2 Kết quả nghiên cứu
2.4.5 Quan điểm của cán bộ cấp tỉnh về sự tham gia của các bên liên quan
vùng ven biển
Nghiên cứu cũng tìm hiểu xem các cán bộ cấp tỉnh có được tham gia thảo luận và/hoặc được hỏi ý kiến trong chiến lược quản lý tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển vùng ven biển hay không. Kết quả cho thấy 6 cán bộ từ Hội đồng nhân dân, Chi cục Kiểm lâm, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Khoa học và Công nghệ, trung tâm Khuyến ngư, hội Nghề cá đều khẳng định rằng họ đã từng tham dự ít nhất một cuộc họp và/hoặc hội thảo để thảo luận về các vấn đề liên quan đến tài nguyên ven biển. Một số người trong nhóm này cho biết họ đã được mời tới dự cuộc họp gần đây về dự án Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng. Có 9 cán bộ khác lại trả lời họ chưa bao giờ được hỏi ý kiến và/hoặc được mời tới dự cuộc họp hoặc hội thảo nào liên quan đến các vấn đề này.
Nghiên cứu cũng tìm hiểu quan điểm của cán bộ cấp tỉnh Sóc Trăng về cơ quan/tổ chức quan trọng nên tham gia thảo luận và được lấy ý kiến về các vấn đề quy hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển của địa phương. Tất cả các cán bộ đều đã trả lời câu hỏi này, trong đó cơ quan được đề cập đến nhiều nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (bao gồm cả Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Cảnh sát môi trường, Ủy ban Nhân dân huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên. Trong đó, Sở NN & PTNT, Sở TN&MT, sở Kế hoạch Đầu tư và các tổ chức xã hội là những lựa chọn nhiều nhất. Đặc biệt, các cán bộ được hỏi của Văn phòng Hội đồng nhân dân đề nghị bổ sung Bộ Tư pháp và Hiệp hội Luật sư vào danh sách các cơ quan/tổ chức cần được tham vấn cho các vấn đề tài nguyên ven biển tại Sóc Trăng.
Kết quả tham vấn cũng chỉ ra rằng các cơ quan/tổ chức ít được đề xuất tham gia vào vấn đề này bao gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Không ai đề cập đến ngành xây dựng, giao thông vận tải trong trường hợp này. Cũng không có cán bộ nào đề cập đến sự tham gia của các tổ chức như Bộ đội biên phòng, Sở Công an, dân quân tự vệ tại địa phương, cũng như các tổ chức khoa học, trường đại học hay viện nghiên cứu hoặc các thể chế tài chính trong quản lý và phát triển tài nguyên thiên nhiên và vùng ven biển Sóc Trăng.
Mỗi cán bộ cấp tỉnh được phỏng vấn đề được đề nghị đưa ra các ưu tiên về kinh tế, xã hội và môi trường cần được giải quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững vùng ven biển Sóc Trăng. Tất cả cán bộ được hỏi đều đưa ra câu trả lời, trong đó các ưu tiên về kinh tế được nhiều người đưa ra như:
Cần có quy hoạch tổng thể và đồng bộ về phát triển vùng ven biển Sóc Trăng, trong đó chú trọng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực, và đầu tư phát triển thủy lợi, cùng hệ thống đê bao;
Phục hồi, quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của rừng ngập mặn gắn liền với dạy nghề, giải quyết việc làm và tăng cường thu nhập cho các hộ nghèo thông quan trồng rừng, bảo vệ và khau thác cua, nghêu, cá kèo tự nhiên; và phát triển du lịch sinh thái.
Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số như phát triển nghề phụ và định hướng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp.
Về các ưu tiên xã hội, nhiều cán bộ trả lời tập trung vào một số vấn đề như sau:
Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng đời sống tinh thần của cộng đồng vùng ven biển, gắn liền đào tạp nghề và giải quyết việc làm, nâng cao nhận thức cộng động về quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên ven biển:
Tăng cường hiệu quả quản lý có sự tham gia và tham vấn ý kiến giữa cán bộ địa phương và cộng đồng để đảm bảo công bằng trong tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên, như đất, nước và nguồn lợi thủy sản thông qua trách nhiệm giản trình và minh bạch.
Những vấn đề môi trường mà cán bộ cấp tỉnh cho rằng cần ưu tiên giải quyết như sau: Phục hồi và phát triển các đai rừng ngập mặn ven biển tại địa phương
Xử lý hiệu quả nước thải ô nhiễm từ các đầm nuôi tôm công nghiệp
Kiểm soát, ngăn chặn khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển Áp dụng các công nghệ nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường
Thúc đẩy cơ chế tiếp cận tài nguyên và chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng địa phương Tăng cường chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật môi trường Tăng cường nhận thức và tuyên truyền giáo dục môi trường đối với cán bộ và cộng đồng địa phương
Quản lý và xử lý hiệu quả chất thải sinh hoạt và sản xuất, ứng phó và xử lý các sự cố tràn dầu; Thống nhất chỉ đạo, quản lý và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề môi trường và tài nguyên tại địa phương.
Trong các mối quan tâm nói trên, không cán bộ nào đề cập đến các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và/hoặc hiện tượng mực nước biển dâng đối với vùng ven biển Sóc Trăng. Tuy nhiên, ở câu hỏi tiếp theo về các vấn đề của biến đổi khí hậu có nên được quan tâm trong quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương hay không, nhiều cán bộ trả lời đã nhấn mạnh biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, quốc gia và của địa phương, vì vậy, rất cần thiết phải đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào xem xét trong các quy hoạch và kế hoạch phát triển tổng thể vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng.