Đánh giá các giải pháp Marketing mà khách sạn đã sử dụng để thu hút khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN (Trang 51 - 54)

5. Doanh thu/ chi phí

2.5.2. Đánh giá các giải pháp Marketing mà khách sạn đã sử dụng để thu hút khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống:

khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống:

• Trong hoạt động của bộ phận Marketing ta thấy bộ phận này mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin nhưng chưa xử lý số liệu một cách triệt để, chưa phân tích được nhiều qua những thông tin đó mà mới chỉ dùng lại ở việc thống kê số liệu và lập báo cáo trình lên cấp trên.

Bộ phận Marketing cũng mới chỉ thu thập thông tin về số lượng khách, chưa tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của khách sạn.

Điều đó cho thấy hoạt động của bộ phận này còn ít, với số lượng nhân viên trong phòng là 4 người và một giám đốc điều hành. Như vậy nếu bộ phận này muốn thực hiện những chiến lược Marketing thì sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhân lực của bộ phận, các nhân viên trong bộ phận sẽ phải rất nỗ lực và vất vả, nhiều khi sẽ không kham được hết việc. Đối với thị trường khách Nhật thì bộ phận Marketing chưa có nhân viên có khả năng và đủ kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường khách này.

• Đối với chiến lược sản phẩm của khách sạn, ta thấy thị trường mục tiêu hiện tại của khách sạn là thị trường khách Trung Quốc, thị trường này chiếm khoảng 20% trong cơ cấu khách của khách sạn, thị trường khách này có mức chi trả

thấp, mức chi trả của khách tại khách sạn là dưới 100 USD/1 người/1 ngày. Và để phục vụ đối tượng này khách sạn đã đầu tư hẳn một nhà hàng Trung Quốc. Nhà hàng Trung Quốc này như ta đã phân tích ở trên là nó chủ yếu lại phục vụ thị trường khách tiệc, và thị trường khách tiệc này đem lại doanh thu chủ yếu cho nhà hàng Trung Quốc. Còn thị trường khách mà nhà hàng hướng tới thì lại ít, khách Trung Quốc đến nhà hàng không nhiều, họ chủ yếu xuống ăn sáng vì đây là bữa ăn nằm trong giá phòng, còn những bữa trưa và tối là ít. Đặc điểm của khách Trung Quốc sang nghỉ tại khách sạn Bảo Sơn là những khách có mức chi trả thấp và trung bình, họ đi theo các chương trình du lịch của các công ty lữ hành. Vì thế việc xây dựng chiến lược sản phẩm cho thị trường này chưa thực sự hiệu quả.

Phương hướng của khách sạn là hướng tới thị trường khách Nhật. Nhưng trên thực tế thì lại chưa thực sự tìm hiểu kỹ đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật Bản. Chưa có chính sách sản phẩm gì cho khách Nhật Bản.

Chiến lược sản phẩm của nhà hàng Âu là tương đối hiệu quả. Nhà hàng không những phục vụ khách nghỉ tại Khách sạn mà còn có những giải pháp thu hút khách lẻ ở ngoài vào sử dụng dịch vụ ăn uống ở nhà hàng Âu. Chất lượng sản phẩm của dịch vụ là khá tốt, phòng ăn được trang trí theo phong cách Châu Âu, nhân viên chuyên nghiệp và phục vụ chu đáo, các món ăn Âu được đầu bếp chuyên nghiệp nấu. Thực đơn của nhà hàng tương đối là đa dạng. Tuy nhiên thì nhà hàng vẫn chưa có những thực đơn trong những ngày đặc biệt như: ngày 8/3, ngày lễ tình nhân 14/2, tết dương lịch, tết Âm lịch…

Đối với nhà hàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ ăn uống cũng đặc biệt, cách bài trí nơi đây thể hiện phong cách Việt Nam, từ các món ăn đến các đồ uống thì cũng mang hương vị Việt Nam. Tuy nhiên nhà hàng lại hoạt đọng chưa có hiệu quả, đối tượng phục vụ chủ yếu lại là khách tiệc, khách đến sử dụng dịch vụ bơi rồi sử dụng luôn dịch vụ ăn uống-khách này thường sử dụng dịch vụ ăn uống không nhiều, và khách nước ngoài nghỉ tại khách sạn có nhu cầu tìm hiểu ẩm thực của Việt Nam. Như ta biết khách đến nghỉ tại khách sạn chủ yếu là

người nứoc ngoài, ít có khách là người Việt Nam. Vì thế khách sạn lại đi chọn xây dụng sản phẩm này thì có phần chưa hợp lý. Bởi khách nước ngoài có đặc điểm tiêu dùng khác người Việt Nam, khách sạn không thể đưa sản phẩm mà không phù hợp với thói quen tiêu dùng của khách được. Dù biết là có một bộ phận khách nước ngoài muốn tìm hiểu ẩm thực Việt Nam, tuy nhiên số lượng đó là không nhiều và mức chi trả là không cao.

• Đối với chiến lược giá:

Việc áp dụng chính sách giá tại nhà hàng Á là tương đối hiệu quả và thu hút được nhiều khách đến đặt tiệc. Tuy nhiên nhà hàng chưa có chính sách giá để thu hút khách lẻ từ ngoài vào sử dụng dịch vụ ăn uống trong những tháng ngoài mùa vụ (từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm).

Nhà hàng Âu cũng đã sử dụng hiệu quả chính sách giá để thu hút khách lẻ đó là nhân viên các công sở, trung tâm thương mại gần khách sạn.

Một điều đáng nói của chính sách giá là việc xác định mức giá cho sản phẩm ăn uống của ba nhà hàng là dựa trên mức giá của các khách sạn đồng hạng khác.

• Đối với chiến lược xúc tiến hỗn hợp:

Khách sạn đã quảng cáo trên các tập gấp, các ấn phẩm tạp chí, điều này khách sạn đã biết tận dụng thế mạnh của các tập gấp là dễ truyền tay đến khách du lịch.

Khách sạn cũng đã đưa các chính sách khuyến mại để thu hút và giữ khách hàng: như tặng quà trong những dịp đặc biệt, giảm giá dịch vụ ăn uống nếu khách sử dụng dịch vụ giải trí khác trong thời gian dài… Tuy nhiên viêc khuyến mại này còn ít. Nhưng theo tôi như thế là hợp lý bởi khách đến khách sạn là những người có khả năng thanh toán, họ đến đây là mong muốn được phục vụ tốt vì thế nhiều khi khách sạn lại có nhiều chính sách khuyến mại giảm giá sẽ là cho khách hiểu nhầm là chất lượng dịch vụ có vấn đề.

Khách sạn biết tận dụng các mối quan hệ của mình với các công ty, cơ quan nhà nước, các công sở… để thực hiện việc xúc tiến bán.

Khách sạn đã thực hiện bán hàng qua điện thoại, email, internet… Tuy nhiên trên Website thì khách sạn mới chỉ dùng lại ở việc đưa thông tin về sản phẩm dịch vụ của mình trên mạng, mà chưa có kết nối trực tuyến để bán hàng, chưa liên kết với các web bán hàng trực tuyến, web đấu giá. Đây là việc cần thiết vì khi khách sạn muốn làm ăn lớn thì khách sạn cần phải hội nhập với ngành khách sạn chung của Thế giới, và thông qua những công ty này khách sạn có thể bán sản phẩm cho khách hàng một cách dễ dàng, khách sạn có thể bán được những đêm phòng “ế” của mình.

• Chiến lược phân phối

Khách sạn đã thông qua nhiều kênh phân phối để bán sản phẩm dịch vụ của minh như: trực tiếp bán cho khách, thông qua mối quan hệ của nhân viên, thông qua các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, công sở, thông qua các công ty lữ hành, đại lý du lịch…

Đặc biệt với công ty du lịch Nghi Tàm một đơn vị kinh doanh của tập đoàn Bảo Sơn thì khách sạn sẽ chủ động hơn trong việc thu hút khách và bán sản phẩm cho khách.

Tuy nhiên khách sạn lại chưa có kênh phân phối riêng để hướng tới thị trường Nhật Bản, chủ yếu vẫn là do các công ty lữ hành đưa khách đến hoặc khách tự đến do sự giới thiệu của khách khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM THU HÚT THỊ TRƯỜNG KHÁCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI KHÁCH SẠN BẢO SƠN (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w