kiến thức, kĩ năng
1.Về kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản đảm bảo các yêu cầu sau:
* Tính chính xác: Kiến thức trong chương trình môn học ở trường phổ thông là kiến thức cơ bản của một khoa học mà khoa học đã khẳng định.
Không cung cấp cho học sinh những vấn đề còn tranh luận, song cần trình bày cho các em ý thức về sự phát triển của khoa học ở trình độ phát triển xây dựng chương trình cho nên phải đảm bảo tính chính xác tương đối
* Tính điển hình:Không thể cung cấp nhiều kiến thức, song phải phác họa bức tranh khá đầy đủ, chân xác về quá khứ, nên phải lựa chọn những kiến thức điển hình, tiêu biểu cho một thời đại, một quá trình hay một sự kiện lịch sử. Tính điển hình đã bao hàm tính chính xác khoa học.
* Tính cơ bản: Kiến thức không nhiều, phải chính xác và điển hình, nên chọn những kiến thức cơ bản. Đây là những kiến thức rất cần thiết, không thể thiếu được, đủ để biết và hiểu chính xác lịch sử quá khứ, theo yêu cầu và trình độ của học sinh
.
2.Về chuẩn kĩ năng:
•Chuẩn kĩ năng học tập ở trường phổ thông là công việc được rèn
luyện thường xuyên từ Tiểu học, THCS. Tùy theo trình độ học tập của HS mà rèn luyện cho các em năng lực tự học, biết đặt vấn đề và của HS mà rèn luyện cho các em năng lực tự học, biết đặt vấn đề và vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn. Đối với bộ môn lịch sử, kĩ năng học tập vừa đảm bảo nội dung và yêu cầu chung của việc chuẩn kĩ năng vừa thể hiện những yêu cầu, đặc trưng của môn học, như kĩ năng tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử, phân tích sự kiện, rút ra nhận định, kết luận…
• Khi nói chuẩn kĩ năng phải gắn với xác định nội dung kiến thức thì
cần nhận thức rằng: tùy từng loại kiến thức mà vận dụng phát huy kĩ năng. kĩ năng.
•Ví dụ: đối với kiến thức về một sự kiện quân sự ( một trận đánh, chiến sự ) HS phải được rèn luyện kĩ năng về sử dụng bản đồ, màn chiến sự ) HS phải được rèn luyện kĩ năng về sử dụng bản đồ, màn hình… từ đó, GV hướng dẫn HS nhận xét, rút ra kết luận đánh giá tính chất, ý nghĩa, bài học, kinh nghiệm lịch sử…