Kiểm tra bài cũ (2’):

Một phần của tài liệu Mỹ thuật lớp 4 (Trang 34 - 48)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động: Hàng ngày có rất nhiều những bỏ hộp bị vứt đi rất lãng phí, hôm nay cô giáo sẽ hướng dẫn chúng ta biết làm thành những vật có ích.

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

- Giáo viên giới thiệu một số sản phẩm đã làm.

? Đây giống hình gì ? Các bộ phận của chúng

? Nguyên liệu để làm ra những cái ô tô này

- Giáo viên hỏi tương tự với hình con mèo hình ngôi nhà.

- Muốn tạo dáng một con vật hoặc một đồ vật cần nắm chắc điều gì

- Giống hình xe ô tô.

- Đầu xe, thùng xe, bánh xe.

- Đó là hộp giấy, bìa cứng, nút chai. - Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên.

- Nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp.

Hoạt động 2: Cách tạo dáng

- Đầu tiên chúng ta phải chọn hình mà mình sẽ tạo dáng.

- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính cho rõ đặc điểm và sinh động.

- Chọn hình dáng và màu sắc vỏ hộp để làm các bộ phận cho phù hợp. - Có thể cắt bớt hình vỏ hộp để ghép cho tương xứng với bộ phận chính. - Tìm thêm các chi tiết cho sinh động hơn.

- Dính các bộ phận lại với nhau.

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm phân công:

Nhóm 1 làm ô tô cứu hỏa Nhóm 2 làm con mèo Nhóm 3 làm xe chở hàng Nhóm 4 làm nhà 2 tầng

- Giáo viên quan sát từng nhóm làm, sau đó có thể gợi ý cho học sinh làm đẹp hơn.

- Học sinh phân công nhau tìm hình dáng chung và các bộ phận của sản phẩm. - Chọn vật liệu. - Làm các bộ phận, làm chi tiết. - Cuối cùng là cả nhóm cùng ghép lại. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)

- Giáo viên gợi ý học sinh bày sản phẩm và nhận xét về:

Hình dáng chung Các bộ phận, chi tiết

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Các nhóm trưởng trình bày ý tưởng. - Các nhóm khác sẽ nhận xét và chọn ra bài mình thích.

Màu sắc

Yêu cầu các em nhận ra bài mình thích.

- Giáo viên nhận xét lại

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 17:

Bài 17: vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

A. Mục tiêu:

Học sinh hiểu biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó trong cuộc sống.

Học sinh biết chọn họa tiết và trang trí được hình vuông (sắp xếp hình mảng, họa tiết, màu sắc hài hòa, có trọng tâm).

Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông như khăn vuông, khăn trải bàn, thảm, gạch hoa. Một số bài trang trí hình vuông của học sinh các lớp trước. Sưu tầm một số bài trang trí hình vuông đã in trong giáo trình mỹ thuật hoặc ở bộ đồ dùng học tập. Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông.

- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ, màu vẽ.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ: II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động:

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6’)

- Giáo viên giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và hình 1, 2 trang 40

sách giáo khoa và đặt câu hỏi.

? Em thấy các hình vuông có trang trí giống nhau không

? Các họa tiết thường được sắp xếp thế nào

? Họa tiết chính thường thế nào ? Các họa tiết phụ thì thế nào

? Em thấy còn đặc điểm nào dễ nhận thấy nữa

? Màu sắc đậm nhạt giúp cho bài ra sao

? Em hãy cho biết sự khác nhau về bố cục của các tranh

- Các hình vuông trang trí không giống nhau.

- Sắp xếp đối xứng qua các trục. - To và ở chính giữa.

- ở 4 góc và nhỏ hơn họa tiết chính. - Những họa tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu, cùng độ đậm nhạt.

- Là rõ trọng tâm của bài. - Học sinh trả lời

Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông (5’)

- Giáo viên vẽ một số hình vuông trên bảng hoặc yêu cầu học sinh xem trang 41 sách giáo khoa.

1. Kẻ các trục.

2. Tìm và vẽ các mảng trang trí. 3. Cách sắp xếp họa tiết.

4. Cách vẽ họa tiết vào các mảng. - Cách vẽ màu: Không vẽ màu nhiều quá. Vẽ màu vào họa tiết chính trước họa tiết phụ và nền vẽ sau.

- Học sinh quan sát lên bảng.

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- ở bài này giáo viên yêu cầu học sinh trang trí ngay trên hình vuông trong vở tập vẽ, kẻ các đường trục bằng bút chì.

- Học sinh làm bài vào vở tập vẽ tự chọn họa tiết để vẽ.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’)

- Giáo viên cùng học sinh tìm chọn một số bài vẽ có những ưu điểm và nhược điểm trên hình để cùng đánh giá sắp xếp loại.

- Về cách sắp xếp họa tiết. - Cách vẽ màu.

- Học sinh làm theo yêu cầu của giáo viên tự chọn ra bài đẹp.

- Nhận xét lại cách vẽ của học sinh. - Đánh giá.

- Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc các loại hoa và quả.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 18:

Bài 18: vẽ theo mẫu tĩnh vật lọ và quả

A. Mục tiêu:

Học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm.

Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu, vẽ được màu theo ý thích.

Học sinh yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số mẫu lọ và quả khác nhau. Hình gợi ý cách vẽ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu vẽ.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ: II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Khởi động:

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

- Giáo viên đặt mẫu, yêu cầu học sinh quan sát.

? Em hãy cho biết bố cục của mẫu ? Hãy nêu hình dáng, tỷ lệ của lọ ? Nhận xét thế nào về độ nhạt đậm và màu sắc của cả 2 quả.

- Học sinh quan sát mẫu trả lời.

- Học sinh trả lời về chiều rộng, chiều cao của tòan bộ mẫu, vị trí của quả và lọ.

Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)

- Giáo viên giới thiệu mẫu hoặc cách gợi ý các cách vẽ.

- Dựa vào hình dáng của mẫu, sắp xếp khung hình chiều ngang hay chiều dọc cho hợp lý.

- Ước lượng khung hình chung để vẽ khung hình cho vừa, không bị lệch. - Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết sao cho giống hình lọ và quả.

- Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu.

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- Giáo viên quan sát lớp và nhắc nhở học sinh quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ. - Chú ý ước lượng khung hình chung và riêng, tìm tỷ lệ các bộ phận của lọ và quả.

- Học sinh làm bài theo mẫu giáo viên bày.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’)

- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài đã hoàn thành về

Bố cục, tỷ lệ Hình vẽ, màu sắc Nét vẽ, đậm nhạt

- Dặn dò: Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.

- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận được chỉ ra bài mình thích.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 19:

Bài 19: thường thức mỹ thuật Xem tranh dân gian việt nam

A. Mục tiêu:

Học sinh biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.

Học sinh tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.

Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tranh dân gian, chủ yếu là tranh đông hồ và hàng trống.

- Học sinh: Sách giáo viên, nếu có điều kiện sưu tầm thêm tranh dân gian.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ (2’):

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

Hoạt động 1: Giới thiệu về tranh dân gian (10’)

? Em hiểu thế nào là tranh dân gian ? Nổi bật nhất là mấy dòng tranh ? Trong đó có dòng tranh nào

- Tranh dân gian đã có từ rất lâu đời, là một trong những di sản quý báu của mỹ thuật Việt Nam. Trong đó tranh của Đông Hồ (Bắc Ninh) và hàng Trống (Hà Nội) là 2 dòng tranh tiêu biểu.

? Tại sao lại được gọi là tranh tết

? Em có biết các nghệ nhân làm tranh thế nào không

- Giáo viên nhắc lại cách làm tranh của hai dòng tranh.

? Tết đến em thường chúc mọi người như thế nào

- Đề tài dịp tết rất phong phú. ? Theo em bức tranh này vẽ gì

? Em thấy hình vẽ trong tranh thế nào ? Tranh này của dòng tranh nào

? Màu sắc trong tranh thế nào

- Giáo viên cho học sinh xem một vài tranh nữa và hỏi tương tự để học sinh thấy được tranh dân gian nhiều đề tài.

- Tranh thường được bán nhiều vào dịp tết để treo tường nhà nên được gọi là tranh tết.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh nêu câu chúc của mình dành cho mọi người trong dịp tết đến.

- Vẽ em bé chăn trâu thổi sáo.

- Rõ hình ảnh chính phụ, em bé rất đẹp, bố cục chặt chẽ.

- Dòng tranh dân gian Đông Hồ.

- Màu sắc trong tranh tươi vui, trong sáng hồn nhiên.

Hoạt động 2: Xem tranh (15’)

- Giáo viên cho học sinh xem luôn 2 tranh lý ngư vọng nguyệt và cá chép để học sinh so sánh cách vẽ giữa 2 dòng tranh.

- Hình ảnh giống nhau.

- Khác nhau.

- Khác nhau cả về hình ảnh phụ xung quanh hình ảnh chính, điều này nói lên rằng vì mục đích phục vụ khác nhau thị hiếu khác nhau nên tranh khác nhau.

- Sau khi học sinh trả lời giáo viên tóm

- Học sinh quan sát cả 2 bức tranh về bố cục, hình ảnh, màu sắc và nét vẽ trong tranh.

- Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau: Thân uốn lượn như đang bơi rất sống động cùng hình ảnh chính.

- Hình cá chép ở tranh hàng trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là xanh lơ.

- ở tranh Đông Hồ thì cá chép mập mạp, nét khắc dứt khoát, khỏe khoắn, màu chủ đạo là nâu đỏ.

tắt những ý chính để học sinh hiểu rõ.

Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá (7’)

- Giáo viên nhận xét tiết học và khen ngợi học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài.

- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam.

- Học sinh lắng nghe.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 20:

Bài 20: vẽ tranh đề tài ngày hội quê em

A. Mục tiêu:

Học sinh hiểu biết sơ lược về những ngày lễ truyền thống của quê hương. Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài ngày hội theo ý thích. Học sinh thêm yêu quê hương đất nước qua các họat động lễ hội mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tranh ảnh về các họat động lễ hội truyền thống. Tranh in trong bộ đồ dùng học tập. Hình gợi ý cách vẽ tranh.

- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Tranh ảnh về đề tài lễ hội.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

I. ổn định tổ chức:II. Kiểm tra bài cũ: II. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

III. Giảng bài mới:

- Hát chào giáo viên

- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.

Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh ở trang 46, 47 hỏi:

? Em thấy trong tranh ảnh ghi lại hội gì

? Ngòai những hình ảnh có trong tranh

- Học sinh quan sát tranh trả lời. - Hội làng, hội rước kiệu, hội chọi gà. - Hội đánh vật, đánh đu, chọi trâu, đua

em còn thấy có thêm hình ảnh lễ hội nào nữa

? Em thấy màu sắc trong tranh thế nào

? Em sẽ vẽ cảnh gì

thuyền, ném còn, đánh cù, đánh hạt chám.

- Màu sắc trong tranh thì rực rỡ nhiều màu sắc, người, cảnh trong tranh thì nhộn nhịp.

- 3 - 4 học sinh trả lời.

Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’)

- Bước đầu em phải chọn một cảnh lễ hội ở quê em để vẽ.

- Chỉ vẽ 1 họat động của lễ hội.

- Hình ảnh chính phải thể hiện rõ nội dung chọi gà, múa sư tử.

- Hình ảnh phụ phải phù hợp với ngày hội.

- Vẽ phác các hình ảnh, vẽ màu theo ý thích, cần tươi vui, rực rỡ, có đậm có nhạt.

Hoạt động 3: Thực hành (20’)

- Động viên học sinh vẽ về ngày hội quê mình.

- Yêu cầu học sinh vẽ được những hình ảnh của ngày hội, vẽ sao cho thuận mắt vẽ được các dáng họat động.

- Khuyến khích học sinh vẽ màu rực rỡ

- Học sinh nhớ lại 1 cảnh vật lễ hội để học sinh thể hiện.

- Nhớ lại các dáng để vẽ cho đẹp sinh động.

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4’)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét một số bài vẽ tiêu biểu, đánh giá về chủ đề bố cục, hình vẽ, màu sắc và xếp loại theo ý thích.

- Dặn dò: Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình tròn.

- Học sinh xếp loại bài vẽ, khen ngợi những học sinh.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tuần 21:

Bài 21: vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH TRÒN

A. Mục tiêu:

Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày.

Học sinh biết cách sắp xếp họa tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích.

Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn cái đĩa, khay tròn. Hình gợi ý cách trang trí hình tròn.

- Học sinh: Sách giáo khoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, tẩy, compa, thước kẻ.

C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét

- Cô giáo có cái gì ?

Một phần của tài liệu Mỹ thuật lớp 4 (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w