5. Kết cấu đề tài
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP ngoại thương Huế
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo chỉ thị của ban lãnh đạo ngân hàng ngoại thương Việt Nam và xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngân hàng. Theo quyết định số 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Trụ sở đặt tại 78 Hùng Vương – Thành phố Huế.
Sự ra đời của Vietcombank Huế đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán thuận tiện hơn. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Với số lượng cán bộ lúc đầu chỉ có 8 cán bộ nhưng đến nay số lượng cán bộ đã tăng lên gần 200 người. Cũng như những doanh nghiệp khác, Vietcombank Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc tìm đối tác khách hàng. Tuy nhiên, với uy tín của đơn vị chủ quản là NHNT Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu trong nước, nên Vietcombank Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ uy tín này. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn nên ngày 06/10/2001 khai trương chi nhánh cấp II Quảng Bình ( nay là chi nhánh cấp I ) trực thuộc chi nhánh để tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng trên thị trường này trong việc giao dịch.
Trải qua 17 năm hoạt động ( từ 1993-2010), với sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, Vietcombank Huế đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, số lượng cán bộ, nguồn vốn cũng như lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua mỗi năm.
Với dự án hiện đại ngân hàng ngoại thương, nên Vietcombank Huế đã không ngừng được trang bị hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn. Vietcombank Huế ngày càng xây
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
• Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng, có quyền ra quyết định trong phạm vi theo quy định của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTW và cơ quan pháp luật nhà nước.
• Phó giám đốc kế toán: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc trực tiếp quản lý các bộ phận chức năng như: phòng kinh doanh dịch vụ, phòng thanh toán thẻ, phòng ngân quỹ, phòng kế toán, quầy giao dịch số 1, số 2 và phòng giao dịch 49, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Bến Ngự.
• Phó Giám đốc khách hàng: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, trực tiếp quản lý các bộ phận chức năng như Phòng khách hàng, tổ quản lý nợ, phòng thanh toán quốc tế.
• Tổ xử lý nợ xấu: chịu sự điều hành của Giám đốc chuyên xử lý nợ xấu.
• Phòng khách hàng: Tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng khách hàng, thẩm định các món tiền vay của doanh nghiệp trên 5 tỷ đồng.
• Phòng quản lý nợ: Có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ vay vốn, nhập dữ liệu vào hệ thống, tham gia vào quá trình thu nợ gốc, nợ lãi thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến việc rút vốn, phối hợp với cán bộ tổ xử lý nợ xấu để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro và phối hợp với cán bộ phòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản vay.
• Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.
• Phòng ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, giấy tờ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, có hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho ngân quỹ của hệ thống ngân hàng TMCP ngoại thương hiện hành, giao dịch thu chi tiền mặt nội tệ trên 50 triệu và các ngoại tệ khác.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế ( Đến ngày 31/12/2010) Phòng Giao dịch số 1 Phòng Giao dịch số 2 BAN GIÁM ĐỐC Phòng Giám đốc Phòng phó Giám đốc Phòng khách hàng Tổ xử lý nợ xấu Phòng Hành chính-Nhân sự Phòng kiểm tra nội bộ Phòng Tổng hợp
Phòng Kế toán
Phòng Thanh toán Quốc tế Phòng Kinh doanh Dịch vụ Phòng thanh toán thẻ Phòng Ngân quỹ Tổ Vi tính Nhóm tín dụng DN Nhóm tín dụng thể nhân Nhóm thị trường & KH Phòng quản lý nợ
MẠNG LƯỚI TRONG TỈNH
(Phòng Hành chính – Nhân sự cung cấp)
• Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với khách hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, tài chính của chi nhánh, giúp giám đốc điều
• Phòng kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết lập đại lý với các ngân hàng nước ngoài.
• Phòng thanh toán thẻ: Đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ: Connect24, JCB, Marter card, Visa card…
• Phòng hành chính nhân sự: Nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho giám đốc công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.
• Phòng giao dịch số 1, số 2, PGD Phạm Văn Đồng, PGD Mai Thúc Loan, PGD Bến Ngự: Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng.
• Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ lập các kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra…
• Phòng kiểm tra giám sát, tuân thủ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
• Tổ vi tính: Giúp ban giám đốc sở giao dịch trong việc quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tại Vietcombank
Bảng 1:Tình lao động ngân hàng TMCP ngoại thương Huế trong 3 năm 2008 -2010
Đơn vị tính : Người Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- % 1. Phân theo giới tính
- Nam 54 35,53 59 34,3 52 32,7 5 9,26 7 11,86
- Nữ 98 64,47 113 65,7 107 67,3 15 15,31 6 5,3 2. Phân theo trình độ
- Đại học, trên đại học 144 94,74 165 95,93 150 94,34 21 14,58 15 9,1
- Cao đẳng, trung cấp 2 1,31 2 1,16 4 2,52 0 0 2 100
- Lao động phổ thông 6 3,95 5 2,91 5 3,14 1 16,67 0 0
Tổng số lao động
152 người, số lao động năm 2009 là 172 người tăng 20 người so với số lao động năm 2008. Đến năm 2010 số lao động của ngân hàng là 159 người giảm 13 người so với năm 2009. Sự sụt giảm về tổng số lao động là do ngày 27/4/2010, khai trương chi nhánh Quảng Trị trên cơ sở tách ra từ phòng giao dịch Quảng Trị của ngân hàng TMCP Ngoại thương Huế.
Xét theo giới tính thì số lao động Nữ luôn nhiều hơn số lao động Nam. Cụ thể năm 2008 tổng số lao động là 152 người thì trong đó có 98 Nữ chiếm 64,47 % và Nam có 54 người chiếm 35,53 %, đến năm 2009 tổng số lao động là 172 người thì có 113 Nữ chiếm 65,7 % và 59 Nam chiếm 34,3%. Trong năm 2009 số lao động Nam tăng thêm 5 người tức là tăng thêm 9,26% số lao động Nam trong một năm, số lao động Nữ tăng thêm 15 người tức là tăng thêm 15,31 % lao động Nữ trong một năm. Đến năm 2010 có sự sụt giảm về số lượng lao động cả Nam và Nữ do thành lập chi nhánh Vietcombank Quảng Trị. Trong năm 2010 số lượng lao động Nam giảm 7 người tức là giảm 11,86 % và số lượng lao động Nữ giảm 6 người tức là giảm 5,3 %. Nhưng cơ cấu về giới tính thì lao động Nữ vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn lao động Nam vì lý do chung của ngành ngân hàng là cần nhiều nhân viên Nữ làm giao dịch viên với khách hàng.
Xét theo trình độ thì cơ cấu lao động của ngân hàng thì lao động có trình độ Đại học và trên Đại học là chủ yếu. Trong năm 2008 ngân hàng có 152 lao động thì có 144 lao động có trình độ Đại học và trên đại học chiếm 94,47 %, 2 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 1,31% và số lao động phổ thông là 6 lao động chiếm 3,95%. Qua năm 2009 xu thế vẫn không thay đổi trong tổng số 172 lao động thì có đến 165 lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 95,93 %. Số lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp không có sự thay đổi nhưng số lượng lao động phổ thông giảm 1 lao động còn lại 5 lao động phổ thông chiếm 2,91 %. Đến năm 2010 tuy có sự sụt giảm về số lượng lao động cả Nam và Nữ, nhưng xu thế đó không có sự thay đổi. Năm 2010 tổng số lao động là 159 lao động thì có 150 lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 94,34 %, 4 lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 2,52 % và có 5 lao
hàng. Với những cuộc thi về nghiệp vụ đã giúp cho các cán bộ, nhân viên có cơ hội thể hiện năng lực của mình và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm kiến thức. Và đặc biệt với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình đó là cơ hội để ngân hàng TMCP ngoại thương Huế phát triển mạnh mẽ, kinh doanh ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập nền kinh tế.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009
+/- % +/- %
I. Tổng thu nhập 146,430 385,674 253,215 239,244 163,38 -132,459 -34,34
1. Thu nhập từ lãi 130,808 154,236 226,517 23,428 17,91 72,281 46,86
2.Thu từ hoạt động dịch vụ 5,615 10,997 11,518 5,382 95,85 0,521 4,74
3. Lãi kinh doanh ngoại hối 2,960 1,826 11,306 -1,134 -38,31 9,48 519,17 4. Thu nhập từ hoạt động khác 7,046 218,615 3,874 211,569 3002,68 -214,741 -98,23 II. Tổng chi phí 311,668 146,268 177,300 165,4 -53,07 31,03 21,22 1. Chi trả lãi 95,618 113,804 134,411 18,19 19,02 20,61 18,11 2. Chi phí hoạt động dịch vụ 1,660 576 563 574,34 34598,80 -13 -2,26 3. Chi phí hoạt động khác 198,428 59 5 -139,428 -70,27 -54 -91,53 4. Chi phí hoạt động 15,962 31,829 42,321 15,867 99,40 10,492 32,96
III.Tổng lợi nhuận trước thuế -165,238 239,406 75,915 404,644 -244.89 -163,491 -68,29 IV.Tổng lợi nhuận sau thuế -165,238 239,406 75,915 404,644 -244.89 -163,491 -68,29
động của doanh nghiệp vừa là động cơ thúc đẩy bộ máy của đơn vị hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo niềm tin phấn khởi say mê trong công việc của cán bộ công nhân viên.
Bảng 2 cho thấy thu nhập của ngân hàng trong 3 năm 2008-2010 đạt được những con số ấn tượng cho dù nền kinh tế có nhiều biện động xảy ra. Năm 2009 là một đầy biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt từ giữa năm cho đến cuối năm đã khiến cho hoạt động tín dụng trở nên khó khăn và trì trệ. Công tác cho vay cũng như huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Trong khi các ngân hàng khác lao đao, các hoạt động kinh doanh không mang lại hiệu quả cao. Thì trong năm này, Vietcombank Huế vẫn đạt được mức thu nhập ổn định, có sự tăng trưởng cao so với năm 2008. Tổng thu nhập của năm 2009 là 385,674 tỷ đồng tăng đến 163,38 % so với năm 2008.
Trong các khoản mục mang lại thu nhập chính cho ngân hàng, thì thu nhập từ lãi là nguồn thu lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Thu nhập từ lãi năm 2009 là 154,236 tỷ đồng tăng 23,428 (tăng 17,91%) so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng có xu hướng giảm, giảm 132,459 tỷ đồng (giảm 34,34%) so với năm 2009. Tổng thu nhập của ngân hàng giảm là do năm 2010, nguồn thu nhập từ hoạt động khác giảm mạnh, giảm 214,741 tỷ đồng (giảm 98,23%) so với năm 2009. Và ngân hàng gặp phải một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chi phí của ngân hàng trong 3 năm liền cũng có nhiều biến động. Năm 2009 chi phí giảm 165,4 tỷ đồng tương ứng với 53,07 % so với năm 2008, nguyên nhân chính là do chi phí các hoạt động khác năm 2009 giảm mạnh, giảm 139,428 tỷ đồng tương ứng với 70,27 % so với năm 2008. Nhưng sang năm 2010 tổng chi phí của ngân hàng có sự gia tăng, năm 2010 tổng chi phí ngân hàng là 177,300 tỷ đồng, tăng 31,03 tỷ đồng tức tăng 21,22% so với năm 2009. Tổng chi phí năm 2010 cao hơn năm 2009 là do sự gia tăng mạnh của chi phí trả lãi và chi phí hoạt động.Và năm
tăng nên kéo theo chi phí huy động vốn tăng theo.
Lợi nhuận là khoản thu nhập của ngân hàng sau khi đã trừ đi chi phí. Chi nhánh Vietcombank Huế hạch toán theo hệ thống Vietcombank, nên toàn bộ phần lợi nhuận của chi nhánh được chuyển về Vietcombank TW và Vietcombank TW thực hiện cá nghĩa vụ về thuế nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh có phần tổng LNTT = tổng LNST. Cùng với sự tăng giảm của thu nhập và chi phí như vậy, lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm đã đạt được thống kê như sau: -165,238 tỷ đồng năm 2008; 239,406 tỷ đồng năm 2009 và đạt 75,915 tỷ đồng năm 2010. Năm 2008 lợi nhuận của ngân hàng âm là do chi phí vượt mức thu nhập, mà chi phí âm chủ yếu là do trích lập dự phòng theo yêu cầu của trung ương. Thực chất theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, đến ngày 31/12/2008 chi nhánh Vietcombank Huế lãi 30,2 tỷ đồng. Song quy định về hạch toán và lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận -165,238 tỷ đồng. Nhưng đến năm sau là năm 2009, ngân hàng đã có sự điều chỉnh cắt giảm bớt chi phí về các hoạt động khác và chi phí hoạt động dịch vụ nên lợi nhuận có sự gia tăng mạnh trong năm 2009, lợi nhuận tăng 404,644 tỷ đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng Vietcombank Huế có sự sụt giảm, tổng thu nhập giảm 132,459 tỷ đồng so với năm 2009 đồng thời chi phí ngân hàng tăng 31,03 tỷ đồng nên kéo theo lợi nhuận của ngân hàng giảm. Lợi nhuận của ngân hàng năm 2010 là 75,915 tỷ đồng giảm 163,491 tỷ đồng tương ứng với 68,29% so với năm 2009.
Tóm lại qua bảng số liệu có thể thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đồng đều, lợi nhuận qua các năm có sự biến động rất lớn. Nhưng xét một cách cụ thể thì ngân hàng vẫn hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, dấu hiệu tích cực của chi nhánh là thu nhập từ lãi có xu hướng tăng trưởng tốt qua các năm, chứng tỏ có sự đa dạng trong các khoản mục đầu tư của mình. Đây cũng là một lợi thế mà ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới. Có thể nhận thấy Vietcombank Huế đang tiến tới là một đơn vị có hoạt động kinh doanh lành mạnh có được sự tin cậy vững chắc của khách hàng. Trong những