Hướng dẫn thực hiện 1 CÁC HẠT SƠ CẤP

Một phần của tài liệu Chuan kien thuc Vat ly 12 (Trang 62 - 65)

1. CÁC HẠT SƠ CẤP Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình

mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn

KT, KN Ghi chú

1 Nêu được hạt sơ cấp là gì.

Nêu được tên một số hạt sơ cấp.

[Thông hiểu]

• Hạt sơ cấp : là các hạt vi mô, có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống.

• Một số hạt sơ cấp là : : phôtôn (γ), êlectron (e−), pôzitron (e+), prôtôn (p), nơtron (n), nơtrinô (ν).

Để có thể tạo nên hạt sơ cấp mới, người ta làm tăng vận tốc của một số hạt và cho chúng bắn vào các hạt khác nhau.

Sự phân loại các hạt sơ cấp theo khối lượng nghỉ tăng dần : a) Phôtôn (lượng tử ánh sáng) có m 0 = 0.

b) Leptôn gồm các hạt nhẹ : êlectron, muyôn ( µ + , µ - ).

c) Mêzôn, gồm các hạt nhân có khối lượng trung bình trong khoảng (200 ÷ 900) m e , gồm hai nhóm : mêzôn π và mêzôn K.

d) Barion, gồm các hạt có khối lượng bằng hoặc lớn hơn khối lượng prôtôn. Có hai nhóm barion là nuclôn và hipêron cùng với các phản hạt của chúng.

Các hạt sơ cấp luôn luôn biến đổi và tương tác với nhau. Có 4 loại tương tác cơ bản, đó là : tương tác điện từ, tương tác mạnh, tương tác yếu và tương tác hấp dẫn. 2. CẤU TẠO VŨ TRỤ Stt Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình

mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN Ghi chú

1 Nêu được sơ lược về cấu tạo của hệ Mặt Trời.

[Thông hiểu]

Các thành phần cấu tạo chính của hệ Mặt Trời là Mặt Trời, các hành tinh và các vệ tinh. Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời. Lực hấp dẫn của Mặt Trời đóng vai trò quyết định đến sự hình thành, phát triển và chuyển động của hệ. Nguồn năng lượng của Mặt Trời là phản ứng nhiệt hạch trong đó các hạt nhân của hiđrô được tổng hợp thành hạt nhân hêli.

Các hành tinh: Có 8 hành tinh theo thứ tự tính từ Mặt Trời ra xa : là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều, trùng với chiều quay của bản thân Mặt Trời quanh mình nó. Hệ Mặt Trời có cấu trúc hình đĩa phẳng, các hành tinh gần như cùng nằm trên một mặt phẳng, mặt phẳng đó gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

Xung quanh đa số hành tinh có các vệ tinh. Chúng chuyển động hầu như trên cùng một mặt phẳng quanh hành tinh.

Trái Đất có bán kính 6400km, có khối lượng 5,98.1024kg, bán kính quỹ đạo quanh Mặt Trời 150.106km, chu kì quay quanh trục 23 giờ 56 phút 04 giây, chu kì quay quanh Mặt Trời 365,2422 ngày, góc nghiêng của trục quay trên mặt phẳng quỹ đạo 23027’.

Khoảng cách 150.106km được lấy làm đơn vị đo độ dài trong thiên văn gọi là đơn vị thiên văn (đvtv).

Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, sao chổi và thiên thạch.

2 Nêu được sao là gì, thiên hà là gì.

[Thông hiểu]

• Sao là một khối khí nóng sáng, giống như Mặt Trời. Nhiệt độ ở trong lòng các ngôi sao lên đến hàng chục triệu độ, trong đó xảy ra các phản ứng nhiệt hạch. Khối lượng các sao nằm trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời.

• Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân. Tổng số sao trong một thiên hà có thể lên đến vài trăm tỉ. Đa số các thiên hà có dạng hình xoắn ốc.

• Ngân hà là thiên hà trong đó có hệ Mặt Trời, có dạng hình đĩa, phần giữa phồng to, ngoài mép dẹt.

Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm một khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó. Ngân hà cũng có cấu trúc dạng xoắn ốc.

Mặt Trời được cấu tạo gồm hai phần : quang cầu và khí quyển. Nhiệt độ bề mặt của nó là 6000 K. Khối lượng Mặt Trời lớn hơn khối lượng Trái Đất 333000 lần , cỡ 1,99.10 30 kg (khối lượng Trái Đất 5,98.10 24 kg). Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh. Lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới một đơn vị diện tích cách nó một đơn vị thiên văn trong một đơn vị thời gian gọi là hằng số Mặt Trời H. Các phép đo cho giá trị của H = 1360W/m 2 . Từ đó suy ra công suất bức xạ của Mặt Trời là P = 3,9.10 26 W. Sự bức xạ của Mặt Trời được duy trì là do trong lòng Mặt Trời luôn xảy ra các phản ứng nhiệt hạch.

Sao chổi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip rất dẹt . Sao chổi có kích thước và khối lượng nhỏ, được cấu tạo bởi các chất dễ bốc hơi. Khi chuyển động lại gần Mặt Trời , sao chổi chịu tác động của áp suất ánh sáng Mặt Trời nên bị "thổi" ra , tạo thành cái đuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chuan kien thuc Vat ly 12 (Trang 62 - 65)