Quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển

Một phần của tài liệu Điều tra, Đánh giá Nhận thức Môi trường và Quản lý Tài nguyên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng (Trang 52)

2 Kết quả nghiên cứu

2.7.1Quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển

Hiện đã có một số vụ tranh chấp và xung đột giữa người dân địa phương và các cộng đồng xung quanh, giữa người dân với nhà nước (chính quyền, biên phòng, kiểm lâm.) về quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển tại địa phương. Khái niệm “quyền” ở đây hoàn toàn không rõ ràng, minh bạch và không được thông tin đầy đủ đến người dân - những cư dân bản địa và có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn/một phần vào các hoạt động khai thác thủy sản, các tài nguyên từ các vùng đất ngập nước hoặc rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hiện nay, quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên này đã bị giới hạn, bị cấm hoặc hoặc chưa xác định và công bố rõ ràng, nên đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân. Hầu hết các hộ gia đình ở ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, nguyên là xã viên của Nông trường 30/4, những người đến khai khẩn, phá rừng, mở đất trồng lúa từ những năm 1980. trong việc chuyển đổi đất rừng thành đất sản xuất lúa từ những năm 1980. Trong những năm qua, họ bị nghiêm cấm đánh bắt tôm cá tự nhiên trong các khu vực nông trường, mặc dù nguồn lợi này rất sẵn có. Quy định này do ông Trần Ngọc Hoằng, nguyên Giám đốc Nông trường đặt ra từ những năm 1980 đến năm 2001. Rất nhiều xã viên của nông trường vi phạm đã bị xử phạt rất nghiêm khắc bởi lực lượng bảo vệ chốt dọc sông và kênh rạch. Mặc dù hiện nay nông trường đã giải thể nhưng nhiều người dân vẫn cảm thấy “sợ” khi nhắc đến lệnh cấm này.

Những năm gần đây, xung đột về khai thác nghêu giống vẫn thường xảy ra ở Cù Lao Dung và Vĩnh Châu giữa ngư dân địa phương với nhau, và với ngư dân ở các tỉnh xung quanh như Kiên Giang, Trà Vinh và Bạc Liêu. Để bảo vệ và khai thác nguồn lợi, cuối năm 2007 UBND huyện Cù Lao Dung đã vận động và tổ chức HTX nghêu Cù Lao Dung với 100 hộ xã viên, quản lý 800 ha bãi bồi ven biển có nghêu giống. Chính quyền hi vọng rằng với mô hình này sẽ đảm bảo cho nông dân xã An Thạnh Nam thực hiện được quyền quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu của mình. Tuy nhiên, ở bên kia sông, nhiều người dân xã Trung Bình (huyện Long Phú) phàn nàn về việc họ không được phép tham gia HTX hoặc vào bãi khai thác nghêu như trước đây.

Quy định bảo vệ rừng ngập mặn đã không cho phép người dân vào khai thác cua, ba khía trong rừng khi thủy triều xuống nếu không được phép của Hạt Kiểm lâm. Co gần 40 hộ ở ấp Vàm Hồ (xã An Thạnh Nam) được phép khai thác quanh năm. Tuy nhiên, nhiều người ở xã Trung Bình và Kinh Ba (huyện Long Phú) cho biết hàng ngày họ vẫn vào bãi bồi trong rừng bắt cua vì giúp họ có thu nhập đều đặn hàng ngày cho dù không có phép. Ngoài ra, có một số hộ ở Vàm Hồ cũng tham gia bảo vệ rừng ngập mặn và được phép khai thác lá dừa nước để bán làm tấm lợp nhà.

Một phần của tài liệu Điều tra, Đánh giá Nhận thức Môi trường và Quản lý Tài nguyên Vùng Ven biển Tỉnh Sóc Trăng (Trang 52)