TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI CÔN ĐẢO

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO Môi trường và Phát triển bền vững (Trang 48 - 50)

1.1.1 Đa dạng sinh vật biển

Vùng biển Côn Đảo có tên trong danh sách "các vùng được ưu tiên bảo vệ cao nhất" của ngân hàng toàn cầu về hệ thống các khu vực ưu tiên bảo vệ biển của thế giới.

Ở Côn Đảo có 3 hệ sinh thái biển chính như:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: phân bố ở quanh hòn Bà, tây hòn Bảy Cạnh, bắc và nam hòn Côn Sơn, với diện tích khoảng 18 ha, 23 loài thực vật.

Hệ sinh thái các thảm cỏ biển: có diện tích khoảng 570 ha mặt đáy, là sinh cảnh chủ yếu của Dugong, một trong các quần thể thú biển ăn thực vật có kích thước cơ thể lớn nhất nhất hành tinh

__________________________________________________________________________________________

Đa dạng sinh học và Phát triển bền vững tại Vườn Quốc gia Côn Đảo 44

Nguyễn Trường Giang – BQL VQG Côn Đảo  

có mặt tại Việt Nam và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng (số cá thểước tính ở Côn Đảo < 12), với số loài cỏ biển là 11 loài.

Hệ sinh thái các rạn san hô: với một số rạn còn mang tính nguyên thuỷ cao bậc nhất của Việt Nam, san hô phân bố trải rộng từ vùng triều đến độ sâu 30 mét nước, diện tích ước tính khoảng 1.000 ha mặt đáy. Tổng số loài san hô đến nay đã ghi nhận và phân loại được là 342 loài (trong đó có 323 loài san hô cứng), với một số loài phát hiện mới cho khoa học. Các rạn san hô còn là nơi có sức sản xuất sinh học cao nhất của các hệ sinh thái trong đại dương.

Tổng số loài sinh vật biển đến nay đã ghi nhận được gần 1.500 loài, Côn Đảo là ngư trường khai thác hải sản lớn của Việt Nam.

Đặc biệt, ởđây còn có quần thể Dugong nhưđã nêu trên chúng phân bố trên các thảm cỏ biển như vịnh Côn Sơn và khu vực Bến Đầm, thường xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Quần thể rùa biển với số lượng rùa mẹ lên 14 bãi đẻ là 350 rùa mẹ và sản xuất gần 60.000 rùa con/năm, đây là quần thể rùa biển lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau là mùa cá thu về quanh Côn Đảo để sinh sản.

Vùng biển Côn Đảo có sựđa dạng về sinh học biển bậc nhất Việt Nam mà khó có nơi nào so sánh được như sự phân bố các hệ sinh thái, sựđa dạng về số loài sinh vật, sự giàu có về mật độ cá thể từng loài và các loài sinh vật quý hiếm có mặt ở Việt Nam và khu vực.

Tài nguyên sinh vật rừng

- Rừng Côn Đảo được xếp là hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Với 2 kiểu rừng chính: (1) kiểu rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; (2) kiểu rừng kín nữa rụng lá.

- Tổng số loài thực vật bậc cao là 1.077 loài.

Trong đó: cây gỗ 420 loài, cây bụi 273 loài, dây leo 137 loài, cây cỏ 137 loài, khuyết thực vật 53 loài và thực vật phụ sinh 20 loài.

Côn Đảo có số loài thực vật phân phố rộng khắp 3 miền của lảnh thổ. Nhiều loài thực vật đã được phát hiện đầu tiên ở Côn Đảo.

- Thảm thực vật rừng Côn Đảo

Rừng thứ sinh tập trung ở một số khu vực bao quanh vùng thị trấn Côn Đảo. Trước đây, các khu này đã bị khai thác chọn để phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên đảo. Độ tàn che hiện nay của các lâm phần này là 0,5-0,6.

Động vật rừng, bước đầu đã ghi nhận được 156 loài động vật có xương sống, bao gồm: thú có 29 loài, chim có 85 loài, bò sát có 34 loài, lưỡng thê có 8 loài.

Ngoài ra, ởđây còn có 77 loài động thực vật (47 loài sinh vật biển và 30 loài sinh vật rừng) có tên trong sách đỏ Việt Nam và được ưu tiên bảo vệ trên toàn lảnh thổ. Có trên 100 loài thực vật có khả năng làm thuốc trị bệnh cho con người.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU HỘI THẢO Môi trường và Phát triển bền vững (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)