Sinh trưởng và

Một phần của tài liệu Chuan kien thuc-ky nang mon Sinh hoc 11 (Trang 35 - 41)

CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN)

BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO

1. Sinh trưởng và trưởng và phát triển ở thực vật

Kiến thức :

- Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối liên quan giữa chúng.

- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

- Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.

- Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt.

- Sinh trưởng sơ cấp: Sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và

- Sinh trưởng và phát triển của thực vật được chia làm 2 pha:

+ Sinh trưởng phát triển sinh dưỡng: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá) chiếm ưu thế.

+ Sinh trưởng phát triển sinh sản: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) chiếm ưu thế.

- Trình bày được ảnh hưởng của điều kiện môi trường tới sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật. - Trình bày được các chất điều hoà sinh trưởng (phitôhoocmôn) có vai trò điều tiết sự sinh trưởng, phát triển.

phần thân non của cây 2 lá mầm.

- Sinh trưởng thứ cấp: Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên.

Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây hai lá mầm, cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp.

- Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của loài, các hoocmon sinh trưởng) và các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng).

- Quá trình sinh trưởng được điều hòa bởi các hoocmon thực vật bao gồm hai nhóm: Nhóm kích thích sinh trưởng (AIA, GA) và nhóm ức chế sinh trưởng (AAB, etilen). Loại hoocmon Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lí Auxin Các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non; phôi trong

- Làm tăng kéo dài tế bào → Kích thích thân, rễ kéo dài, ra rễ bất định.

- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên.

- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây.

hạt. - Gây hiện tượng hướng động

- Phát triển quả, tạo quả không hạt. - Ức chế sự rụng lá, quả, ra rễ. Giberel in Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi đang sinh trưởng. - Kích thích phân chia và phân hoá tế bào → thân mọc dài ra, lóng vươn dài. - Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.

- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt.

- Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ. Xitokin in Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non. - Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ - Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên. - Kìm hãm già hóa - Kích thích nảy mầm, nở hoa. Axit abxixic Chủ yếu ở lá, tích luỹ trong các cơ quan già, cơ quan đang ngủ, nghỉ hoặc sắp - Ức chế sinh trưởng mạnh. - Gây rụng lá, quả. - Kích thích đóng khí khổng trong điều kiện khô hạn. - Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.

- Nêu được ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng trong sản xuất nông nghiệp.

rụng.

Etylen Các mô của quả chín, lá già.

- Thúc đẩy quá trình chín của quả

- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây non, mầm thân củ. - Gây rụng lá, quả. Chất diệt cỏ Tổng hợp nhân tạo. Phá vỡ trạng thái cân bằng của các hoocmon → ức chế sinh trưởng của cỏ → diệt cỏ nhưng không ảnh hưởng đến cây trồng.

- Người ta sử dụng các hoocmôn sinh trưởng trong nông nghiệp để tăng năng suất cây trồng, kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thu hoạch, thu hoạch đồng loạt, tạo cây non sớm trong công nghệ tế bào thực vật, tạo cây cảnh…

- Sự cân bằng hoocmôn: Là tương quan giữa các nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng (cân bằng chung) và giữa các hoocmôn (cân bằng riêng) ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Cân bằng chung: Khi các hoocmôn kích thích chiếm ưu thế (ở giai đoạn non), cây sinh trưởng sinh dưỡng mạnh. Khi hoocmôn ức chế chiếm ưu thế, cây sinh trưởng sinh sản mạnh.

- Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín.

- Nêu được quang chu kì là sự phụ thuộc của sự ra hoa vào tương quan độ dài ngày và đêm.

- Biết được phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận kích thích chu kì quang có tác động đến sự ra hoa.

- Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín: Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản.

- Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây: Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn).

- Quá trình phát triển được điều hòa bởi các phitocrom. Phitocrôm là sắc tố sắc tố enzim tồn tại ở hai dạng P660

(Pđ) hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sang 660 nm) và P730

(Pđx) hấp thụ ánh sáng đỏ xa (730 nm), nó tác động đến sự nảy mầm, ra hoa và nhiều quá trình sinh lí khác.

Khi sử dụng các hoocmôn thực vật trong nông nghiệp cần chú ý nồng độ tối thích, tính chất đối kháng hay hỗ trợ giữa các hoocmôn, quan tâm đến sự phối hợp của các hoocmôn và điều kiện sinh thái có liên quan đến cây trồng.

Biết được hoocmôn ra hoa –Florigen và cơ chế tác động của nó.

Hai dạng phitôcrôm Pđ và Pđx có thể chuyển hoá lẫn nhau dưới tác động của ánh sáng:

Sáng, đỏ

Pđ Pđx

Kĩ năng :

Ứng dụng kiến thức về chu kì quang vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ).

Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp: Dựa vào nhu cầu ánh sáng để gieo trồng đúng thời vụ, nhập nội, chuyển vùng cây trồng; sử dụng ánh sáng nhân tạo để kích thích hoặc kìm hãm sự ra hoa của cây trồng. CHỦ ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ

NĂNG

CỤ THỂ HOÁ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (CƠ BẢN)

BỔ SUNG ĐỐI VỚI LỚP NÂNG CAO

2. Sinh trưởng và trưởng và phát triển ở động vật a) Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật Kiến thức :

- Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.

- Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

- Sinh trưởng là quá trình gia tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng, kích thước tế bào động vật. - Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi.

- Sinh trưởng và phát triển ở động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.

+ Phát triển không qua biến thái: Là kiểu phát

triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.

Hình thức này gặp ở một số động vật không xương sống và đa số các loài động vật có xương sống.

+ Phát triển qua biến thái: Là kiểu phát triển mà

con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.

- Sinh trưởng và phát triển của cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, sinh trưởng là thành phần của phát triển, phát triển thúc đẩy sinh trưởng.

- Học sinh biết được sự phân chia theo biến thái chủ yếu căn cứ vào giai đoạn hậu phôi.

Một phần của tài liệu Chuan kien thuc-ky nang mon Sinh hoc 11 (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w