Kiểm tra bài cũ (1’):

Một phần của tài liệu Mỹ thuật lớp 4 (Trang 28 - 34)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động (2’)

- Giáo viên cho học sinh xem 2 chiếc váy 1 trang trí và 1 không đặt câu hỏi. ? Cái nào đẹp hơn vì sao

? Vậy trang trí đường diềm làm cho đồ vật thế nào

- Vậy hôm nay chúng ta cùng học bài trang trí đường diềm.

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh quan sát và trả lời. - Cái có trang trí đẹp hơn. - Làm cho đồ vật đẹp hơn.

- Quan sát hình 1 đường diềm thường được trang trí ở những vật nào.

- Ngoài những vật có trong tranh em còn thấy những vật gì được trang trí đường diềm nữa.

- Những họa tiết nào được dùng để trang trí đường diềm.

- Quan sát tiếp và cho biết cách sắp xếp các họa tiết có giống nhau không ? Các họa tiết giống nhau thì vẽ như thế nào

- Cái cốc chén, bát đĩa, giấy khen và viên gạch, tường nhà …

- Học sinh trả lời.

- Họa tiết hoa lá, con vật và các hình cơ bản.

- Không giống nhau.

- Vẽ giống nhau và bằng 1 màu vẽ màu để đường diềm thêm đẹp.

Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)

- Tìm chiều rộng, cao của đường diềm để vẽ hai đường thẳng cách đều phù hợp với trang giấy.

- Chọn họa tiết.

- Chia ô trên 2 đường thẳng. - Vẽ họa tiết cho đều nhau.

- Vẽ màu theo ý thích có đậm, nhạt.

Kiểu xen kẽ

Kiểu liên tiếp

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- Giáo viên cho học sinh làm bài độc lập theo dõi, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng trong cách chọn họa tiết. - Có thể vẽ hoặc cắt dán đều được.

- Học sinh làm bài trang trí đường diềm với những họa tiết tự tìm tòi. - Màu sắc tự tìm nhưng phải có đậm, nhạt.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)

- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài trang trí đường diềm đẹp và một số bài trang trí đồ vật đẹp treo lên bảng để học sinh nhận xét và xếp loại.

- Động viên khích lệ những học sinh có bài đẹp.

- Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho bài học sau.

- Học sinh nhận xét theo gợi ý của giáo viên tự tìm ra bài đẹp và tự đánh giá bài của bạn, của mình.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 14:

Bài 14: vẽ theo mẫu Mẫu có 2 đồ vật

A. Mục tiêu:

Học sinh nắm được tỷ lệ, hình dáng của 2 mẫu vật.

Học sinh biết vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được 2 đồ vật gần giống mẫu.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một vài mẫu có 2 đồ vật để vẽ theo nhóm. Vải làm nền cho mẫu vẽ. Bục để vật mẫu. Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ của học sinh các lớp trước.

- Học sinh: Sách giáo khoa, mẫu để vẽ theo nhóm, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì đen, tẩy, màu vẽ.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ: II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)

- Yêu cầu học sinh quan sát vào sách giáo khoa.

? Em có thấy các mẫu đều có 2 mẫu vật không

? Vậy 2 vật mẫu có giống nhau không ? Em hãy tả lại hình dáng, tỷ lệ và sự đậm nhạt của từng mẫu.

? Em hãy tả lại vị trí của từng vật mẫu

- Có thấy.

- Không giống nhau. - Học sinh tả lại. - Vật nhỏ đứng trước.

trong 1 mẫu.

- Khoảng cách giữa 2 vật mẫu thế nào - Giáo viên bày mẫu.

? Cô giáo có 2 vật mẫu gì

? Hãy so sánh tỷ lệ, hình dáng, đậm nhạt của chúng. - Vị trí của chúng ra sao. - Vật to hơn đứng sau. - Tùy từng góc mà trả lời. - Lọ hoa và cái chén. - Cái lọ thì to cao. - Cái cốc thì thấp hơn. - Cái lọ đậm, cái chén nhạt.

- Học sinh tùy từng góc nhìn mà trả lời

Hoạt động 2: Cách vẽ

- So sánh tỷ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phác khung hình chung. Sau đó phác khung hình của từng mẫu vật.

- Vẽ đường trục từng vật rồi tìm tỷ lệ của chúng, miệng, cổ, vai, thân.

- Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu.

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- Giáo viên quan sát lớp và nhắc học sinh quan sát mẫu kỹ rồi vẽ.

- Vẽ khung hình phù hợp với tờ giấy.

- Học sinh độc lập làm bài, không dùng eke hay compa, thước kẻ.

- Chú ý đến độ đậm nhạt của mẫu.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá

- Giáo viên cùng học sinh treo một số bài vẽ lên bảng.

- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ

- Giáo viên nhận xét lại, khen ngợi những bài vẽ đẹp.

- Dặn dò: Quan sát kỹ chân dung.

- Học sinh nhận xét về: Bố cục

Hình vẽ Màu sắc

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 15:

Bài 15: vẽ tranh vẽ chân dung

A. Mục tiêu:

Học sinh nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý.

Học sinh biết quan tâm đến mọi người.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số ảnh chân dung. Một số tranh chân dung của họa sĩ của học sinh. Hình gợi ý cách vẽ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ: II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động:

- Trong các bài vẽ, chúng ta phải vẽ người là nhiều, vậy để vẽ người sao cho đẹp hôm nay chúng ta cùng học bài vẽ tranh chân dung.

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

- Giáo viên cho học sinh xem 1 người được vẽ và chụp

? Em hãy cho biết sự giống và khác nhau giữa ảnh và tranh vẽ.

- Học sinh so sánh quan sát.

- ảnh chụp thì giống từng chi tiết. Tranh thì chỉ tập trung miêu tả hình

? Em hãy quan sát bạn ngồi gần em và tả lại đặc điểm khuôn mặt của bạn về tỷ lệ các bộ phận trên mặt.

- Giáo viên tóm lại mỗi người có một khuôn mặt khác nhau, vị trí mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt của mỗi người cũng khác nhau.

ảnh chính của nhân vật.

- Hình dáng khuôn mặt có hình gì ? Mắt, mũi, miệng của bạn có hình dạng ra sao.

- Học sinh lắng nghe.

Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung (5’)

- Quan sát người mẫu, vẽ từ khái quát đến chi tiết.

- Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tời giấy.

- Vẽ cổ vai và đường trục mặt.

- Tìm vị trí tóc, tai, mắt, mũi, miệng để vẽ hình cho rõ đặc điểm.

VD: Trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ, mũi dài hay ngắn, miệng rộng hay hẹp.

- Học sinh quan sát giáo viên thực hành trên bảng

Hoạt động 3: Thực hành (24’)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ theo nhóm mỗi nhóm cử ra một bạn làm mẫu để các bạn nhìn theo vẽ. Có thể đổi người làm mẫu để cùng được thực hành.

- Học sinh quan sát thấy bạn quay hướng nào thì vẽ theo hướng đó.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)

- Giáo viên yêu cầu các nhóm trưng bài bài để cho giáo viên cùng các nhóm khác nhận xét.

- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét và đánh giá.

- Nhận xét lớp học, nhận xét và đánh giá.

- Học sinh nhận xét bài bạn theo hướng dẫn của giáo viên với các tiêu đề sau:

Bố cục tranh Cách vẽ hình

Người vẽ trong tranh là ai, nét mặt như thế nào.

- Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 16:

Bài 16: tập nặn tạo dáng

Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp

A. Mục tiêu:

Học sinh biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp. Học sinh tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích. Học sinh ham thích tư duy, sáng tạo.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp (ô tô, ngôi nhà) đã hòan thiện. Các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, băng dính, hồ dán)

- Học sinh: Sách giáo khoa, một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng (vỏ hộp, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán).

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:

Một phần của tài liệu Mỹ thuật lớp 4 (Trang 28 - 34)

w