trường xanh - sạch - đẹp”
1. Yêu cầu giáo dục:
- Học sinh hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh – sạch – đẹp đối với sức khoẻ mỗi người, đối với chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Học sinh biết bảo vệ cây cối, thực hiện vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng và thực hiện phong trào “Xây dựng nhà trường Xanh - sạch - đẹp”.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Vệ sinh lớp học, sân trường. - Nhặt cỏ bồn hoa cây cảnh.
- Chăm sóc vườn sinh vật, cây cối trong sân trường.
b. Hình thức hoạt động:
- Thảo luận, xây dựng nội dung, kế hoạch hoạt động.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Bản dự thảo nội dung, kế hoạch hoạt động. - Câu hổi để thảo luận.
b. Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu nội dung, yêu cầu của vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường trong nhà trường và trong lớp học.
- Hội ý cùng cán bộ lớp phân công các công việc cụ thể như sau: + Dự thảo nội dung kế hoạch thực hiện “Trường xanh - sạch - đẹp”. + Các câu hỏi thảo luận:
Ý nghĩa và tác dụng của việc xây dựng “Trường xanh - sạch - đẹp”? …
Nhiệm vụ của học sinh:
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Quỳnh; Thư ký: bạn Anh. - Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
- Chuẩn bị hoa
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
4. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Quỳnh nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mái trường mến yêu”
b. Thảo luận:
- Bạn Quỳnh lần lượt nêu các câu hỏi để cả lớp cùng tham gia bàn luận. - Một số cá nhân nêu ý kiến của mình.
- Lớp trưởng tổng kết chung. - Thư ký ghi biên bản.
- Lớp biểu quyết lấy ý kiến chung cho dự thảo của lớp.
c. Văn nghệ:
- Học sinh hát các bài hát ca ngợi mái trường, các bài hát về môi trường...
5. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.