Hoạt động 1: Xem tranh:

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật (Trang 37 - 43)

III- Các hoạt động dạy học:

1- Hoạt động 1: Xem tranh:

- GV treo một số tranh dân gian Đông Hồ.

Tranh dân gian Đông Hồ có từ rất lâu đời, do ác nghệ nhân ở làng Đông Hồ, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh sáng tác. Nghệ nhân khắc hình vẽ trên mặc gỗ rồi mới in màu bằng phương pháp thủ công (in bằng tay). Có rất nhiều tranh Đông Hồ như: Lợn ăn cây ráy, Vinh hoa, trong dó có tranh Phú quý và tranh Gà mái.

* Xem tranh Phú quý: - GV treo tranh + Tranh vẽ gì ? + Hình ảnh em bé được vẽ như thế nào ? + Hình ảnh con vịt thì như thế nào ? + Ngoài ra còn có gì ?

+ Trong tranh có những màu gì ? * Tranh “ Phú quý” nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống mong cho con cái khoẻ mạnh, gia đình no đủ, giàu sang, phú quý. * Xem tranh Gà mái:

- GV treo tranh

+ Trong tranh có hình ảnh gì nổi bật nhất ?

+ Hình ảnh đàn gà được vẽ như thế nào?

+ Trong tranh có những màu nào ?

- Tranh vẽ một em bé đang ôm con vịt

- Em bé được vẽ to trong tranh ở trước ngực mặt một chiếc yếm đẹp, tay đeo vòng, và đeo vòng cổ.

- Con vịt to, béo đang vươn cổ lên. - Hoa sen, chữ.

- Tranh có ít màu, Màu đỏ đậm ở bông sen, ở cánh và ở mỏ vịt, màu xanh ở lá sen, lông vịt, và mình con vịt có màu trắng.

- Hình ảnh gà mẹ và đàn gà con nổi bật trong tranh.

- Gà mẹ to, khoẻ và đang bắt mồi cho đàn con.

- Đàn gà con mỗi con một dáng vẻ, con chạy, con đứng, con trên lưng mẹ…

- Đàn gà có nhiều màu như: màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu da cam…

* Sau khi xem xong 2 tranh, GV phát phiếu học tập chóh sinh hoạt nhóm để củng cố bài: Chia lớp ra làm 8 nhóm: - Nhóm 1: Tranh “ Phú quý”, “Gà mái” là tranh gì ? - Nhóm 2: Tranh “ Phú quý” vẽ những hình ảnh gì ?

- Nhóm 3: Màu sắc trong tranh “ Phú quý” như thế nào ?

- Nhóm 4: Tranh “ gà mái” có những hình ảnh gì ? 2- Hoạt động 2:Nhận xét, đánh giá: - GV chọn một số bài để hs cùng xem: + Em có nhận xét gì ?

+ Em thích bài nào nhất ? Vì sao ? GV nhận xét, tuyên dương

* Các con vật đem lại lợi ích cho con người chúng ta, các em phải biết yêu thương, chăm sóc và bảo vệ chúng.

IV- Dặn dò:

- Về nhà sưu tầm tranh dân gian. - Sưu tầm tranh thiếu nhi.

- Chuẩn bị bài sau: Vẽ màu vào hình có sẵn + Mang theo đầy đủ dụng cụ học vẽ.

TUẦN 18

Ngày tháng năm 20

Bài 18: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN

(Hình gà mái - Phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ) I. Mục tiêu:

- Hiểu thêm về nội dung và đặc điểm của tranh dân gian Việt Nam. - Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.

II. Chuẩn bị:

GV HS - Tranh dân gian Đông Hồ như: Phú quý, Gà - Vở tập vẽ

Mái, Lợn ăn cây ráy… - Bút chì, màu vẽ, tẩy… - Tranh gà mái (phóng to)

- Một vài bài của học sinh vẽ màu.

III. Các hoạt động dạy học:

- Ổn định.

- Kiểm tra đồ dùng - Bài mới

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1- Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:

- GV treo một số tranh dân gian Đông Hồ và đặt câu hỏi.

+ Tranh này do ai vẽ?

* Tiết trước chúng ta đã học xem tranh dân gian Đông Hồ. Hôm nay chúng ta cùng vẽ màu vào tranh dân gian Đông Hồ.

- GV ghi bảng.

- GV treo tranh Gà mái + Tranh vẽ gì?

+ Hình ảnh gà mẹ và những con gà con như thế nào?

* Nhà các em có nuôi gà không? + Con gà nhà em có những màu gì?

- Gv treo tranh gà mái có vẽ màu và chưa vẽ màu

+ Tranh nào đẹp hơn?

* Để có bức tranh đàn gà đẹp các em phải vẽ màu.

2- Hoạt động 2: Cách vẽ màu:

- Vẽ màu theo ý thích.

- Chọn màu khác nhau để vẽ lông, đầu, cánh, chân…những con gà con. - Có thể vã màu nền hoặc không.

3- Hoạt động 3: Thực hành:

- GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ. - GV quan sát , gợi ý hs tìm nhiều màu vẽ cho đẹp, tránh lem ra ngoài, đều màu.

4- Hoạt động 4: Nhận xét, đánh

giá:

- GV chọn 1 số bài để hs cùng xem: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ. - Theo em bài nào đẹp nhất? Vì sao?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Tranh vẽ gà mẹ và nhiều chú gà con.

- Con gà mẹ được vẽ to ở giữa đang bắt mồi cho đàn gà con, mỗi con 1 dáng vẽ khác nhau: đi, đứng, ngồi trên lưng mẹ, chạy…

- Con gà có nhiều màu như: màu nâu, màu vàng, màu trắng, màu đỏ, màu cam…

- Tranh đã vẽ màu đẹp hơn.

- Hs tự chọn màu để vẽ theo ý thích. - Vẽ đều màu, không lem ra ngoài. - Hs nhận xét:

+ Màu sắc. + Cách vẽ màu.

- Chọn bài mình thích.

IV. Dặn dò:

- Vẽ tiếp ở nhà nếu chưa xong.

- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh: Đề tài sân trường em giờ ra chơi. + Mang theo đầy đủ đồ dùng học vẽ.

TUẦN 19

Ngày tháng năm 20

Bài 19: Vẽ tranh: ĐỀ TÀI SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI I. Mục tiêu:

- Hs biết quan sát các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài: Sân trường em giờ ra chơi.

- Vẽ được tranh theo cảm nhận riêng.

II. Các hoạt động dạy học:

- Ổn định.

- Kiểm tra đồ dùng - Bài mới.

Một phần của tài liệu giáo án mỹ thuật (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w