Nguồn lực kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh tây ninh giai đoạn 2011 2020 (Trang 47)

Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang miền. Ngoài các di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác.

Về phát triển kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan… là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ:

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh (GDP theo giá cố định 1994)

Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân

1977-1986 1,90%

1986-1995 8,78%

1996-2000 13,50%

2001-2005 14,02%

2006-2010 14,20%

(Nguồn: Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tây Ninh lần thứ V, VI, VII, VIII, IX)

Trong 10 năm 2001-2010, nền kinh tế của Tây Ninh liên tục phát triển. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP giá cố định 1994) năm 2010 tăng 238,45 % so với năm 2001. Cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh năm 1994) chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua các năm, thời kỳ: theo hướng tăng dần tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong GDP. Tỷ trọng trong GDP của các

ngành nông, lâm, thuỷ sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ trong các năm đều tăng (phụ lục 1).

+ Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng ở cả ba khu vực quốc doanh, ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Giá trị sản xuất công nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Nhất là công nghiệp chế biến phát triển mạnh như chế biến mía (12.500 tấn/ngày), mì, cao su.

Tây Ninh đã hình thành 8 khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị của tỉnh; có 02 khu Kinh tế Cửa khẩu là Mộc Bài và Xa Mát. Tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là công nghiệp sau đường, bột mì, cao su, những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may … công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản suất có công nghệ cao. Đã xây dựng Nhà máy Xi măng Fico Tây Ninh với công suất 1,5 triệu tấn/năm.

Tập trung đầu tư chiều sâu, phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp đồng thời phát huy thế mạnh của các làng nghề thủ công truyền thống gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn.

+ Nông nghiệp: Tây Ninh nhiều lợi thế về phát triển hàng hoá các ngành

tập trung mũi nhọn như: lúa, mía, cao su, đậu phộng (lạc), mì,… Do vậy, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thực chất là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nông nghiệp phải thực sự trở thành ngành sản xuất hàng hoá, phục vụ cho công nghiệp, tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Tỉnh đã tiến hành điều chỉnh lại quy hoạch diện tích mía, mì, cao su theo hướng mía chuyển xuống vùng thấp, mì, cao su ở vùng cao; kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, heo hướng nạc và các loại gia súc, gia cầm khác; phát triển mô hình nuôi tôm, cá nước ngọt… từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi vào thị trường thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu, hướng phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối và bền vững.

+ Ngành nghề nông thôn: Các sản phẩm ngành nghề truyền thống đều có tốc độ tăng trưởng khá cao như: bánh tráng, muối ớt, nhang, mộc gia dụng, mây tre đan…; hiện nay, đang phát triển thêm một số ngành nghề mới đang có khả năng phát triển mạnh như: chế biến tinh bột khoai mì, sinh vật cảnh, xây dựng, vận tải, ngành nghề phục vụ cho dịch vụ du lịch…

+ Lâm nghiệp: Rừng Tây Ninh gồm có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất phần lớn là rừng thứ sinh, diện tích đất có rừng 45.282 ha. Tỉnh đang huy động mọi nguồn lực để trồng, phát triển rừng (theo quy hoạch gần 70.000 ha), thông qua việc tổ chức lại các lâm trường thành các dự án để đầu tư phát triển rừng, áp dụng những chính sách giao đất, giao rừng đến các tổ chức và hộ cá nhân để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.

+ Thương mại – Dịch vụ – Du lịch: Một trong những lợi thế quan trọng của Tây Ninh là phát triển thương mại qua biên giới trên cơ sở khai thác ưu thế của hệ thống các cửa khẩu: 02 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài và Xa Mát; 04 cửa khẩu chính; 08 cặp cửa khẩu phụ; 02 khu kinh tế cửa khẩu. Tạo ra một không gian thương mại đồng bộ, hợp lý nhằm phát triển mạnh lợi thế mậu dịch biên giới giữa Tây Ninh và Campuchia, đồng thời là tỉnh năm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… những thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn của cả nước.

Phát triển du lịch Tây Ninh gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo tồn thiên nhiên. Tây Ninh chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm đến những địa danh nổi tiếng của tỉnh như: Núi Bà đen, Tòa thánh, Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ Trung ương cục, Vườn quốc gia Lò gò Xa Mát, căn cứ Bời Lời… cũng như mở tuyến du lịch lữ hành quốc tế sang Campuchia.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu về du lịch của người dân sẽ tăng nhanh. Đây là cơ sở để ngành du lịch Tây Ninh phát triển mạnh trong thới gian tới.

Tổng dân số theo thống kê năm 2010: 1.075.341 người, phân theo: thành thị là 169.911 người, nông thôn là 905.430 người; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,08%.

Trong độ tuổi lao động chiếm 75,66% dân số, trong đó lao động hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm 56,78%, còn lại chưa có việc làm thường xuyên; thời gian lao động ở nông thôn đạt 86%; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 45%; tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 3% (8.584 hộ).

Trong những năm qua nhờ vào sự phát triẻn kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và thương mại của tỉnh nên đã giải quyết một lượng lao động đáng kể. Tuy nhiên, phải thấy rằng số lao động chưa có việc làm ngày càng tăng cao, mặt dầu đã quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, song điều này cần quan tâm hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao đáp ứng yêu cần của thị trường lao động khi Tây Ninh tham gia hội nhập kinh tế và phát triển công nghiệp.

2.2. Thực trạng quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, nhìn bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) dưới đây ta thấy tốc độ chuyển dịch này còn chậm.

Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành (tính theo tỷ lệ %)

Năm

Ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

N/nghiệp 47,20 46,88 42,33 40,45 38,25 35,12 32,19 30,30 28,75 26,80 C/nghiệp 20,50 21,02 25,56 25,06 25,14 25,62 26,33 25,40 27,09 28,97 Dịch vụ 32,30 32,10 32,11 34,49 36,61 39,26 41,48 44,30 44,16 44,23

Tổng sản phẩm toàn tỉnh (GDP) tăng bình quân giai đoạn 2001 – 2010 là 14%/năm, tăng cao hơn so với mức tăng bình quân của giai đoạn 1996 – 2000 (13,5%) và cao hơn so với mức tăng GDP bình quân của cả nước giai đoạn 2006 – 2010 (7%).

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 9,16%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 7%.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 17,85%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 16,8%.

+ Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm: giai đoạn 2001 – 2005 tăng 17,88%, giai đoạn 2006 – 2010 tăng 21,5%.

Cơ cấu kinh tế theo thành phần đang chuyển dịch theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

2.2.1.1. Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Sự tăng trưởng và phát triển ổn định của ngành nông nghiệp là cơ sở cho sự ổn định xã hội và đẩy nhanh tốc độ phát triển cũng như tăng trưởng nhanh của ngành công nghiệp và dịch vụ.

Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng ở mức cao, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2001-2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá chuyển đổi năm 1994) tăng bình quân hàng năm 7,71%. Trong đó, nông nghiệp tăng 7,71%, lâm nghiệp tăng 5,69%, thủy sản tăng 12,57%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông – lâm – thủy sản đạt 5.806.012 triệu đồng, trong đó nông nghiệp 5.541.102 triệu đồng chiếm 95,44%, lâm nghiệp 153.912 triệu đồng chiếm 2,65%, thủy sản 110.998 triệu đồng chiếm 1,91%. (Phụ lục 2, 3)

Trong toàn bộ giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản thì ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao. Về thành phần kinh tế trong nông nghiệp thì kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng và chiếm tới 91,1% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chưa đáng kể.

2.2.1.1.1. Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính trong ngành nông nghiệp; với hình thức đa canh, thâm canh, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 6,08% chiếm tỷ trọng lớn 79,68% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Ngành chăn nuôi, dịch vụ trong nông nghiệp có xu hướng tăng dần nhưng còn thấp.

Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành nông nghiệp (tính theo tỷ lệ %) Năm Nông nghiệp 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trồng trọt 91.60 91.70 90.40 90.23 87.76 87.85 86.37 82.90 82.36 79.68 Chăn nuôi 7.56 7.48 8.62 8.71 10.37 10.13 11.24 14.09 13.61 15.80 Dịch vụ 0.85 0.82 0.98 1.06 1.87 2.02 2.40 3.00 4.03 4.52

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2009, 2010 - Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh

+ Cây lúa là cây trồng chính, năm 2010 với diện tích 154.510 ha chiếm 44,44% tổng diện tích đất nông nghiệp, sản lượng đạt 739.000 tấn. Do ứng dụng tiến bộ KH-KT, mặt dù diện tích đất giảm bình quân hàng năm 0,77%/năm , nhưng sản lượng lúa tăng bình quân hàng năm 3,51%. Sản lượng lúa bình quân đầu người năm 2001 đạt 540,06 kg/người/năm, năm 2005 đạt 564 kg/người/năm, năm 2010 đạt 687,22 kg/người/năm. (Phụ lục 4, 5, 6).

Mô hình liên kết 4 nhà, thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng VietGAP trong vụ lúa đông xuân 2010-2011 trên địa bàn 11 xã, thuộc 6 huyện, với 920,75 ha và 653 hộ nông dân tham gia. Tổng lợinhuận trên 01 ha của nông dân trong mô hình là 17,9 triệu đồng, tăng hơn 3,4 triệu đồng so với các hộ nông dân ngoài mô hình.

+ Cây mì (sắn) có tốc độ tăng nhanh về diện tích, năm 2005 diện tích 43.279 ha đạt sản lượng 1.071 nghìn tấn, năm 2010 diện tích trồng mì là 45.713 ha đạt sản lượng 1.150 nghìn tấn. Diện tích trồng mì năm 2010 tăng

1,8 lần so năm 2001, chiếm 18,26% diện tích cây hàng năm. Diện tích trồng mì tăng là do giá cả, điều kiện thuận lợi và ít đầu tư về vốn. Điều này cũng ảnh hưởng chung đến quy hoạch đất nông nghiệp.

+ Cây mía là cây có lợi thế so sánh của tỉnh đối với cả nước. Diện tích trồng mía năm 2010 là 25.478 ha, sản lượng 1.828.441 tấn, năng suất bình quân 71,77 tấn/ha. Do áp dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh, áp dụng cơ giới hóa… để tăng năng suất và chất lượng mía. Cây Mía trồng tập trung ở các huyện: Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên.

Mô hình đưa mía xuống vùng đất thấp với giống K88-65, K88-92, K95- 156… năng suất đạt 80 - 100 tấn/ ha, trong khi sản xuất mía trên cao năng suất bình quân chỉ đạt 45 – 55 tấn/ha; Đây là mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.

+ Cây cao su, diện tích năm 2001 là 28.957 ha, năm 2010 là 76.213 ha, năng suất 116.530 tấn. Diện tích tăng bình quân hàng năm 11,32%, chiếm 77,46% diện tích cây công nghiệp lâu năm. Cây cao su trồng với diện tích lớn ở huyện Tân Biên, Tân Châu.

+ Cây ăn quả, diện tích năm 2001 là 15.185 ha, năm 2010 tăng lên 18.650 ha. Cây ăn quả chủ yếu là nhãn, xoài, mãng cầu và chuối…

+ Cây điều, đậu phộng diện tích đều giảm do biến động mạnh về thị trường và giá cả làm ảnh hưởng đến lợi ích người sản xuất. Cây điều, đậu phộng là những cây có thế mạnh của vùng đất Tây Ninh tuy nhiên sự đầu tư, định hướng chưa phù hợp nên người nông dân phải chuyển đổi cây trồng.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tích cực, các loại cây như: lúa, mía, mì... phát huy lợi thế cạnh tranh. Góp phần đảm bảo an toàn lương thực trên địa bàn, đang hình thành vùng nguyên liệu mía, mì, đậu phộng và cao su tập trung lớn của tỉnh và cả nước. Việc ứng dụng tốt tiến bộ khoa học trong chọn giống, gieo trồng thích hợp và trong canh tác đã làm tăng năng suất, sản lượng. Tuy nhiên, việc phát triển một số cây trồng biến động thất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, đời sống người dân. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp

có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu, cụm công nghiệp (Năm 2010 giảm so với năm 2001: 22.211 ha).

2.2.1.1.2. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi có bước phát triển, hình thành các mô hình chăn nuôi trang trại. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2001 (giá so sánh 1994) đạt 205,2 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên đạt 418,2 tỷ đồng, năm 2010 đạt 894 tỷ đồng chiếm 15,8% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 16,3%. (Phụ lục 2, Phụ lục 7).

Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng qua các năm, nhất là bò sind hướng thịt, heo hướng nạc phát huy được lợi thế cạnh tranh. Các dự án thuộc Chương trình giống của tỉnh: “Phát triển chăn nuôi bò sữa”, “Lai cải tạo đàn bò hướng Zêbu và hướng thịt”, “Phát triển chăn nuôi heo hướng nạc”… nuôi theo trang trại ghép (kết hợp nuôi heo, trồng trọt hoặc nuôi cá) được triển khai đã góp phần nâng cao chất lương con giống, tăng sản lượng sữa, thịt, trứng góp phần nâng cao chất lượng con giống và đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi trong tỉnh. Giai đoạn 2001-2010: Đàn bò tăng bình quân 10,31%/năm; Đàn trâu giảm 5,20%/năm; Đàn lợn tăng 7,04%/năm; Đàn gia cầm tăng 4,5%/năm.

Nhìn chung, dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao song tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chăn nuôi trong ngành nông nghiệp chưa cao, sự phát triển của ngành chưa bền vững do yếu tố dịch bệnh gia súc, gia cầm.

2.2.1.1.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp

Trong những năm qua, cuộc sống người dân đã từng bước được cải thiện, nhu cầu của nông dân ngày càng cao nên các loại hình dịch vụ nông nghiệp từng bước phát triển. Các loại hình dịch vụ như: cung cấp giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y… góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm 4,52% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường dịch

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh tây ninh giai đoạn 2011 2020 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)