời cô chuyền cờ về hai phía, cờđến bạn nào mà vừa hết bài hát sẽ phải kể tên một món ăn hoặc loại bánh mứt và trả lời câu hỏi của giáo viên:

- Món ăn này thường dùng vào lúc nào?

- Con có thích ăn món này không? Vì sao con thích?

Những lần sau giáo viên thay đổi bài hát hoặc bài thơ khác như bài “A!Mùa xuân đẹp quá” hay bài thơ “Hoa cúc vàng”(Nguyễn Văn Chương).

2. Theo dõi quá trình chơi:

Cần theo dõi các mặt: việc thực hiện những hành động chơi và kể được món ăn truyền thống hoặc loại bánh mứt.

Trẻ nào kể sai hoặc không kểđược, giáo viên gợi ý cho trẻ. 3. Nhận xét – đánh giá:

- Việc thực hiện và nắm vững luật chơi. - Những thành tích của trẻ trong trò chơi. - Những quan hệ của trẻ trong nhóm chơi. - Khen ngợi những trẻ chơi tốt.

Trò chơi: XUÂN- HẠ- THU- ĐÔNG.

Nội dung GDMT: Thời tiết

I. Mục đích – yêu cầu:

Kiến thức: Củng cố, mở rộng kiến thức về các mùa trong năm thể hiện bằng thời tiết, trang phục, cây xanh.

Kỹ năng: Hình thành khả năng quan sát, phân tích.

Thái độ: -Thái độ của trẻ với trò chơi, luật chơi, đồ chơi và nhóm chơi. - Trẻ biết thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.

Biện pháp chính:

- Lựa chọn trò chơi học tập phù hợp nội dung GDMT. - Xây dựng môi trường phù hợp nội dung GDMT. - Tạo tình huống có vấn đề trong trò chơi học tập.

- Tổ chức linh hoạt nhóm chơi phù hợp trong quá trình chơi trò chơi học tập để GDMT. - Đánh giá kết quả chơi trò chơi học tập theo mục tiêu GDMT.

II.Chuẩn bị:

Tạo môi trường chơi:

Địa điểm chơi: trẻ ngồi vòng tròn trong lớp (ngoài sân). Trang phục của cô và cháu gọn gàng.

Các hình vẽ: trang phục mỗi mùa, thời tiết mỗi mùa, cây xanh mỗi mùa.

III.Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi.

1. Hướng dẫn trò chơi:

Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.

Luật chơi: 4 nhóm chơi về 4 góc, tự thảo luận nhóm để chọn các hình đúng mùa theo mùa của mỗi nhóm.

Lần lượt các nhóm lên gắn lên bảng và giới thiệu với cả lớp những tranh mà nhóm mình

đã chọn.

Thi đua 4 nhóm, nhóm nào chọn đúng và nêu được đặc điểm của mùa thì đội đó sẽ

thắng. Nhóm nào chọn sai thì sẽ thua.

Cách chơi: Cô chia 4 nhóm chơi (mỗi nhóm 4 bạn).

- Những bạn nào thích mùa xuân?(Trẻ giơ tay lên)- Cô chọn 4 trẻ vào nhóm chơi mùa

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Giáo dục môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua trò chơi học tập (Trang 30 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)