3 năm 2007 – 2009
Như trước đã phân tích đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro và chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có tăng trưởng lành mạnh hay không. Một ngân hàng có DSCV cao, tổng dự nợ cho vay lớn nhưng tỷ lệ thu hồi thấp ( mức tỷ lệ nợ quá hạn cao) thì hoạt động cho vay vẫn chưa hẳn có chất lượng hơn đối với DSCV thấp dư nợ cho vay thấp nhưng khả năng thu
hồi nợ cao (mức tỷ lệ nợ quá hạn thấp). Chính vì vậy để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng thì bên cạnh xem xet các chỉ số phản ánh về quy mô như: DSCV, DSTN, … thì chúng ta nên quan tâm đến chỉ tiêu nợ quá hạn để chúng ta có một đánh giá chính xác nhất về chất lượng của một khoản vay.
Theo quyết định 493 của NHNN và 636 của NHNo&PTNT VN
Phân loại nợ: Dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành 5 nhóm
Theo điều 6 quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22 tháng 6 năm 2007 của hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN
Dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia thành 5 nhóm -. Nợ nhóm 1 :Nợ đủ tiêu chuẩn
+ Các khoản nợ trong hạn được chi nhánh đánh giá có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Các khoản nợ quá hạndưới 10 ngày và NHNo&PTNT nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi gốc, lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại( Mẫu số 01/ĐG – KNTN)
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều 6 của Theo quyết định số 636/QĐ_HĐQT-XLRR ngày 22 tháng 6 năm 2007 của hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN
- Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm + Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu ( đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì NHNo&PTNT nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu( Mẫu số 01/ĐG-KNTN)
- Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm (b) khoản này.
+ Các khoản nợ được miễn hoặn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều 6 cuả quyết định số 636/QĐ - HĐQT-XLRR ngày 22 tháng 6 năm 2007 của hội đồng quản trị NHNo&PTNTVN
- Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần thứ 2
+Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày .
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều 6 Theo quyết định số 636/QĐ- HĐQT-XLRR ngày 22 tháng 6 năm 2007 của hội đồng quản trị
- Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
+ Các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần 2
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
+ Các khonar nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý
+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo khoản 3 điều 6 Theo quyết định số 636/QĐ -HĐQT-XLRR ngày 22 tháng 6 năm 2007 của hội đồng quản trị.
Bảng 6 Tình hình các nhóm nợ tại chi nhánh NHNo&PTNT_NSH qua 3 năm 2007 – 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh +/- % +/- % Tổng dư nợ 56.787 55.672 65.093 -3.428 -5,80 9.421 16,92 Nhóm 1 56.143 50.764 62.990 -5.379 -9,58 12.226 24,08 Nhóm 2 260 2.805 833 2.545 978,85 -1.972 -70,30 Nhóm 3 205 239 420 34 16,59 181 75,73 Nhóm 4 179 324 428 145 81,01 104 32,10 Nhóm 5 0 1540 422 1540 - -1.118 -72,60
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, nhóm 1 vẫn chiếm tỷ trọng là chủ yếu trong tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm, xem xét từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm có sự tăng giảm không đồng đều cụ thể: năm 2008 thì nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều tăng rất nhanh lần lượt là 2.545 triệu đồng, 34 triệu đồng, 145 triệu đồng và nhóm nợ thứ 5 khó thu hồi chiếm rất lơn lên tới hơn 1,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, qua đây cho ta thấy sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm cho công việc kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng tới kỳ hạn trả nợ, mặt khác khách hàng nợ quá hạn nhiều là do nguồn vốn trong kinh doanh của họ bị ứ đọng trong hàng hóa quá lớn, số vòng quay vốn chậm do đó khách hàng không thể trả nợ đúng hạn, mặc dù các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã cố gắng để thu nợ nhưng nợ quá hạn xảy ra nhiều trong năm là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy chi nhánh cần có biện pháp để quản lý , theo dõi, xử lý nợ quá hạn một cách kịp thời tránh nợ quá hạn chuyển sang nhóm 5. Năm 2009 tình hình đã được cải thiện hơn cụ thể: trong năm 2009 thì có sự chuyển biến rõ rệt giữa các nhóm nợ
Bảng 7: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu theo cơ cấu khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT_NSH qua 3 năm 2007 – 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
DN CN&HSX DN CN&HSX DN CN&HSX
Dư Nợ 3.699 53.088 4.896 50.776 9.580 55.513
NQH 0 644 0 4.908 0 2.103
Nợ xấu 0 384 0 2.103 0 1.270
Tỷ lệ NQH(%) 0 1,17 0 9,67 0 3,23
Tỷ lệ nợ xấu(%) 0 0,70 0 4,14 0 1,95
( nguồn: phòng tín dụng ngân hàng N0&PTNT Nam Sông Hương _Huế)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, nếu xét tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong mối quan hệ với tổng dư nợ thì tỷ lệ NQH tăng giảm không đều qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu 100% ở CN&HSX cụ thể: vào năm 2007 thì tỷ lệ NQH là 644 triệu đồng chiếm 1,17% trong tổng dư nợ, đây là con số hơi cao trong sự cho phép tỷ lện nợ quá hạn của ngân hang ( theo quyết định 493/QĐ – NHNN thì tỷ lệ nợ xấu vào khoảng từ 2% - 5% là tỷ lệ có thể chấp nhận được). Nhưng trong năm 2008 con số này không giảm mà còn tăng rất nhanh cụ thể năm 2008 nợ quá hạn lên tới 4.908 triệu đồng tăng 4.264 triệu đồng hay đặt với tốc độ tăng 662,11% so với cùng kỳ năm 2007.
Qua đây cho ta thấy được sự khó khăn trong công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng ngân hàng và khách hàng trong công tác trả nợ. Lý do tỷ lệ nợ quá hạn tăng đột biến là vì năm 2008 là năm khủng hoảng tài chính toàn Thế Giới nên không ít các công ty trên toàn Thế Giới phải đóng cửa, không ngoại trừ các công ty trên Việt Nam và công ty, hộ sản xuất kinh doanh trên Tỉnh Thừa Thiên Huế vì lý do đó nên gây ra nợ quá hạn tăng nhanh, trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm con số không nhỏ. Chính vì vậy công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong năm nay đó là điều dễ hiểu. Đến năm 2009 thì lại có biến động rất lớn theo chiều hướng tích cực có lợi cho ngân hàng: cụ thể nợ quá hạn năm 2009 là 2.013 triệu đồng đây là con số vẫn rất lớn những đã giảm hơn một nửa so với năm 2008 là dấu hiệu đáng mừng. Nguyên nhân là do năm 2009 thì nền kinh tế thế giới đã bắt đầu hồi phục nên công việc kinh doanh của khách hàng cũng có sự chuyển biến tích cực làm ăn có lãi nên đã có tiền để trả nợ, bên cạnh đó
cũng phải kể đến công tác thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát nên năm 2009 doanh số cho vay của chi nhánh giảm sút và cũng phải kể đến sự cố gắng và đưa ra các biện pháp thu nợ rất tốt của các cán bộ trong chi nhánh NHNo&PTNT Nam Sông Hương _ Huế.
Tóm lại, đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì việc chấp nhận nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi, bởi trong kinh doanh ngân hàng chấp nhận rủi ro thì ngân hàng mới tạo ra được lợi nhuận hay nói cách khác ngân hàng không thể loại trừ nợ quá hạn ra khỏi hoạt động của mình, tuy nhiên cũng cần phải có các biện pháp để tỷ lệ NQH này nằm trong sự cho phép của ngân hàng. Đối với Agribank – Nam Sông Hương cũng vậy tỷ lệ nợ quá hạn năm 2009 vẫn còn cao nên trong các năm tới chi nhánh cũng cần có các biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn này